Codeigniter là gì? Tổng hợp tất tần tật kiến thức về Codeigniter

Codeigniter là gì? Ưu, nhược điểm và cách cài đặt, sử dụng Codeigniter ra sao? Khi thiết kế website theo mã nguồn mở, các lập trình viên thường sử dụng Framework Codeigniter xây dựng cùng ngôn ngữ lập trình PHP để tạo ra website chất lượng. Tất cả thông tin bạn cần sẽ có trong bài viết mà LANIT chia sẻ dưới đây.

codeigniter là gì 01
Codeigniter - Framework giúp thiết kế website chuyên nghiệp

Codeigniter là gì?

Codeigniter là một trong những Framework được sử dụng trong thiết kế và xây dựng website. Nền tảng này có thể đáp ứng những yêu cầu cơ bản nhất, giúp các Coder có thể xây dựng được một website chất lượng và chuyên nghiệp.

Codeigniter Framework được ứng dụng chủ yếu trong xây dựng các ứng dụng web động, tương tác với ngôn ngữ lập trình PHP. Hiểu một cách đơn giản, Codeigniter là một Framework PHP.

Xem thêm: Dịch vụ Thuê Hosting giá rẻ dành cho website tại LANIT

Ưu điểm của Codeigniter là gì?

Codeigniter có rất nhiều ưu điểm khác nhau, giúp cho các lập trình viên thuận tiện nhất trong việc xây dựng, thiết kế web. Tuy nhiên, Framework này vẫn có những hạn chế so với nhiều Framework thông dụng hiện nay. Sau đây, chúng tôi sẽ chỉ ra cho các bạn những ưu, nhược điểm của nền tảng này nhé!

Hệ thống thư viện rất đa dạng

Codeigniter cung cấp các thư viện khác nhau, đáp ứng các tác vụ cần thiết nhất cho việc lập trình web. Những tác vụ cơ bản nhất như: gửi email, truy cập cơ sở dữ liệu, kiểm tra cơ sở dữ liệu và xử lý hình ảnh.

Codeigniter La Gi 02
Codeigniter cung cấp đa dạng các thư viện

Footprint nhỏ

Codeigniter có dung lượng rất nhỏ, chỉ khoảng 2MB. Do đó, người dùng có thể tải file cài đặt và hướng dẫn sử dụng nhanh chóng và không ảnh hưởng quá nhiều tới không gian lưu trữ của thiết bị.

Hướng dẫn sử dụng đơn giản, dễ hiểu

Hướng dẫn sử dụng Codeigniter là gì? Trong file tải xuống của Codeigniter Framework có đầy đủ thông tin từ: thông tin giới thiệu, thông tin hướng dẫn và tài liệu tham khảo sau khi hoàn tất từ các lập trình khác. Nhờ vậy, các lập trình viên sẽ dễ dàng tìm hiểu và áp dụng theo.

Khả năng tương thích lưu trữ đạt chuẩn

Codeigniter sử dụng ngôn ngữ PHP 5.3.7 và nó tương thích với phần lớn cloud hosting và hosting chia sẻ. Đối với các ứng dụng web cần một cơ sở dữ liệu thì Codeigniter cũng hỗ trợ, kể cả ngôn ngữ Mysql.

Codeigniter Framework được thiết kế theo mô hình MVC (Model – View – Controller)

Mô hình này giúp các thành phần hiển thị giao diện và xử lý, lưu trữ được tách riêng độc lập từng phần. Nhờ đó, quá trình xử lý, thiết kế và bảo trì mã nguồn trở nên đơn giản, dễ dàng hơn.

Tốc độ cực nhanh PHP Framework

Codeigniter có tốc độ rất nhanh. Nó cho phép hàng triệu lượt truy cập/server/ngày.

Hoàn toàn miễn phí

Nền tảng sử dụng mã nguồn mở, cho phép người dùng sử dụng, thay đổi, phát triển và chia sẻ hoàn toàn miễn phí và theo sự sáng tạo của từng cá nhân.

Hỗ trợ Seo hiệu quả

Cấu trúc URL của Codeigniter thân thiện với các công cụ tìm kiếm nên nó giúp hỗ trợ Seo hiệu quả, giúp website của bạn tăng thứ hạng nhanh chóng.

Khả năng bảo mật cao

Framework Codeigniter có cơ chế kiểm tra dữ liệu rất chặt chẽ nên nền tảng này sẽ ngăn ngừa được các yếu tố độc hại xâm nhập vào hệ thống.

Cấu hình ~ bằng 0

Hầu hết cấu hình của Codeigniter được triển khai theo quy ước “mô hình trong mô hình”, nên cấu hình tinh giảm gần như bằng 0.

codeigniter là gì 3
Codeigniter giúp tăng thứ hạng website

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, nền tảng xây dựng và thiết kế web Codeigniter vẫn có một vài hạn chế, nhược điểm. Đó là.

  • Chưa hỗ trợ Object-Relational Mapping (ORM)

ORM là kỹ thuật lập trình hỗ trợ các thao tác trong dữ liệu thực hiện dễ dàng, đơn giản hơn. Tuy nhiên, Codeigniter lại chưa hỗ trợ tính năng này.

  • Chưa hỗ trợ Asynchronous Javascript and XML (AJAX)

AJAX nâng cao sự tương tác giữa hệ thống với người dùng. Vì Codeigniter chưa hỗ trợ AJAX nên các lập trình sẽ phải sử dụng các thư viện bên ngoài.

  • Chưa hỗ trợ Event Driver Programming (EDP)

Nguyên lý lập trình EDP giúp các luồng xử lý của hệ thống tích hợp với các thao tác như click chuột, gõ bàn phím. Tiếc rằng Codeigniter chưa hỗ trợ ứng dụng này.

Nếu bạn hoạt động với hệ thống nhiều website PHP hoặc WordPress có thể tham khảo dịch vụ Thuê VPS Giá Rẻ tại LANIT.

Các cấu trúc thư mục của Codeigniter

Cấu trúc thư mục của Codeigniter là gì? Một Framework Codeigniter bao gồm những cấu trúc thư mục nổi bật sau.

  • Application: Đây là thư mục quan trọng nhất trong cấu trúc thư mục của Codeigniter. Nó chứa toàn bộ thư viện cần thiết cho việc xây dựng một website.
  • Config: Thư mục này lưu trữ tất cả các cấu hình cơ bản như: cấu hình website, Database, ngôn ngữ, đường dẫn,…
  • Controller: Thư mục lưu trữ các file xử lý dữ liệu.
  • Core: Thư mục cho phép lập trình viên xây dựng và mở rộng các chức năng của Controller, router, loader,…
  • Models: Thư mục để viết các Model của hệ thống.
  • Views: Thư mục chứa các dữ liệu hiển thị ra trình duyệt.
  • Helpers: Thư mục chứa các hàm tự xây dựng.
  • Third_party: Chứa các thư viện ngoài.
codeigniter là gì 6
Cấu trúc thư mục trong Codeigniter

Có nên sử dụng Codeigniter trong thiết kế website hay không?

Hiện tại có rất nhiều Framework khác nhau, giúp các lập trình viên sử dụng để xây dựng và thiết kế web chuyên nghiệp. Tuy nhiên, với tốc độ nhanh chóng và khả năng tương thích với mọi loại ngôn ngữ đã giúp cho Codeigniter trở thành Framework được quan tâm nhiều hơn.

Điều đó có nghĩa là, các bạn hoàn toàn có thể sử dụng nền tảng này trong thiết kế website. Bởi các lợi ích mà Framework này mang lại rất lớn. Nó giúp cho các website hoạt động mượt mà, an toàn trên môi trường mạng internet.

Đặc biệt, Codeigniter là Framework sử dụng mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí trong việc sử dụng, xử lý và chia sẻ, phân phối. Do đó, nó còn giúp các lập trình nói riêng, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Dù còn một vài hạn chế nho nhỏ, nhưng với những gì mà Codeigniter mang đến thực sự đáp ứng được nhu cầu mong đợi của bạn trong quá trình xây dựng và thiết kế website chuyên nghiệp.

codeigniter là gì 7
Codeigniter giúp ích rất nhiều trong quá trình xây dựng website chuyên nghiệp

Hướng dẫn cài đặt Codeigniter trên máy tính

Với những ưu điểm và lợi ích mà Codeigniter mang đến, các bạn nên cài đặt Framework này về máy tính của mình để phục vụ cho việc thiết kế website thuận tiện hơn. Để cài đặt, các bạn thực hiện theo các hướng dẫn sau.

  • Bước 1: Truy cập vào đường link: https://codeigniter.com/ và tìm phiên bản mới nhất – CodeIgniter-3.1.11 của Codeigniter để tải về.
  • Bước 2: Khi ứng dụng được tải về thành công, bạn hãy giải nén và lưu vào thư mục HTDOCS. Bạn có thể đổi tên CodeIgniter-3.1.11 thành tên khác cho dễ nhớ (tùy theo ý muốn).
  • Bước 3: Copy toàn bộ file trong CodeIgniter-3.1.11 rồi paste vào thư mục Home.
  • Bước 4: Sau khi đã copy – paste xong, các bạn dán link localhost/home lên trình duyệt để xem kết quả.

Như vậy là quá trình cài đặt Framework Codeigniter về máy tính đã hoàn tất. Nếu bạn muốn thay đổi hiển thị, hãy vào thư mục Application/Views rồi mở file welcome_message.php và thực hiện thay đổi ở đây.

Câu hỏi thường gặp về Codeigniter

CodeIgniter có hỗ trợ cơ sở dữ liệu nào?

CodeIgniter hỗ trợ nhiều loại cơ sở dữ liệu như MySQL, PostgreSQL, SQLite, MSSQL và nhiều loại khác qua thư viện Database của nó.

CodeIgniter có hỗ trợ REST API không?

CodeIgniter không đi kèm với một REST API nội bộ. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng các thư viện và công cụ bên ngoài để phát triển RESTful APIs trong CodeIgniter.

Làm thế nào để xử lý lỗi trong CodeIgniter?

CodeIgniter cung cấp các cơ chế xử lý lỗi, bao gồm cách tạo và sử dụng các trang lỗi tùy chỉnh, ghi log lỗi, và xử lý ngoại lệ.

CodeIgniter có hỗ trợ template engine không?

CodeIgniter không tích hợp một template engine mặc định. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng thư viện và template engine bên ngoài hữu ích nếu có nhu cầu.

Lời kết

Trên đây, LANIT vừa chia sẻ đến các bạn Codeigniter là gì và tổng hợp tất cả những thông tin quan trọng nhất về nền tảng xây dựng, thiết kế web Codeigniter. Hy vọng, các bạn sẽ có thêm một Framework hữu ích cho quá trình thiết kế website chuyên nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công!

LANIT Cảm ơn anh chị đã đọc!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!