Openstack là gì? Lợi Ích và Cách Thức Hoạt Động của Openstack

Openstack là một công cụ hữu ích để quản lý và xây dựng nền tảng cho điện toán đám mây, hỗ trợ private clouds and public clouds. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về Openstack nhé!

Openstack là gì?

OpenStack là một bộ công cụ phần mềm mã nguồn mở được dùng để xây dựng và quản lý nền tảng đám mây cho các đám mây công cộng (Public Cloud) và đám mây riêng (Private Cloud). Openstack được quản lý bởi OpenStack Foundation – một tổ chức phi lợi nhuận giám sát quá trình phát triển và xây dựng cộng động xung quanh dự án.

Openstack là gì? Lợi Ích và Cách Thức Hoạt Động của Openstack
Openstack là gì?

OpenStack cung cấp cho bạn các công cụ cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ IaaS cho phép bạn triển khai máy ảo và các phiên bản khác xử lý các tác vụ khác nhau để quản lý môi trường đám mây khi đang chạy. Giúp việc mở rộng theo chiều ngang trở nên dễ dàng. Điều này cho phép doanh nghiệp thiết lập các dịch vụ đám mây riêng trong trung tâm dữ liệu của mình.

Các thành phần chính của Openstack

OpenStack được tạo thành từ nhiều bộ phận chuyển động khác nhau. Do tính chất là mã nguồn mở, nên bất kỳ ai cũng có thể thêm các thành phần bổ sung vào OpenStack để đáp ứng nhu cầu của họ. Tuy nhiên, nó sẽ có các thành phần “cốt lõi” của OpenStack được phân phối như một phần của bất kỳ hệ thống OpenStack nào và được cộng đồng OpenStack chính thức bảo trì.

Các thành phần chính của Openstack
Các thành phần chính của Openstack

Sau đây là các thành phần đó:

  • Nova: Đây là công cụ tính toán chính của OpenStack được sử dụng để triển khai và quản lý số lượng lớn máy ảo và các phiên bản khác để xử lý các tác vụ tính toán. Nova hoạt động như một xưởng máy tính tập trung – một bộ não.
  • Swift : Đây là hệ thống lưu trữ cho các đối tượng và tệp. Các nhà phát triển có thể tham chiếu đến một mã định danh duy nhất tham chiếu đến tệp và để OpenStack quyết định nơi lưu trữ thông tin này. Giúp việc mở rộng quy mô dễ dàng. Cho phép hệ thống dữ liệu được sao lưu trong trường hợp máy hoặc kết nối mạng bị lỗi.
  • Cinder: Đây là thành phần lưu trữ khối, cung cấp khả năng lưu trữ các máy chủ và phiên bản chạy trong môi trường đám mây. Nó cung cấp cho quản trị viên và kỹ sư sự linh hoạt để tối ưu hóa hiệu suất của các thành phần đám mây phụ thuộc vào lưu trữ khối.
  • Neutron: Cung cấp khả năng kết nối mạng cho OpenStack, đảm bảo răng các thành phần có thể giao tiếp với nhau hiệu quả. Nó có khả năng mở rộng, được hỗ trợ bởi API giúp quản lý mạng dễ hơn. Bảo mật SDN có thể dễ thiết kế và quản lý hơn với tính linh hoạt mà Neutron mang lại cho người quản trị.
  • Horizon: Là giao diện dựa trên web giúp bạn tương tác với các dịch vụ OpenStack. Nó giúp quản trị viên hệ thống kiểm tra những gì đang diễn ra trong đám mây của họ và thực hiện quản lý điều chỉnh khi cần thiết.
  • Keystone: Cung cấp danh sách trung tâm của những người dùng tương tác với dịch vụ OpenStack của bạn. Bạn có thể xem người dùng nào đang sử dụng dịch vụ nào nhanh chóng, kiểm soát cách họ được xác thực và ủy quyền.
  • Glance: Phụ trách lưu trữ và truy xuất ảnh đĩa máy ảo của bạn. Những ảnh này có thể được sử dụng làm mẫu khi triển khai các phiên bản máy ảo mới.
  • Ceilometer: Cung cấp dịch vụ theo dõi từ xa, cách các dịch vụ đám mây được sử dụng bởi những người dùng khác nhau và thực hiện các tác vụ thanh toán phù hợp. Nó theo dõi các người dùng sử dụng hệ thống và các thành phần của hệ thống.
  • Heat: Cho phép người dùng khả năng quản lý các tài nguyên do cơ sở hạ tầng của môi trường đám mây OpenStack cung cấp. Bạn có thể kiểm soát cách các ứng dụng khác nhau truy cập vào các tài nguyên mà chúng cần để chạy, cũng như tạo các tệp kiểm soát việc phân bổ tài nguyên mà bạn thiết kế.

Lợi ích khi ứng dụng Openstack vào hệ thống

Sử dụng OpenStack mang lại nhiều lợi ích nhất là với các doanh nghiệp và tổ chức đang tìm kiếm giải pháp linh hoạt, tiết kiệm và có khả năng mở rộng. Cụ thể, OpenStack mang lại một số lợi ích nổi bật như sau:

  • Hiệu quả và hiệu suất: Với OpenStack, các tổ chức có thể kiểm soát mọi thứ về cách đám mây và các ứng dụng được cấu hình và cách chúng chạy một cách hiệu quả. Bạn cũng có thể điều chỉnh mọi thứ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Tính linh hoạt: OpenStack chạy trên nhiều loại phần cứng tính toán và tích hợp tốt với nhiều loại mạng, lưu trữ và thiết bị khác nhau. Giúp bạn xây dựng các đám mây mạnh mẽ hiệu suất cao.
  • Khả năng mở rộng cao: OpenStack được thiết kế để có khả năng mở rộng hạ tầng đám mây dễ dàng, đáp ứng nhu cầu tổ chức khi thay đổi. Các thành phần của OpenStack có thể được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể của mỗi tổ chức.
  • Tiết kiệm chi phí: OpenStack là mã nguồn mở, giúp giảm chi phí giấy phép phần mềm. Người dùng chỉ cần trả chi phí cho phần cứng sử dụng và dịch vụ hỗ trợ (nếu cần).
  • Đảm bảo quyền riêng tư tốt hơn: Với Openstack, các tổ chức có thể tự kiểm soát và quản lý hạ tầng của mình mà không cần phải phụ thuộc và các nhà cung cấp dịch vụ đám mây bên ngoài. Giúp dữ liệu được bảo vệ an toàn, đảm bảo quyền riêng tư tốt hơn.
  • Cộng đồng phát triển mạnh mẽ: OpenStack được hỗ trợ bởi một cộng đồng quốc tế mạnh mẽ bao gồm các nhà phát triển, các nhà cung cấp dịch vụ. Đảm bảo nền tảng luôn được cập nhật với các công nghệ và tính năng mới nhất.

Hầu hết các tổ chức đều tận dụng OpenStack để tạo ra các đám mây riêng Private Cloud có khả năng mở rộng cao, tiết kiệm chi phí tại một hoặc nhiều địa điểm. Ngoài ứng dụng tại các trung tâm dữ liệu doanh nghiệp tư nhân, OpenStack cũng được ứng dụng để xây dựng Public cloud, Hybrid cloud,…đáp ứng nhu cầu trong nhiều lĩnh vực và ứng dụng khác nhau, từ doanh nghiệp nhỏ đến các tổ chức lớn và các nhà cung cấp dịch vụ đám mây.

So Sánh Giữa VMWare và Openstack

Các sản phẩm của VMware là độc quyền trong khi OpenStack là mã nguồn mở hoàn toàn.

Từ lâu VMware đã nổi tiếng với các công nghệ ảo hóa trên thị trường, còn OpenStack là nền tảng đang phát triển và linh hoạt.

Openstack là gì? Lợi Ích và Cách Thức Hoạt Động của Openstack
So sánh giữa VMware và Openstack

VMware cung cấp giao diện quản lý và thiết lập sẵn sàng triển khai, cho phép bạn cấu hình tài nguyên máy chủ thành nhóm và tạo ra các máy ảo.

Openstack hỗ trợ nhiều trình quản lý ảo hóa giúp bạn có thể cấu hình để tạo máy ảo (vms) trên các máy chủ hỗ trợ ảo hóa. Ngoài ra, nó còn cung cấp một số tính năng như cân bằng tải dưới dạng dịch vụ  (LBaas), tường lửa dưới dạng dịch vụ (FWaaS), bộ định tuyến, quản lý đối tượng thuê,…

Các sản phẩm của VMware cung cấp những tiện ích mà VMbox, VirtualBox cung cấp nhưng ở quy mô lớn hơn. Trong khi đó, Openstack có mục tiêu dài hạn hơn, cố gắng cung cấp các dịch vụ giống như AWS.

Vậy OpenStack có thể thay thế VMware không?

Hoàn toàn có thể. OpenStack hoàn toàn có thể thay thế VMware trong một số trường hợp, tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.

OpenStack là giải pháp phù hợp để thay thế cho VMware trong các trường hợp như:

  • Doanh nghiệm muốn giảm chi phí bản quyền phần mềm và có đội ngũ kỹ thuật chuyên môn sẵn sàng để quản lý OpenStack.
  • Doanh nghiệp cần một giải pháp ảo hóa với khả năng tùy chỉnh cao, dễ dàng tích hợp với các công nghệ mã nguồn mở khác
  • Cần giải pháp để quản lý nhiều tài nguyên hơn với chi phí tối ưu nhất.

VPS LANIT Ứng dụng Openstack vào quản lý máy chủ

LANIT là đơn vị cung cấp máy chủ ảo VPS hàng đầu tại Việt Nam. Nhằm mang đến cho khách hàng dịch vụ máy chủ ảo chất lượng, linh hoạt và đảm bảo sự an toàn tin cậy, LANIT đã nghiên cứu ứng dụng OpenStack để quá trình giúp quản lý và vận hành máy chủ ảo trở nên hiệu quả hơn, tối ưu chi phí và đạt hiệu suất cao, đảm bảo VPS hoạt động mượt mà. Đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng về xử lý dữ liệu lớn và phức tạp. Đồng thời, mang đến giải pháp lưu trữ và sao lưu dữ liệu hiệu quả cho khách hàng nhờ dịch vụ lưu trữ đối tượng và lưu trữ khối mà OpenStack cung cấp.

Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về OpenStack – Công cụ nguồn mở để xây dựng và quản lý nền tảng đám mây cũng như lợi ích mà nền tảng này mang lại. Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc cần tư vấn về dịch vụ VPS liên hệ ngay LANIT nhé!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!