Cấu hình FTP Server trên Ubuntu nhằm mục đích gì?
Cấu hình FTP Server trên Ubuntu được thực hiện cho nhiều mục đích khác nhau của người dùng, bao gồm chia sẻ tệp tin và dữ liệu trên mạng nội bộ, lưu trữ sao lưu tệp tin từ các máy tính khác, hoặc cung cấp một giao diện truy cập tệp tin từ xa cho người dùng hoặc khách hàng.

Để thực hiện cấu hình FTP trên Ubuntu, sử dụng vsftpd (Very Secure FTP Daemon) là cách được nhiều người lựa chọn hiện nay.
Vsftpd là gì?
Vsftpd là ứng dụng FTP server phổ biến trên Linux, với tên gọi đầy đủ là Very Secure FTP Daemon. Được thiết kế nhằm mục đích bảo mật và tối ưu hiệu suất. Cụ thể:
Bảo mật: Very Secure FTP Daemon cung cấp môi trường FTP an toàn, hỗ trợ nhiều tính năng bảo mật như hỗ trợ SSL/TLS để mã hóa dữ liệu truyền qua mạng, chế độ firewall và nhiều cơ chế kiểm soát truy cập.

Hiệu suất: Vsftpd được thiết kế và lập trình để hoạt động hiệu quả, nhất là trong việc truyền và nhận tệp tin qua mạng, giúp làm việc hiệu quả hơn. Nó còn có khả năng xử lý đồng thời nhiều kết nối đáp ứng nhiều người dùng mà không làm giảm hiệu suất cũng như độ trễ trong quá trình truyền dữ liệu. Đặc biệt, nó còn có khả năng quản lý tệp tin lớn, cho phép người dùng tải các tệp có kích thước lớn mà không ảnh hưởng đến hiệu suất hoặc giới hạn dung lượng.
Phù hợp cho các dự án khác nhau: vsftpd được ứng dụng cho nhiều tình huống khác nhau, từ chia sẻ tệp tin trong mạng nội bộ, lưu trữ dự án hoặc sao lưu tệp tin hay cung cấp dịch vụ FTP cho các khách hàng từ xa.
Cấu Hình FTP Server trên Ubuntu bằng Vsftpd chi tiết
Để cấu hình FPT server, đầu tiên chúng ta cần cài đặt vsftpd với các bước như sau:
Mở cmd trên Window hoặc terminal trên MacOS và chạy lệnh sau để cài đặt vsftpd:
sudo apt-get update
sudo apt-get install vsftpd
Khởi động dịch vụ và thiết lập nó để tự động khởi động khi máy tính khởi động với các dòng lệnh sau:
sudo systemctl start vsftpd
sudo systemctl enable vsftpd

Tiếp đến, chúng ta sẽ đi chỉnh sửa file cấu hình của vsftpd như sau:
Mở file cấu hình /etc/vsftpd.conf bằng một trình soạn thảo văn bản như nano hoặc vi:
sudo nano /etc/vsftpd.conf
Trong file cấu hình, bạn thực hiện các bước chỉnh sửa sau:
- Bật chế đọ chạy người dùng ẩn danh, đổi anonymous_enable=NO => anonymous_enable=YES nếu bạn muốn cho phép người dùng không cần đăng nhập.
anonymous_enable=YES

- Bật chế độ ghi cho người dùng Local, xóa dấu “#” trước 2 dòng dưới để enable câu lệnh nếu bạn muốn cho phép người dùng đăng nhập và ghi tệp tin.
local_enable=YES
write_enable=YES
- Để đặt địa chỉ IP của máy chủ ( khi có nhiều địa chỉ IP) bạn thêm dòng sau:
listen_address=địa chỉ ip của bạn
- Chỉnh sửa cổng FTP nếu muốn sử dụng một cổng khác thay vì sử dụng cổng 21 mặc định.
listen_port=port_ftp_bạn_muốn

Lưu và đóng file cấu hình.
- Mở cổng FTP trong tường lửa ( nếu có).
Nếu bạn sử dụng UFW (Uncomplicated Firewall), mở cổng FTP bằng lệnh:
sudo ufw allow port_ftp_bạn_muốn/tcp

Lưu ý: Với iptables, bạn cần thêm một quy tắc tương tự như đã thấy trong ví dụ CentOS 7 ở trên.
- Khởi động lại dịch vụ vsftpd để áp dụng các thay đổi với lệnh sau:
sudo systemctl restart vsftpd
- Thêm người dùng FTP bằng lệnh Adduser và nhập đầy đủ thông tin cần thiết (enter để bỏ trống)
sudo adduser user_mới_bạn_muốn

- Muốn đổi mật khẩu dùng lệnh sau:
sudo passwd user_bạn_cần_đổi_pass
Người dùng này sẽ có quyền truy cập vào thư mục home của họ trên FTP Server.
- Kết nối FTP:
Sử dụng một FTP client như FileZilla trên máy tính của bạn để kết nối đến FTP Server với địa chỉ IP hoặc tên miền của máy chủ và thông tin đăng nhập của người dùng FTP mà bạn đã tạo.

Lưu ý : Việc cấu hình FTP server trên Ubuntu yêu cầu người làm có kiến thức về bảo mật hệ thống để đảm bảo máy chủ được bảo vệ chặt chẽ và không bị tấn công. Đồng thời tránh sai sót trong quá trình thực hiện.
Lời kết
Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết các câu lệnh cơ bản cũng như các bước để cấu hình FTP server trên Ubuntu. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần hỗ trợ cũng như có nhu cầu thuê máy chủ ảo VPS, thuê máy chủ vật lý để quản lý lưu trữ ứng dụng của mình thì liên hệ ngay với LANIT nhé!
Chúc bạn thành công!