9 Bước Cần Thiết Để Tăng Cường Bảo Mật Website Của Bạn

Tại sao cần tăng cường bảo mật website? Bài viết này, LANIT gợi ý bạn 09 bước để cải thiện tính bảo mật trên website, an toàn trước hacker, các cuộc tấn công trực tuyến,...Theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Sự cần thiết của bảo mật website

Những năm gần đây đã có hàng trăm ngàn trang web trực tuyến ra đời khi Internet phát triển mạnh mẽ. Website được xây dựng dựa trên nhiều nền tảng cùng nhiều công cụ hỗ trợ đắc lực giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và vận hành. Tuy nhiên, các chủ website phải đối mặt với nhiều thách thức lớn khi có nhiều kẻ xấu trên không gian mạng muốn lấy thông tin quan trọng trên trang web của bạn, nơi bạn lưu trữ thông tin về khách hàng của mình.

Website Security
Vai trò của bảo mật website

Chính vì vậy, việc nâng cao bảo mật website là cách để đảm bảo sự uy tín, trách nhiệm của cá nhân, doanh nghiệp với nhân viên và khách hàng của mình. Các biện pháp bảo mật website giúp dữ liệu của bạn được an toàn trước các con mắt tò mò từ bên ngoài. Bảo mật website là quá trình vừa đơn giản mà lại phức tạp, bao gồm nhiều bước, tiến trình và đòi hỏi người thực hiện cần có chuyên môn. Từ đó cải thiện độ an toàn của website trước các lỗ hổng bảo mật, các cuộc tấn công hacker từ bên ngoài.

Khi website của bạn có độ an toàn, bảo mật tốt khách hàng sẽ tin tưởng bạn hơn, tạo dựng uy tín doanh nghiệp để phát triển lâu dài.

#9 bước tăng cường bảo mật website bạn nên làm

Bước 1: Luôn cập nhật phần mềm và Plugin

Các phần mềm lỗi thời chưa được cập nhật bản vá chính là mục tiêu của các cuộc tấn công. Do đó, việc cập nhật rất quan trọng trong việc bảo mật website của bạn. Thêm vào đó, bạn cần thực hiện nghiêm túc các yêu cầu cập nhật phần mềm và plugin để sửa chữa các lỗ hỗng của phiên bản trước.

Bạn có thể vào phần Plugin ở trang quản trị website để biết những plugin hay phần mềm nào cần cập nhật. Điều này nên được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo website của bạn luôn trong trạng thái an toàn.

Bước 2: Thêm HTTPS và chứng chỉ SSL

Để một trang web an toàn thì URL đó phải an toàn. Mà một URL an toàn cần ở dạng HTTPS thay vì HTTP. Và để tạo kết nối trực tuyến an toàn, website của bạn cần Mua chứng chỉ SSL. Nếu trang web của bạn yêu cầu khách truy cập đăng ký hoặc thực hiện bất kỳ loại giao dịch nào, bạn cần mã hóa kết nối của mình.

Bao Mat Website Ssl
Thêm HTTPS và chứng chỉ SSL để bảo mật web

Bước 3: Chọn mật khẩu mạnh, thông minh

Bạn cần tạo mật khẩu đăng nhập mạnh, phức tạp, khó đoán và lưu chúng bên ngoài thư mục trang web. Không nên sử dụng thông tin cá nhân của bạn như ngày sinh, tên trong mật khẩu của mình, làm cho nó dễ đoán và dễ bị hack. Thêm vào đó, nên định kỳ đổi mật khẩu sang một mật khẩu khác cũng mạnh mà khó đoán để hạn chế sự xâm nhập từ kẻ xấu.

Bước 4: Sử dụng hosting, máy chủ web an toàn

Máy chủ Server là nơi website được lưu trữ và tồn tại, để website hoạt động mượt mà, lưu nhiều thông tin trên đó thì bạn cần có Server hosting có cấu hình về CPU, RAM, ổ cứng, băng thông phù hợp. Hiện nay, rất dễ dàng để bạn tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ máy chủ theo nhu cầu của mình.

Nếu bạn là cá nhân, doanh nghiệp sở hữu website yêu cầu lưu trữ thông tin vừa phải, lượt truy cập thấp thì có thể lựa chọn các gói hosting giá rẻ, thuê VPS. Hoặc khi doanh nghiệp bạn có hệ thống website lớn, lưu lượng truy cập lớn, lượng thông tin lưu trữ lớn thì có cần thuê máy chủ riêng, máy chủ vật lý để lưu trữ.

9 Bước Cần Thiết Để Tăng Cường Bảo Mật Website Của Bạn
Sử dụng hosting, máy chủ web an toàn

Hiện nay, các dịch vụ cho thuê máy chủ từ đơn vị uy tín sẽ cung cấp cho bạn các giải pháp bảo mật website, firewall chống DDoS giúp dữ liệu của bạn được an toàn, ổn định.

Bước 5: Ghi lại quyền truy cập của người dùng và đặc quyền quản trị

Bạn cần cẩn thận trong việc phân quyền quản trị website cho các thành viên. Với các nhân viên, họ chỉ tập trung vào việc thực hiện các công việc và họ không biết hoặc không để ý đến vấn đề bảo mật website khi đăng nhập. Do đó, chẳng may khi họ mắc lỗi hoặc bỏ qua vấn đề nào đó, nó sẽ dẫn đến các vấn đề nghiệm trọng hơn về bảo mật.

Để tránh những điều này xảy ra, bạn nên theo dõi ai có quyền truy cập vào CMS, cài đặt quản trị và ghi lại cũng như cập nhật nó thường xuyên. Bạn cần có hồ sơ chi tiết các tài khoản nhân viên của người dùng trên website.

Bước 6: Backup Website

Backup website hay còn gọi là sao lưu phục hồi là cách tốt nhất để giữ cho website của bạn an toàn. Nó là giải pháp hữu ích để khôi phục trang web của bạn sau khi xảy ra sự cố bảo mật lớn.

Hoặc bạn có thể sử dụng các giải pháp sau để khôi phục các tệp bị hỏng hoặc bị mất:

  • Giữ thông tin trang web bên ngoài trang web, khong lưu bản sao lưu trên cùng một máy chủ vì nó dễ bị tấn công
  • Chọn bản sao lưu trên máy tính hoặc ổ cứng. Tìm một nơi bên ngoài để lưu trữ dữ liệu và bảo vệ dữ liệu đó khỏi các lỗi phần cứng, virus.
  • Sao lưu trang web trên nền tảng đám mây: Đây là giải pháp dễ dàng để lưu trữ dữ liệu và có thể truy cập từ mọi nơi miễn là có internet.
  • Đừng quên có bản dự phòng trong quá trình sao lưu đó là bản sao của bản sao lưu.

Bước 7: Biết tệp cấu hình máy chủ web của bạn

Tìm hiểu các tập tin cấu hình máy chủ web của bạn. Bạn có thể tìm thấy chúng trong thư mục web gốc. Các tệp cấu hình máy chủ web cho phép bạn quản lý các quy tắc máy chủ. Điều này bao gồm các chỉ thị để cải thiện bảo mật trang web của bạn.

Bước 8: Sử dụng Firewall cho web

Đảm bảo bạn đăng ký tường lửa ứng dụng web (WAF). Nó nằm giữa máy chủ trang web và kết nối dữ liệu. Dùng để đọc từng bit dữ liệu đi qua nó để bảo vệ trang web của bạn.

NGFW là gì? So Sánh Tường Lửa NGFW với WAF Chi Tiết
Sử dụng Firewall cho web để tăng cường bảo mật

Hầu hết các WAF đều dựa trên đám mây và là dịch vụ plug-and-play. Dịch vụ đám mây là cửa ngõ dẫn tới tất cả lưu lượng truy cập đến và chặn mọi nỗ lực hack. Nó cũng lọc các loại lưu lượng truy cập không mong muốn khác, như kẻ gửi thư rác và bot độc hại.

Bước 9: Siết chặt an ninh mạng

Cuối cùng, để đảm bảo an toàn bảo mật hệ thống website của bạn, thì bạn nên có các biện pháp siết chặt an ninh mạng. Nhân viên sử dụng máy tính văn phòng vô tình có thể tạo ra một đường dẫn không an toàn đến trang của bạn. Để ngăn chặn nó, bạn cần có các biện pháp bảo mật an ninh mạng phù hợp tại doanh nghiệp. Đảm bảo tất cả các thiết bị cắm vào mạng đều được quét phần mềm độc hại mỗi khi chúng được gắn vào.

Kết luận

Bảo mật website luôn là việc làm cấp thiết cần được ưu tiên hàng đầu hiện nay. LANIT hy vọng với những bước tăng cường bảo mật như trên sẽ giúp website của bạn được bảo vệ tốt nhất trước các cuộc tấn công, hacker từ bên ngoài.

LANIT – nhà cung cấp các giải pháp lưu trữ, bảo mật uy tín hiện nay với các dịch vụ chất lượng như hosting, vps, máy chủ vật lý, SSL, Email,…Đặc biệt, có thể bạn chưa biết, tại LANIT đang tặng free Firewall chống DDoS mạnh mẽ khi khách hàng đăng ký thuê VPS, thuê máy chủ chất lượng tại đơn vị chúng tôi.

Nếu bạn đang cần tìm giải pháp bảo mật website, đừng quên liên hệ với LANIT để được tư vấn, hỗ trợ sớm nhất nhé!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!