DNS Security là gì? Tại Sao DNS Security lại quan trọng và cách thực hiện

DNS Security là bao gồm các biện pháp an toàn để bảo vệ hệ thống DNS của doanh nghiệp khởi các mối đe dọa, cuộc tấn công mạng. Vậy tại sao nó lại quan trọng? Cách thực hiện hiệu quả như thế nào? Theo dõi ngay nhé!

DNS Security là gì?

DNS Security hay bảo mật DNS là tập hợp những biện pháp liên quan đến việc bảo vệ cơ sở hạ tầng DNS khỏi các mối đe dọa, tấn công mạng, đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy. DNS là thành phần có vai trò hết sức quan trọng của mạng Internet, có vai trò chuyển đổi các tên miền dễ nhớ thành các địa chỉ IP để máy tính có thể hiểu và kết nối được. Chính vì lẽ đó DNS trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của các cuộc tấn công mạng hiện nay.

DNS Security là gì? Tại Sao DNS Security lại quan trọng và cách thực hiện
DNS Security là gì?

Ví dụ điển hình cho cuộc tấn công mạng, gây ám ảnh cho các doanh nghiệp đó là tấn công DDoS, nó gây quá tải cho máy chủ DNS với số lượng lớn các lưu lượng truy cập đến. Đây là dạng tấn công phổ biến nhất hiện nay.

Chính vì vậy, các giải pháp bảo mật DNS là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp trong thời đại số hiện nay, giúp hệ thống chống chọi trước các cuộc tấn công mạng tinh vi nhắm đến DNS.

Tại sao DNS Security lại quan trọng?

DNS Security đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi tất cả các máy tính đều sử dụng DNS khi cần giao tiếp với các trang web/ứng dụng được lưu trữ trên Internet. DNS có nhiệm vụ chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP để máy tính có thể đọc và kết nối được. DNS được sử dụng trong tường lửa trên mạng an toàn và mặc định nó sẽ giao tiếp bằng văn bản thuần túy. Nó được cài đặt trên máy chủ và lưu trữ các trang web được ưu cầu thường xuyên trong bộ nhớ đệm DNS để cung cấp thông tin nhanh chóng và hiệu quả cho người dùng.

Môi trường điện toán hiện nay cho phép người dùng làm việc từ xa và các thiết bị di động phải tiếp cận máy chủ DNS từ bên ngoài tường lửa. Lưu lượng truy cập bổ sung và không an toàn này có thể khiến các máy chủ DNS gặp khó khăn hơn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật cho các tổ chức để ngăn chặn các cuộc tấn công.

Kẻ xấu có thể xâm phạm vào quá trình DNS của doanh nghiệp bằng các cách như: Chặn giao tiếp DNS, đầu độc bộ nhớ đệm DNS bằng thông tin sai để chuyển hướng đến trang độc hại, làm hỏng máy chủ DNS, từ chối dịch vụ DNS,…

Nếu doanh nghiệp không có các biện pháp bảo mật DNS thích hợp, sẽ khiến cho kẻ tấn công dễ dàng do thám và tấn công, các tổ chức không thể truy cập được vào các tài nguyên dựa trên web hoặc cung cấp dịch vụ dựa trên Internet cho khách hàng. Do đó, các tổ chức cần tiến hành bảo mật quy trình DNS của mình cho cả người dùng cục bộ và từ xa.

Khi máy chủ DNS bị tấn công, sẽ dễ dẫn đến tình trạng từ chối dịch vụ, ngăn khách hàng truy cập vào website, dịch vụ trực tuyến, khiến cho doanh nghiệp bị mất doanh thu và uy tín trong mắt khách hàng. Việc bảo mật DNS giúp giảm thời gian ngừng hoạt động, phục hồi nhanh chóng sau tấn công. Thêm vào đó, việc bảo mật DNS cũng giúp doanh nghiệp bảo vệ thông tin nhạy cảm cho cả người dùng và doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro về vi phạm quy định bảo mật và bảo vệ hình ảnh cho thương hiệu của bạn.

Các cuộc tấn công DNS phổ biến

Các cuộc tấn công nhắm vào giao thức DNS phổ biến bao gồm:

DNS Spoofing

Đây là dạng tấn công mạng nhằm chuyển hướng lưu lượng truy cập Internet đến các trang web giả mạo độc hại thông qua việc thao túng bộ nhớ đệm của trình phân giải DNS.

Các cuộc tấn công DNS phổ biến và cách phòng tránh hiệu quả
Các cuộc tấn công DNS phổ biến

DNS amplification

Đây là dạng tấn công từ chối dịch vụ phân tán DDoS, khai thác các lỗ hổng của máy chủ DNS để gửi một lượng lớn truy vấn đến trình phân giải tên miền DNS, khiến cho hệ thống bị quá tải, hoặc bị sập và gây ra tình trạng gián đoạn, từ chối dịch vụ.

DNS Hijacking

Dạng tấn công này nhằm chuyển hướng các truy vấn DNS hợp lệ đến máy chủ DNS độc hại bằng cách thay thế thông tin quan trọng trong bản ghi DNS thông qua phần mềm độc hại, chiếm quyền kiểm soát máy chủ DNS.

DNS Tunnelling

Mã độc hoặc các chương trình độc hại được đóng gói vào các truy vấn và phản hồi DNS để vượt qua tường lửa và các biện pháp bảo mật khác. Chúng sử dụng các giao thức như SSH, TCP hoặc HTTP để bí mật truyền phần mềm độc hại hoặc thông tin bị đánh cắp.

Domain lock-up attack

Kẻ tấn công thiết lập các kết nối TCP giữa các tên miền cụ thể và trình phân giản hợp pháp, làm tràn ngập tài nguyên của trình phân giải bằng các gửi luồng gói tin ngẫu nhiên chậm, dẫn đến suy giảm dịch vụ, gây ra sự gián đoạn và cản trở hoạt động của các dịch vụ thông thường.

Các giải pháp DNS Security phổ biến

Cùng LANIT khám phá các giải pháp bảo mật DNS hiệu quả được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất nhé!

Sử dụng DNSSEC

DNSSEC là tập hợp các tiện tích mở rộng bảo mật sử dụng chữ ký số mật mã để xác thực các truy vấn DNS trước khi trả về thiết bị người dùng, đảm bảo tính xác thực và toàn vẹn của dữ liệu. Bạn có thể tìm hiểu thêm về DNSSEC tại https://lanit.com.vn/dnssec-la-gi.html

Lọc DNS

Các tổ chức có thể cấu hình máy chủ DNS của mình để chặn quyền truy cập vào các trang web và dịch vụ được coi là độc hại hoặc không mong muốn. Bằng cách so sánh các truy vấn DNS với tập hợp các tên miền/IP được cho vào Blacklist. Nếu có sự trùng khớp, tên miền sẽ bị từ chối và quyền truy cập cũng bị ngăn chặn. Điều này giúp tăng cường bảo mật cho các giao thức và giảm thiểu rủi ro hiệu quả.

Sử dụng tường lửa DNS

Sử dụng tường lửa DNS là giải pháp quan trọng, giúp các tổ chức phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công DNS tiềm ẩn bằng cách chuyển hướng yêu cầu của khách truy cập đến bên trung gian để phân tích trước khi đến máy chủ, đảm bảo hoạt động liên tục ngay cả trong các tình huống bị tấn công.

Các giải pháp DNS Security phổ biến
Các giải pháp DNS Security phổ biến

Bật Tính năng MFA

Sử dụng tính năng xác thực đa yếu tố MFA giúp xác minh danh tính người dùng khi kết hợp nhiều hơn 2 yếu tố tên người dùng – mật khẩu như sinh trắc học, mã PIN. Giúp tăng cường bảo mật cho tổ chức vì nó có thể ngăn chặn mạng và thiết bị bị xâm phạm ngay khi kẻ tấn công hack được tên người dùng và mật khẩu liên quan.

Giám sát liên tục và thường xuyên

Việc giám sát chặn chẽ và thường xuyên các yêu cầu DNS và các kết nối IP tiếp theo sẽ tăng cường đáng kể tính bảo mật của mạng. Giúp nhận diện các hoạt động bất thường, các nỗ lực giả mạo máy chủ DNS một cách nhanh chóng và xử lý kịp thời, chủ động, giảm các mối đe dọa an ninh mạng, giảm thiệt hại cho doanh nghiệp.

Ngoài các giải pháp trên, doanh nghiệp cũng cần có các giải pháp mang tính thường xuyên như:

  • Cập nhật máy chủ DNS thường xuyên theo lịch trình để cập nhật các giao thức bảo mật mới, vá lỗ hổng bảo mật kịp thời
  • Đào tạo toàn diện cho người dùng máy chủ DNS về xác minh chứng chỉ SSL/TLS, thận trọng khi liên kết không được nhận dạng và kiểm tra bảo mật nhanh chóng
  • Ghi nhật ký và giám sát các giao dịch DNS để xác định các mối đe dọa tiềm ẩn trước khi chúng ảnh hướng đến hệ thống.

Những lỗi bảo mật DNS cần tránh

  • Không cập nhật và vá lỗi thường xuyên: Điều này sẽ dễ khiến cho hệ thống của bạn bị tấn công, vì chúng có thể khai thái các lỗ hổng bảo mật đang bị lỗi thời trên hệ thống của bạn.
  • Cấu hình DNS kém: Điều này có thể dẫn đến nhiều lỗ hổng bị kẻ xấu khai thác.
  • Không có máy chủ DNS dự phòng: Việc sử dụng duy nhất một máy chủ DNS có thể tạo ra điểm lỗi duy nhất. Việc triển khai máy chủ DNS dự phòng sẽ đảm bảo tính khả dụng liên tục của dịch vụ trong trường hợp bị tấn công hoặc máy chủ bị lỗi.
  • Không sử dung DNSSEC: Đây là phần mở rộng thiết yếu của hệ thống DNS, giúp chống lại các thay đổi trái phép với các bản ghi DNS, đảm bảo tính xác thực của danh tính tên miền, nó cũng xác minh nguồn truy vấn trước khi phản hồi, mang lại khả năng bảo vệ mạnh mẽ trước các cuộc tấn công mạng.
  • Bỏ qua việc giám sát lưu lượng DNS: DNS có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của bạn và việc giám sát và kiểm soát DNS chặt chẽ và thường xuyên là công việc tối quan trọng.

Lời kết

Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về DNS Security, vai trò và các cuộc tấn công liên quan DNS phổ biến cũng như cách phòng tránh các cuộc tấn công này hiệu quả. DNS Security là công việc có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong an ninh mạng của doanh nghiệp, giúp bảo vệ hệ thống của bạn an toàn trước các cuộc tấn công mạng và đem lại trải nghiệm tốt cho người dùng.

Nếu bạn có nhu cầu mua tên miền giá rẻ, thuê Hosting hoặc thuê VPS đi kèm với các giải pháp bảo mật an toàn, liên hệ ngay LANIT để được tư vấn chi tiết nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!