Nginx là gì?
Nginx là web server mã nguồn mở phổ biến hiện nay. Với cấu hình mạnh mẽ, Nginx đảm bảo hiệu suất và ổn định khi sử dụng kiến thức đơn luồng, không đồng bộ. Nginx đáp ứng được các công việc khác nhau như load balancing, HTTP caching và nó còn được xem như là một reverse reverse proxying, media streaming và email proxy như IMAP và SMTP.
Chính vì độ tin cậy và khả năng mở rộng cùng tốc độ cao ổn định nên Nginx được nhiều ông lớn trong công nghệ lựa chọn, điển hình như Google, Netflix, Cloudflare, WordPress,…
Ưu điểm của Nginx
Nginx sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Cung cấp bộ nhớ đệm tốt, tăng hiệu suất ứng dụng
- Là web server nhẹ chuyển tiếp yêu cầu của người dùng đến máy chủ ứng dụng.
- Nginx có quy tắc ghi lại đem đến sự linh hoạt trong việc cấu hình chuyển hướng vĩnh viễn hoặc tạm thời URL.
- Dễ dàng tuỳ chỉnh và phân phối qua HTTPS.
4 Bước cài đặt nginx trên Ubuntu 20.04
Bước 1 – Cài đặt Nginx
Vì Nginx có sẵn trong kho mặc định của Ubuntu nên bạn có thể cài đặt bằng hệ thống đóng gói APT.
Đầu tiên update hệ thống dùng lệnh:
sudo apt update -y

Tiến hành install nginx
sudo apt install nginx -y

Sau khi chấp nhận quy trình, APT sẽ cài đặt Nginx và phụ thuộc vào server của bạn.
Bước 2 – Điều chỉnh firewall
Trước khi chạy Nginx, firewall cần được điều chỉnh để cho phép truy cập dịch vụ. Nginx tự đăng ký như một dịch vụ với ufw khi cài đặt, giúp việc cho phép truy cập Nginx trở nên đơn giản.
Liệt kê các cấu hình ứng dụng mà ufw biết cách làm việc bằng lệnh:
sudo ufw app list
output list các hồ sơ ứng dụng:

Nginx Full: Mở cả cổng 80 (lưu lượng truy cập web bình thường, không được mã hóa) và cổng 443 (lưu lượng truy cập được mã hóa TLS/SSL)
Nginx HTTP: Chỉ mở cổng 80 (lưu lượng truy cập web bình thường, không được mã hóa)
Nginx HTTPS: Chỉ mở cổng 443 (lưu lượng được mã hóa TLS/SSL)
=> Ví dụ ở đây mình cho phép traffic qua port 80 bằng lệnh sau:
sudo ufw allow 'Nginx HTTP'

Bạn có thể xác minh thay đổi bằng cách gõ lệnh sau:
sudo ufw status
Đầu ra sẽ cho biết lưu lượng HTTP nào được phép:
Bước 3 – Kiểm tra server web của bạn
systemctl status nginx

active running : server nginx của bạn đã thành công, tuy nhiên ta cần kiểm tra bằng truy cập web
Hãy nhập địa chỉ đó vào thanh địa chỉ của trình duyệt:
http://your_server_ip

Nếu như vậy thì máy chủ của bạn đang hoạt động bình thường và sẵn sàng để quản lý.
Bước 4: Quản lý quy trình Nginx
Để thiết lập và chạy Server web, bạn có thể sử dụng một số lệnh sau để quản lý Nginx:
- Lệnh Dừng máy chủ web: sudo systemctl stop nginx
- Lệnh khởi động máy chủ web khi bị dừng: sudo systemctl start nginx
- Lệnh khởi động lại Nginx: sudo systemctl restart nginx
- Lệnh Reload lại nginx: sudo systemctl reload nginx
- Lệnh tắt Nginx: sudo systemctl disable nginx
- Lệnh kích hoạt Nginx: sudo systemctl enable nginx
Kết luận
Trên đây, LANIT đã hướng dẫn bạn cách cài đặt Nginx trên Ubuntu 20.04 chi tiết với 4 bước đơn giản. Nếu bạn đang cần hỗ trợ kỹ thuật hoặc có nhu cầu thuê máy chủ ảo VPS hoặc thuê máy chủ vật lý tại LANIT thì liên hệ ngay để được phản hồi sớm nhất nhé!