GDN là gì? Những điều bạn cần biết về Google Display Network

Để website lên xu hướng thì việc chạy quảng cáo là điều cần thiết. Với sự hỗ trợ của GDN hay Google Display Network thì việc chạy quảng cáo này sẽ hiệu quả và dễ dàng hơn nhiều. Vậy bạn đã biết GDN là gì chưa? Cùng khám phá ngay với LANIT và cách thiết lập chiến dịch GDN chất lượng nhất nhé!

GDN là gì?

Google Display Network (GDN) là mạng lưới hiển thị quảng cáo của Google, bao gồm hàng triệu trang web, ứng dụng và nền tảng đối tác. GDN cho phép doanh nghiệp hiển thị quảng cáo dưới dạng hình ảnh, video hoặc banner trên các trang web phù hợp với đối tượng mục tiêu. Đây là một trong những kênh quan trọng trong chiến lược Paid Media, giúp mở rộng phạm vi tiếp cận và tăng nhận diện thương hiệu.

GDN là gì?
GDN là gì?

Nguyên lý hoạt động của GDN

Google Display Network (GDN) hoạt động dựa trên hai phương thức chính: quảng cáo theo ngữ cảnhchọn website cụ thể.

Quảng cáo theo ngữ cảnh sử dụng các chủ đề hoặc từ khóa liên quan để xác định vị trí hiển thị quảng cáo. Google phân tích nội dung trang web, bao gồm ngôn ngữ, chủ đề, cấu trúc và liên kết. Sau đó đối chiếu với nội dung quảng cáo để đảm bảo mức độ phù hợp cao nhất. Cách này giúp quảng cáo tiếp cận đúng đối tượng đang quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ.

Chọn website cụ thể (Placement Targeting) cho phép nhà quảng cáo tự chọn trang web, video hoặc ứng dụng trong hệ thống GDN để hiển thị quảng cáo. Thay vì dựa vào thuật toán tự động của Google. Phương pháp này giúp doanh nghiệp kiểm soát chính xác vị trí xuất hiện của quảng cáo, tối ưu hiệu quả chiến dịch.

Nguyên lý hoạt động của GDN
Nguyên lý hoạt động của GDN

Ưu và nhược điểm của GDN là gì?

Về ưu điểm:

  • GDN bao phủ hàng triệu trang web, ứng dụng và video. Giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên nhiều nền tảng.
  • Nhắm mục tiêu chính xác theo vị trí địa lý, sở thích, nhân khẩu học
  • Hỗ trợ nhiều loại quảng cáo, video, banner
  • Nhiều mô hình thanh toán linh hoạt
  • Khả năng tăng nhận diện thương hiệu tốt

Về nhược điểm:

  • Tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn Google Search Ads
  • Một số trang web có thể có lượng click ảo hoặc không mang lại khách hàng thực sự
  • Khó kiểm soát vị trí hiển thị. Nếu không thiết lập kỹ dễ hiển thị tại các web không phù hợp
  • Yêu cầu tối ưu liên tục
Ưu và nhược điểm của GDN là gì?
Ưu và nhược điểm của GDN là gì?

Vì sao nên lựa chọn Google Display Network?

Google Display Network (GDN) còn tồn tại những hạn chế. Tuy nhiên không thể phủ nhận những lợi ích quan trọng GDN mang tới cho doanh nghiệp. Dưới đây là những lý do chính bạn nên lựa chọn GDN:

Mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng

GDN giúp quảng cáo hiển thị trên hơn 2 triệu trang web, ứng dụng và video. Cho phép doanh nghiệp tiếp cận người dùng ngay cả khi họ không chủ động tìm kiếm trên Google. Đây là điểm khác biệt lớn so với Google Search Ads, giúp thương hiệu gia tăng độ nhận diện một cách mạnh mẽ.

Chi phí hợp lý hơn so với Google Search Ads

Chi phí mỗi lượt click (CPC) trên GDN thường thấp hơn so với quảng cáo tìm kiếm, giúp doanh nghiệp tối ưu ngân sách. Ngoài ra, GDN còn cung cấp mô hình thanh toán theo lượt hiển thị (CPM). Nhờ đó thương hiệu tăng độ nhận diện mà không cần phải trả tiền cho mỗi lượt click.

Vì sao nên lựa chọn Google Display Network?
Vì sao nên lựa chọn Google Display Network?

Định dạng quảng cáo đa dạng, thu hút

GDN hỗ trợ nhiều loại quảng cáo như hình ảnh, video, banner động và quảng cáo đa phương tiện. Những quảng cáo như video, hình ảnh động sẽ thu hút sự tương tác của người dùng. Đặc biệt là khi xu hướng tiêu thụ nội dung trực quan ngày càng tăng.

Remarketing – Quảng cáo bám đuôi hiệu quả

Một trong những lợi thế lớn nhất của GDN là khả năng tiếp cận lại những người đã từng truy cập website nhưng chưa thực hiện hành động mong muốn (mua hàng, đăng ký, v.v.). Quảng cáo hiển thị lại giúp duy trì sự quan tâm của khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Các phương thức hiển thị GDN  bạn cần biết

GDN có khá nhiều phương thức hiển thị. Bạn có thể theo dõi bảng sau để dễ quan sát và lựa chọn được phương thức phù hợp:

Phương thứcĐịnh dạngCách hoạt độngƯu điểmPhù hợp với
Quảng cáo hiển thị chuẩn (Responsive Display Ads)Hình ảnh + Văn bảnGoogle tự động điều chỉnh kích thước, nội dung phù hợp với từng vị trí hiển thịTối ưu hiển thị, tiết kiệm thời gian tạo quảng cáoDoanh nghiệp muốn tiếp cận rộng mà không cần thiết kế nhiều phiên bản quảng cáo
Quảng cáo banner (Image Ads)Hình ảnh tĩnh hoặc độngHiển thị trên website đối tác dưới dạng banner cố địnhHình ảnh trực quan, thu hút sự chú ý mạnhTăng nhận diện thương hiệu, quảng cáo sản phẩm/dịch vụ
Quảng cáo video (Video Ads)Video ngắnHiển thị trên YouTube hoặc trang web có hỗ trợ videoNội dung sinh động, dễ nhớ, tăng tương tácChiến dịch truyền tải thông điệp qua video
Quảng cáo bám đuôi (Remarketing Ads)Hình ảnh + Văn bảnNhắm mục tiêu khách đã truy cập website nhưng chưa thực hiện hành động mong muốnTăng tỷ lệ chuyển đổi, duy trì sự quan tâmDoanh nghiệp muốn kéo lại khách hàng tiềm năng
Quảng cáo theo chủ đề (Topic Targeting Ads)Hình ảnh + Văn bảnHiển thị trên các trang web có nội dung liên quan đến chủ đề đã chọnTiếp cận đúng nhóm khách hàng theo sở thích, nhu cầuSản phẩm/dịch vụ phục vụ nhóm khách hàng có mối quan tâm chung
Quảng cáo theo từ khóa (Keyword Contextual Targeting)Hình ảnh + Văn bảnHiển thị trên trang web có nội dung chứa từ khóa liên quanNhắm mục tiêu chính xác, tối ưu chi phíChiến dịch nhắm mục tiêu khách hàng theo nhu cầu tìm kiếm nội dung
Quảng cáo chọn vị trí hiển thị (Placement Targeting Ads)Hình ảnh + Văn bảnNhà quảng cáo chọn website, ứng dụng, video cụ thể để hiển thịKiểm soát tốt vị trí hiển thị, tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năngDoanh nghiệp có chiến lược nhắm mục tiêu cụ thể

Các bước thiết lập chiến dịch GDN là gì?

Vậy để bắt đầu một chiến dịch GDN chất lượng, bạn cần thực hiện theo những bước nào?

Bước 1: Xác Định Mục Tiêu & Cài Đặt Chiến Dịch

Trước khi thiết lập, bạn cần xác định rõ mục tiêu quảng cáo như tăng nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng hay tăng doanh số. Sau đó, vào Google Ads, tạo một chiến dịch mới và chọn loại Display Network. Bạn có thể chọn hai cách:

  • Chiến dịch tự động: Google tự tối ưu dựa trên dữ liệu của bạn.
  • Chiến dịch thủ công: Bạn kiểm soát hoàn toàn cách quảng cáo hiển thị.
Xác Định Mục Tiêu & Cài Đặt Chiến Dịch
Xác Định Mục Tiêu & Cài Đặt Chiến Dịch

Nếu chọn thiết lập thủ công, nhấp vào “No Marketing Objective” để có thể tự điều chỉnh các thông số. Sau đó, bạn cần nhập các thông tin cơ bản gồm:

  • Vị trí địa lý: Chọn khu vực hiển thị quảng cáo (có thể loại trừ những khu vực không phù hợp).
  • Ngân sách hàng ngày: Xác định số tiền bạn sẵn sàng chi tiêu.
  • Thời gian chạy quảng cáo: Chọn khoảng thời gian phù hợp với khách hàng mục tiêu.
  • Chiến lược đặt giá thầu: Có thể chọn CPC (Cost-Per-Click), CPM (Cost-Per-Thousand Impressions) hoặc CPA (Cost-Per-Acquisition).

Bước 2: Thiết Lập Định Dạng Quảng Cáo (Ad Formats)

GDN hỗ trợ nhiều định dạng quảng cáo, gồm: Quảng cáo hình ảnh (Image Ads), Quảng cáo hiển thị thích ứng (Responsive Display Ads), Quảng cáo động (Dynamic Ads).

Với Ads hình ảnh: Bạn cần chuẩn bị hình ảnh ở các kích thước phổ biến như:

  • 300×250 (Medium Rectangle)
  • 336×280 (Large Rectangle)
  • 728×90 (Leaderboard)
  • 160×600 (Wide Skyscraper)

Sau khi có thiết kế, nhấn +Ad → Image Ad, tải lên hình ảnh, nhập URL hiển thị và URL cuối cùng. Nếu muốn áp dụng cùng một URL theo dõi cho nhiều kích thước quảng cáo, bạn có thể tải lên đồng thời nhiều phiên bản.

Với Ads thích ứng (Responsive Ads): Chọn Responsive Ads, sau đó nhập:

  • Tiêu đề ngắn & dài
  • Mô tả quảng cáo
  • Tên doanh nghiệp
  • URL cuối cùng
  • Tải lên hình ảnh & logo

Responsive Ads giúp quảng cáo hiển thị linh hoạt trên nhiều thiết bị và trang web khác nhau, tiết kiệm thời gian tối ưu.

Thiết Lập Định Dạng Quảng Cáo (Ad Formats)
Thiết Lập Định Dạng Quảng Cáo (Ad Formats)

Bước 3: Xây Dựng Thông Điệp Quảng Cáo

GDN không hiển thị quảng cáo cho người dùng đang chủ động tìm kiếm sản phẩm, nên thông điệp cần ngắn gọn, thu hút và tập trung vào nhận diện thương hiệu hơn là bán hàng trực tiếp. Lưu ý:

  • Tránh nhồi nhét quá nhiều nội dung vào quảng cáo hình ảnh.
  • Ưu tiên làm nổi bật USP (Unique Selling Proposition) – điểm khác biệt so với đối thủ.
  • Có thể thêm ưu đãi, chương trình khuyến mãi để kích thích hành động.

Bước 4: Thiết Lập Landing Page

Mỗi quảng cáo nên dẫn về một Landing Page chuyên biệt thay vì trang chủ chung chung. Một landing page tốt cần:

  • Thông điệp trùng khớp với nội dung quảng cáo.
  • Giao diện tối ưu trên thiết bị di động.
  • Tích hợp CTA rõ ràng: Form đăng ký, nút gọi điện, chatbot hỗ trợ.
  • Theo dõi hành vi người dùng để đánh giá hiệu quả.
Thiết Lập Landing Page
Thiết Lập Landing Page

Bước 5: Xác Định Targeting (Nhắm Mục Tiêu)

Có nhiều cách nhắm mục tiêu trong GDN, bao gồm:

  • Target theo nhân khẩu học (Demographic Targeting): Chọn nhóm khách hàng dựa trên độ tuổi, giới tính, thu nhập, tình trạng hôn nhân,…
  • Target theo từ khóa (Keyword Targeting): Quảng cáo hiển thị trên các trang web có nội dung liên quan đến từ khóa bạn chọn.
  • Target theo chủ đề (Topic Targeting): Chạy quảng cáo trên các trang web thuộc cùng một danh mục nội dung.
  • Target theo vị trí hiển thị (Placement Targeting): Bạn có thể chọn cụ thể những trang web mà quảng cáo sẽ xuất hiện.

    Để sử dụng Placement Targeting, vào phần Ad Group → Use a different targeting method → Placements, sau đó nhập danh sách các trang web mong muốn.

    Bước 6: Tránh Nhắm Mục Tiêu Quá Chặt (Over-Targeting)

    Một lỗi phổ biến khi chạy GDN là cài đặt quá nhiều điều kiện target cùng lúc, dẫn đến phạm vi hiển thị bị thu hẹp. Cách tiếp cận hiệu quả:

    • Bắt đầu với target rộng để thu thập dữ liệu.
    • Dần dần tối ưu target dựa trên kết quả thực tế.
    • Loại bỏ các đối tượng hoặc website không hiệu quả để cải thiện ROI.

    Bước 7: Khởi Chạy Chiến Dịch & Theo Dõi Hiệu Suất

    Sau khi thiết lập xong, bạn có thể chạy chiến dịch và theo dõi danh sách Automatic Placements (các trang web hiển thị quảng cáo).

    • Nếu một trang web có nhiều click nhưng không mang lại chuyển đổi, hãy xem xét loại bỏ trang đó.
    • Nếu một số trang web có CTR thấp nhưng chuyển đổi cao, có thể cân nhắc tăng giá thầu.
    • Sử dụng Negative Placement để loại bỏ các trang không phù hợp.

    Bước 8: Điều Chỉnh Targeting Để Tối Ưu Hiệu Quả

    Nếu sau một thời gian chạy thử mà hiệu suất chưa như mong đợi, bạn có thể:

    • Thử nghiệm nhắm mục tiêu khác nhau để xem đâu là hiệu quả nhất.
    • Thay đổi chiến lược đặt giá thầu (CPC → CPA hoặc CPM).
    • Loại bỏ các yếu tố không cần thiết để mở rộng phạm vi hiển thị.

    Bước 9: Kiểm Tra Hiệu Quả Quảng Cáo

    Do GDN hỗ trợ nhiều định dạng quảng cáo, bạn nên theo dõi hiệu suất của từng loại để biết cái nào hoạt động tốt nhất.

    • Bắt đầu với nhiều kích thước quảng cáo khác nhau.
    • Kiểm tra CTR, tỷ lệ chuyển đổi để loại bỏ những quảng cáo kém hiệu quả.
    • A/B Testing với hình ảnh, nội dung khác nhau để tìm ra phiên bản tối ưu.
    A/B Testing
    A/B Testing

    Bước 10: Điều Chỉnh Quảng Cáo Dựa Trên Dữ Liệu Thực Tế

    Dựa vào dữ liệu từ Google Analytics hoặc Google Ads, bạn có thể:

    • Xem Ads nào hiển thị trên website nào.
    • Xác định Creative ID cụ thể của từng quảng cáo.
    • Tạo danh sách các website có hiệu suất tốt nhất để ưu tiên hiển thị.

    Những sai lầm thường mắc phải khi chạy chiến dịch GDN

    Việc mắc phải sai lầm khi chạy chiến dịch là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu biết trước những sai lầm hay mắc phải sẽ giúp bạn tránh được nhiều vấn đề. Đặc biệt là chuẩn bị các phương án xử lý tốt nhất.

    Lỗi Quảng CáoHậu QuảGiải Pháp
    Nhắm mục tiêu quá rộng hoặc quá hẹp– Quá rộng → Lãng phí ngân sách. – Quá hẹp → Hạn chế tiếp cận.Bắt đầu rộng nhưng có kiểm soát, theo dõi và điều chỉnh dần.
    Không loại trừ trang web kém chất lượngQuảng cáo hiển thị trên web không phù hợp (game, nội dung trẻ em…).Xem báo cáo Placements, loại trừ trang web không hiệu quả.
    Không kiểm soát vị trí hiển thịĐể Google tự động chọn vị trí → Hiệu suất không ổn định.Dùng Managed Placements để chọn trang web phù hợp.
    Hình ảnh & nội dung quảng cáo kém hấp dẫnHình ảnh mờ, nội dung chung chung, không có CTA mạnh.Dùng hình ảnh chất lượng cao, thử nghiệm nhiều phiên bản quảng cáo.
    Không tận dụng RemarketingBỏ lỡ khách hàng từng ghé thăm website.Dùng Remarketing & Dynamic Remarketing để tăng chuyển đổi.
    Giá thầu không hợp lý– Thầu quá thấp → Ít hiển thị. – Thầu quá cao → Tốn kém ngân sách.Dùng Target CPA hoặc Maximize Clicks, theo dõi CPC trung bình.
    Không theo dõi & tối ưu chiến dịchKhông kiểm tra CTR, CPC, Conversion Rate → Không biết hiệu suất ra sao.Theo dõi báo cáo, tối ưu dần theo hiệu suất.
    Quản lý ngân sách kémPhân bổ dàn trải, không theo dõi ngân sách → Hết tiền mà không hiệu quả.Tập trung ngân sách vào nhóm khách hàng có tỷ lệ chuyển đổi cao.

    Câu hỏi thường gặp

    Kết quả chiến dịch GDN có thể theo dõi như thế nào?

    Bạn có thể theo dõi hiệu suất chiến dịch GDN thông qua báo cáo trong Google Ads. Có thể giúp bạn kiểm tra các chỉ số như tỷ lệ nhấp (CTR), chi phí mỗi lần nhấp (CPC), chi phí mỗi hành động (CPA), tỷ lệ chuyển đổi, v.v. Bạn cũng có thể tích hợp với Google Analytics để theo dõi chi tiết hơn về hành vi người dùng khi họ tương tác với quảng cáo của bạn.

    Có cần phải tạo nhiều phiên bản quảng cáo với các kích thước khác nhau không?

    Có, vì GDN có nhiều vị trí quảng cáo với các kích thước khác nhau. Bạn nên tạo các phiên bản quảng cáo ở các kích thước chuẩn (ví dụ: 300×250, 728×90, 160×600, v.v.) để đảm bảo quảng cáo của bạn có thể hiển thị ở nhiều vị trí khác nhau và tiếp cận được nhiều người dùng hơn.

    Làm thế nào để tránh quảng cáo của tôi xuất hiện trên các trang web không phù hợp?

    Bạn có thể sử dụng Negative Placements trong Google Ads để loại trừ các trang web hoặc ứng dụng không liên quan. Bằng cách này, bạn có thể kiểm soát tốt hơn nơi quảng cáo của mình xuất hiện và tránh lãng phí ngân sách.

    Lời kết

    Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết khi tìm hiểu GDN là gì? Hy vọng với những chia sẻ trên LANIT sẽ giúp bạn vận dụng chiến dịch quảng cáo chất lượng hơn. Nếu có góp ý hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất. Cảm ơn bạn đọc vì đã theo dõi!

    Tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề dưới đây:

    Nguyễn Đức Hòa

    Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network, Security, mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

    Chat với chúng tôi qua Zalo!
    Chat với chúng tôi qua Zalo!