Encode là gì?
Đối với các Mem mới, Encode là gì là điều mà không phải ai cũng rõ. Thật ra, Encode là một quá trình chuyển đổi dữ liệu thành các định dạng khác nhau bao gồm:
- Biên soạn và xử lý chương trình
- Chuyển đổi, chứa, nén và giải nén dữ liệu
- Xử lý Data ứng dụng theo cách nhanh chóng nhất có thể
Còn trong từng nhóm ngành đặc dụng, thì Encode sẽ được định nghĩa như sau:
- Ngành IT: Encode được xem như là quá trình nhập liệu một mã Code nhất định để chuyển đổi thành các mã Code khác có giá trị tương ứng. Các mã Code đó có thể là chữ cái, ký tự, số hoặc các dữ liệu có liên quan,…
- Ngành điện tử: Encode là khái niệm được dùng để biểu thị một hành động tương tự như việc chuyển đổi số cho toàn bộ hệ thống.

Điểm khác biệt giữa Encode và Decode

Dưới đây là một số điểm khác biệt điển hình giữa 2 nền tảng này:
Yếu Tố So Sánh | Encode | Decode |
Định nghĩa | Là hành động chuyển đổi Code sang một dữ liệu có Format mới dễ hiểu hơn | Là hành động phiên dịch các tin nhắn Code |
Đầu vào | Các tín hiệu và các tin nhắn | Dữ liệu nhị phân được mã hoá |
Đầu ra | Những dữ liệu trả về theo Format | Những tin nhắn ở hình thức dễ hiểu hơn |
Ứng dụng | Được sử dụng trong Email, hình ảnh,… | Được sử dụng trong bộ vi xử lý, Card bộ nhớ,… |
Tính phức tạp | Là quá trình có độ phức tạp ít | Có độ phức tạp cao trong việc xử lý và giải mã các Code |
Hướng dẫn triển khai Encode đơn giản nhất
Đối với Javascript và Python, người dùng cần có những kiến thức về IT nhất định để có thể Encode. Bởi quá trình này được thực hiện thông qua việc giao tiếp các mã Code và câu lệnh như Python String.
Còn đối với Encode Video, bạn có thể dễ dàng chuyển đổi Data qua các nền tảng và phần mềm được cung cấp từ các nhà dịch vụ. Nổi bật nhất có thể kể đến là một số phần mềm phổ biến như: Movavi Video Converter, AVS Video Converter và VLC,…

Mục đích của Encode
Mục đích chính của việc chuyển đổi dữ liệu sang các định dạng khác nhau là giúp nó trở nên phù hợp hơn với nhu cầu xử lý thông tin. Đồng thời đảm bảo được độ an toàn cao cho quá trình lưu trữ Data hoặc đảm bảo độ chính xác lớn cho quá trình truy xuất thông tin.
Theo đó, Encode giúp cho người dùng cuối đọc và hiểu được các dữ liệu đó. Thực tế cho thấy một Website nếu thiếu Encode sẽ có kiểu hiển thị rất khác so với mục đích tìm kiếm ban đầu của người dùng. Điều này khiến cho thứ hạng của nó bị đánh giá rất thấp trên trang tìm kiếm Google.
Ngược lại, nếu trang Web đó được Encode đúng cách, nó sẽ giúp cho các công cụ tìm kiếm hiển thị đúng dữ liệu tra cứu. Từ đó nâng cao thứ hạng tìm kiếm của Website.
Các tiêu chuẩn Encode hiện nay
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tiêu chuẩn về Encode. Mỗi một tiêu chuẩn như thế sẽ có những đặc điểm khác nhau như sau:
American Standard Code trong trao đổi thông tin
American Standard Code For Information Interchange hay ASCII chính là loại Encode được sử dụng phổ biến nhất cho các tập tin Text trên máy tính. Chúng được phát triển bởi chính Viện Tiêu Chuẩn Quốc Gia Hoa Kỳ (ANSI).
Bộ tiêu chuẩn này sẽ bao gồm các ký tự chữ cái, dãy số, biểu tượng và các dấu câu sử dụng số nhị phân 7-bit. Nó có hơn 128 ký tự khác nhau để người dùng sử dụng theo mục đích riêng.

Unicode Encoding
Tiêu chuẩn Unicode Encoding bao gồm các ký tự được sử dụng trên toàn cầu. Chúng sẽ được phân loại dựa vào bộ ký tự 8-bit, 16-bit và 32-bit với tổng con số lên đến hàng triệu mã hiệu khác nhau. Vì thế nó phù hợp với tất cả các bài viết được triển khai bằng mọi loại ngôn ngữ hiện có trên thị trường hiện nay.
URL Encoding
Uniform Resource Locator (URL) Encoding hay còn được biết đến với cái tên là “Encoding phần trăm”. Nó thường được sử dụng khi một vài ký tự không thể biểu thị trong các URL của Website.
Theo đó, URL Encoding sẽ cho phép những ký tự ASCII không nhận diện được có thể xuất hiện dưới dạng Unicode. Từ đó giúp cho tất cả các máy tính đều có thể đọc và nhận dạng được chúng.
Base64 Encoding
Hiện tại Base64 Encoding được dùng thường xuyên trong quá trình xác thực các HTTP cơ bản khi Encode danh tính người dùng. Ngoài ra, loại tiêu chuẩn này còn được dùng để Encode các tệp đính kèm Email khi máy chủ truyền dẫn Data trên SMTP. Đồng thời hỗ trợ gửi nhận các Data trong Cookies để hạn chế khả năng Hacker xâm nhập vào trong.
Thực tế cho thấy Base64 Encoding rất quan trọng trong Email bởi vì hệ thống Email sẽ không thể xử lý dữ liệu nhị phân. Khi thiếu đi nó, mọi hình ảnh hay tập tin đều dễ bị hư hỏng ngay sau khi xuất đi.

Các lĩnh vực ứng dụng Encode
Qua việc tìm hiểu Encoder là làm gì và mục đích triển khai nó, có thể thấy vai trò của Encoder với đời sống hiện nay. Theo đó, Encode không chỉ được ứng dụng trong ngành IT mà nó còn được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác như sau:
Giao tiếp người với người
Quá trình Encode trong giao tiếp người với người được sử dụng rất nhiều hiện nay. Chúng thường xuyên được diễn ra khi ta soạn tin nhắn, bất kể là bằng giọng nói hay qua thiết bị điện tử.
Giao tiếp Data
Encode trong giao tiếp Data chính là quá trình chuyển đổi dữ liệu thành các tín hiệu điện tử hoặc giá trị mà máy tính có thể hiểu được. Nó có thể là các giá trị nhị phân được biểu thị dưới dạng 0 và 1 hoặc các dạng Block khác nhau.
Điện tử
Hiện nay lĩnh vực điện tử cũng đã ứng dụng Encoding thông qua quá trình chuyển đổi số. Chẳng hạn như việc chuyển đổi từ Analog sang kỹ thuật số và ngược lại.
Quá trình chuyển đổi này được áp dụng trên tất cả các hình thức dữ liệu bao gồm chữ, hình ảnh, âm thanh, Video và kênh đa phương tiện,… Ngoài ra, nó còn được áp dụng cho cả quá trình truyền dẫn tín hiệu như cảm biến từ xa và điều khiển thiết bị thông minh.
Kết luận
Trên đây, LANIT đã giải đáp thắc mắc Encode là gì và các tiêu chuẩn Encode nổi bật qua bài viết trên. Có thể thấy nó đã trở nên rất thông dụng và đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại. Nếu bạn cũng muốn triển khai ngay quá trình Encode, thì hãy làm theo cách hướng dẫn nêu trên nhé!