Công nghệ PowerVR là gì? Vai trò và ứng dụng thực tiễn

Chắc chắn nhiều người còn khá lạ với thuật ngữ PowerVR. Nhưng đây là dòng chip được sử dụng nhiều trên Smartphone. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau của LANIT.

GPU là gì?

Trước khi tìm hiểu PowerVR thì ta cần biết về GPU. GPU hay Graphics Processing Unit là một bộ xử lý có nhiệm vụ tăng tốc va xử lý đồ hoạ cho CPU. Đồ hoạ trong game hay ứng dụng 3D được xử lý bởi GPU. CPU cũng đảm nhận việc tính toán nhưng bộ phận đảm nhiệm chính là chip đồ hoạ.

GPU là gì?
GPU là gì?

GPU PowerVR là gì?

GPU PowerVR hay được gọi tắt là PowerVR là công nghệ được phát triển bởi Imagination Technologies. PowerVR. GPU PowerVR cạnh tranh với ARM Mali và Qualcomm Adreno, được biết đến với hiệu quả tiêu thụ năng lượng. Công nghệ này phát triển nhờ đội ngũ kỹ sư hàng đầu và hệ sinh thái PowerVR Insider, hỗ trợ nhà phát triển tối ưu hóa ứng dụng.

PowerVR tích hợp công nghệ Ray Tracing, giúp tái tạo ánh sáng chân thực và đơn giản hóa quy trình làm việc cho người tạo nội dung.

Graphics Processing Unit là gì?
PowerVR là gì?

Các phiên bản PowerVR

Dưới đây là một số phiên bản GPU PowerVR nổi bật:

PowerVR GE8320: GPU thuộc dòng Series8XE (GE8xx0), sản xuất trên quy trình 20nm, mang lại hiệu năng trung bình khá. Với khả năng xử lý tốt các tựa game nhẹ, GE8320 thường được tích hợp trong những con chip như Helio P22, chủ yếu trang bị cho các smartphone phân khúc giá rẻ và tầm trung như Huawei Y6P và Nokia 2.4.

PowerVR GM 94446: Còn được gọi là IMG 9XM-HP8, GPU này xây dựng trên tiến trình 12nm, xuất hiện trong các chip MediaTek Helio P90 và P95. Hỗ trợ độ phân giải Full HD+ (2520 x 1080 pixel), GM 94446 hoạt động ở xung nhịp 970 MHz và cho hiệu suất vượt trội, nhanh hơn 50% so với GPU Mali-G72 MP3 trên Helio P60/P70.

>>> Xem thêm: Có nên thuê VPS GPU hay không?

Vai trò quan trọng của PowerVR

PowerVR đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực đồ họa di động và thiết bị nhúng. Các GPU PowerVR giúp xử lý đồ họa cho smartphone, tablet và thiết bị IoT, nổi bật với khả năng tiết kiệm năng lượng cao. Với công nghệ Tile-Based Deferred Rendering, PowerVR tối ưu hóa bộ nhớ và xử lý đồ họa hiệu quả hơn, đặc biệt trong các tác vụ 3D phức tạp. Ngoài ra, GPU PowerVR cũng hỗ trợ AR, VR, và giải mã video chất lượng cao (4K, HDR), cùng với các tính năng tích hợp AI. PowerVR còn được sử dụng rộng rãi trong ngành ô tôIoT, cung cấp giải pháp đồ họa tiên tiến và khả năng xử lý AI.

PowerVR đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực đồ họa
PowerVR đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực đồ họa

Ưu và nhược điểm của PowerVR

Bảng dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về PowerVR qua những ưu và nhược điểm chính:

ƯU ĐIỂMNHƯỢC ĐIỂM
Hiệu suất năng lượng caoKhông còn phổ biến
Tích hợp công nghệ Tile-Based Rendering và Ray TracingKhông hỗ trợ rộng rãi nhiều thiết bị
Khả năng hỗ trợ AR/VRThị phần ngày càng giảm dần
Ứng dụng đa dạng cho nhiều thiết bịHạn chế trong tương lai vì các công ty chuyển sang các giải pháp GPU khác

>>> Xem thêm: eGPU là gì? Cách hoạt động và những điều cần biết khi sử dụng

Ứng dụng thực tiễn của PowerVR

PowerVR GPU thường được tích hợp trong các smartphone sử dụng chip MediaTek và Exynos của Samsung, cũng như các thiết bị của Apple. Các dòng PowerVR SGX 5, 5XT và các phiên bản cao hơn được sử dụng phổ biến như:

  • iPhone 7 và 7 Plus dùng chip Apple A10 với GPU PowerVR Series 7XT GT7600 Plus (6 cụm).
  • iPad Pro dùng chip A9X với GPU PowerVR Series 7XT GT7800 (12 cụm).
  • ZenFone 2 Deluxe dùng chip Intel Atom Z3590 tích hợp GPU G6430 (4 cụm).
  • MediaTek Helio X30 sử dụng GPU Series 7XT GT7400 Plus (4 cụm).

Intel hiện chuyển sang GPU Intel HD Graphics riêng. Trong khi Samsung và Apple cũng đã chuyển sang dùng GPU của mình, không còn phụ thuộc vào PowerVR.

Ứng dụng thực tiễn của PowerVR
Ứng dụng thực tiễn của PowerVR

Lời kết

Việc các công ty lớn chuyển sang sử dụng các giải pháp GPU khác có thể làm giảm khả năng cạnh tranh và phát triển lâu dài của PowerVR. Do sự cạnh tranh từ các GPU khác, thị phần của PowerVR trên các thiết bị di động cao cấp ngày càng giảm. Nhưng PowerVR vẫn là một công nghệ tiên tiến và bước tiến mới trong việc phát triển đồ hoạ.

LANIT- Nhà cung cấp dịch vụ VPS GPU hàng đầu, hứa hẹn mang tới bạn những giải pháp chất lượng nhất.

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!