Cloud Native là gì? 5 Nguyên tắc kiến trúc Cloud Native nên biết

Cloud Native là gì? Cụm từ này rất phổ biến đối với ngành công nghệ thông tin trong nửa thập kỷ gần đây. Vai trò của Cloud Native đối với sự phát triển của các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số là rất lớn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nền tảng này có tầm quan trọng như thế nào nhé!

cloud native là gì
Cloud Native - Nền tảng điện toán đám mây

Cloud Native là gì?

Cloud Native là công nghệ điện toán đám mây. Nó cho phép các doanh nghiệp, các tổ chức xây dựng và triển khai các ứng dụng mở rộng trong các môi trường hiện đại và linh động như: Private cloud, public cloud và hybrid cloud.

Các ứng dụng của doanh nghiệp chạy trên nền tảng Cloud Native sẽ dễ dàng triển khai các ý tưởng đến thị trường đơn giản hơn, nhanh chóng hơn và đáp ứng tốt nhất những yêu cầu từ phía khách hàng.

Cloud Native có khả năng cung cấp truy cập theo nhu cầu đối với các dịch vụ dữ liệu và ứng dụng hiện đại giúp các nhà phát triển tìm ra hướng triển khai để tương thích tốt nhất với mô hình điện toán đám mây hiện nay.

Quan tâm: Dịch vụ Cloud Server Tốc độ cao tại LANIT

5 Nguyên tắc kiến trúc trong Cloud Native là gì?

Trong Cloud Native có 5 nguyên tắc quan trọng. Chúng tôi sẽ chỉ ra cho các bạn ngay sau đây để giúp bạn có thể tránh được những thiếu sót trong các cách tiếp cận cũ trên nền tảng mới. Giúp cho các thiết kế của bạn tận dụng được tối ưu nhất những lợi ích của đám mây.

Cloud Native La Gi 02
Với nguyên tắc tự động hóa hệ thống, giúp nâng cao hiệu suất

1. Nguyên tắc thiết kế tự động hóa hệ thống

Với thiết kế tự động hóa từ Cloud Native, các bạn có thể mở rộng, nâng cấp, sửa chữa và triển khai hệ thống cơ sở hạ tầng nhanh hơn, đơn giản hơn trong điện toán đám mây. Nguyên tắc tự động hóa mang lại hiệu suất cao hơn cùng khả năng phục hồi hệ thống lý tưởng hơn.

2. Nguyên tắc hiểu về trạng thái của hệ thống

Trạng thái hệ thống trong kiến trúc của Cloud Native là vấn đề khó khăn nhất mà bạn sẽ đối mặt. Bởi vậy, bạn cần hiểu rõ được trạng thái này bằng cách tạo một hệ thống rõ ràng về cách thức, thời điểm cũng như trạng thái lưu trữ.

Tốt nhất, bạn nên xây dựng các thành phần không trạng thái (Stateless) ở bất cứ nơi nào như: sửa chữa, thu hồi, scale hay cân bằng tải. Cụ thể:

  • Sửa chữa: Hãy thiết kế theo kiểu dễ dàng chấm dứt, thay thế bằng instance khác cho một instance bị hỏng.
  • Thu hồi: Cho phép các thành phần không trạng thái thu hồi đơn giản nếu triển khai không đạt hiệu quả.
  • Scale: Cho phép thêm bản sao để scale up và điều hướng Instance khi hoàn thành công việc.
  • Cân bằng tải: Giúp cho các thành phần không trạng thái cân bằng tải dễ dàng.

3.  Nguyên tắc lựa chọn gói quản lý phù hợp

Mỗi doanh nghiệp, tổ chức có cách thức hoạt động khác nhau. Các vấn đề về quản lý hạ tầng, phần mềm back end cũng vậy. Do đó, khi thuê dịch vụ quản lý, bạn cần lựa chọn gói dịch vụ quản lý phù hợp.

Để lựa chọn gói dịch vụ quản lý phù hợp nhất, bạn cần xem xét tới khả năng vận hành, khả năng tài chính. Trong gói dịch vụ quản lý, thì cần quan tâm tới các dịch vụ như: dịch vụ quản lý có chi phí tiết kiệm nhất, nguồn mở được quản lý và các dịch vụ có khả năng tích hợp với mã nguồn mở.

4. Nguyên tắc thực hành bảo mật chuyên sâu

Khi triển khai các ứng dụng trên Cloud Native, các nền tảng dịch vụ cần được bảo vệ trước sự tấn công từ các yếu tố độc hại để bảo mật ngoại vi cho kiến trúc. Tốt nhất, bạn nên sử dụng các phương pháp xác thực ở từng thành phần để giảm thiểu các nguy cơ tấn công.

cloud native là gì 3
Cloud Native luôn cần được bảo mật trong quá trình hoạt động

5. Nguyên tắc cập nhật kiến trúc hệ thống

Các hệ thống được xây dựng, phát triển trên nền tảng đám mây luôn tiến triển không ngừng. Điều này đòi hỏi các kiến trúc sư phải thường xuyên cập nhật, điều chỉnh và đơn giản hóa hệ thống. Nếu không hệ thống sẽ trở nên lạc hậu, lỗi thời và không đáp ứng được các yêu cầu cũng như cơ hội mới.

Tại sao phát triển dựa trên Cloud Native quan trọng?

Trong thời đại công nghệ số, khi mà công cuộc chuyển đổi số đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ thì việc phát triển các hệ thống, ứng dụng trên nền tảng Cloud Native có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì:

Khả năng thích ứng

Cloud Native giúp cho các ứng dụng trên hệ thống cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu từ doanh nghiệp và thích ứng nhanh chóng với nhu cầu của khách hàng.

Khả năng mở rộng

Cơ sở hạ tầng chạy trên nền tảng Cloud Native sử dụng phần mềm để xác định giúp giảm sự phụ thuộc vào phần cứng. Điều đó giúp cho các máy chủ hàng hóa có thể mở rộng sang ngang thay vì phải bổ sung các bộ xử lý hay bộ nhớ.

Tính di động

Đây là điểm đột phá trên nền tảng Cloud Native, nhờ tính năng này mà các lập trình, các nhà phát triển có thể viết các ứng dụng chạy trên mọi giao diện từ di động đến máy tính. Với tính năng này, các nhà phát triển có thể triển khai tất cả các ứng dụng ở bất cứ đâu và tại bất cứ thời điểm nào.

Cách Tích hợp Cloud Native vào quá trình phát triển ứng dụng

Quá trình hiện đại hóa các ứng dụng trên nền tảng Cloud Native có thể vấp phải không ít khó khăn. Bởi nó còn phụ thuộc vào mục tiêu và yêu cầu kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp. Để tích hợp Cloud Native vào quá trình phát triển của ứng dụng, các bạn cần thực hiện như sau.

Cần đánh giá đúng thực trạng hiện tại của kiến trúc hệ thống

Hãy đánh giá thật chi tiết và kỹ lưỡng về các công cụ đã sử dụng, mức độ sử dụng của kiến trúc serverless, các dịch vụ vi mô tại chỗ trước khi tiến hành thay đổi.

Hiểu xu hướng của thị trường

Cần nghiên cứu, tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng để cung cấp cho các nhà phát triển, giúp họ hiểu rõ hơn về những trải nghiệm của người dùng. Phân loại và đánh giá chính xác những nhu cầu thực sự và những cái không cần thiết. Qua đó có thể kết nối với người dùng thực.

Xây dựng bằng chứng về thực tiễn

Việc triển khai, áp dụng giữa lý thuyết và thực hành có thể hoàn toàn trái ngược. Bởi vậy, các nhà phát triển cần minh họa chức năng chi tiết nhất đảm bảo tiến độ dự án trước thời hạn quy định.

Tiến hành testing thường xuyên

Hãy kiểm tra một cách tự động để tạo nên một chu kỳ phát hành nhanh hơn. Các chức năng, cấu trúc và tốc độ load cũng đều cần kiểm tra kỹ lưỡng trước và sau quá trình hiện đại hóa.

Đọc thêm: Doanh Nghiệp Nên Thuê Server, Mua Server hay Thuê Cloud Server?

Câu hỏi thường gặp về Cloud Native

Ngôn ngữ trong ứng dụng Cloud Native là gì?

Trong các ứng dụng tại chỗ mà chúng ta biết đều sử dụng ngôn ngữ truyền thống, đó là C/C++ và C#. Còn đối với ứng dụng di động Cloud Native, thì ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu là: Python, Go, JS, Java hoặc Ruby,… Các ngôn ngữ này giúp tăng tính linh hoạt cho các website. Đồng thời cũng tăng khả năng tương thích cho các ứng dụng trên nền tảng Cloud Native.

cloud native là gì 4
Khả năng tương thích của Cloud Native rất lớn

Khả năng cập nhật ứng dụng của Cloud Native như thế nào?

Khả năng cập nhật của Cloud Native là thường xuyên. Các ứng dụng của điện toán đám mây luôn làm mới các phiên bản theo thời gian thực và đảm bảo quá trình vận hành vẫn diễn ra mượt mà, trơn tru.

Tính đa dạng môi trường Cloud Native là gì?

Tính đa dạng của Cloud Native chính là nền tảng này có khả năng tương thích với rất nhiều ứng dụng và môi trường khác nhau. Chúng có thể chia sẻ đồng thời tài nguyên với các ứng dụng khác. Đặc biệt trong môi trường ảo hóa, khả năng thích ứng của Cloud Native rất tuyệt vời.

Lời Kết

Hy vọng rằng, những chia sẻ từ bài viết về Cloud Native là gì và các thông tin về nền tảng điện toán đám mây trên đây sẽ giúp các bạn có thể nắm được lợi ích khi phát triển các ứng dụng trên Cloud Native. Chúc các bạn sẽ có những ứng dụng thành công từ nền tảng này.

Anh chị có nhu cầu đăng ký dịch vụ lưu trữ đám mây Cloud VPS. Hãy liên hệ LANIT để nhận tư vấn, báo giá tốt nhất.

Cảm ơn đã đọc!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!