Vai trò của máy chủ trong môi trường doanh nghiệp
Máy chủ đóng một vai trò quan trọng trong môi trường doanh nghiệp với các vai trò chính như lưu trữ dữ liệu, chia sẻ dữ liệu, quản lý nguồn lực, bảo mật dữ liệu, cung cấp dịch vụ, sao lưu phục hồi,…Cụ thể:
- Lưu trữ dữ liệu quan trọng trong doanh nghiệp: như thông tin khách hàng, sản phẩm, dự án, giao dịch tài chính,… Giúp tổ chức duyệt lại thông tin và quản lý dữ liệu hiệu quả.
- Chia sẻ dữ liệu: Máy chủ cho phép nhân viên doanh nghiệp truy cập và chia sẻ dữ liệu dễ dàng, tạo điều kiện cho sự công tác trong tổ chức và cải thiện hiệu suất làm việc.
- Quản lý tài nguyên: Máy chủ giúp quản lý các tài nguyên như CPU, bộ nhớ, ổ cứng lưu trữ,..Cung cấp khả năng phân phối tài nguyên cho các ứng dụng, dịch vụ để đảm bảo nó hoạt động hiệu quả nhất.
- Bảo mật dữ liệu: Máy chú được cấu hình để bảo mật dữ liệu, hệ thống mạng. Nó kiểm soát quyền truy cập vào dữ liệu và có các biện pháp bảo mật như mã hóa, kiểm tra thực thể để bảo vệ thông tin quan trọng.
- Cung cấp dịch vụ ứng dụng: Máy chủ dùng để chạy các ứng dụng/dịch vụ quan trọng cho tổ chức như mail, ứng dụng, cơ sở dữ liệu,…giúp tổ chức tương tác với khách hàng, cung cấp dịch vụ quản lý thông tinh nhanh chóng.
- Sao lưu và phục hồi dữ liệu: Định kỳ, máy chủ sẽ tự động sao lưu dữ liệu để đảm bảo thông tin quan trọng được bảo vệ và có thể khôi phục trong nhiều trường hợp.
- Quản lý tài nguyên mạng: Máy chủ chạy phần mềm quản lý mạng để theo dõi và điều khiển lưu lượng mạng, quản lý thiết bị mạng và giám sát hiệu suất hệ thống.
- Phục vụ trang web và ứng dụng: Máy chủ chịu trách nhiệm phục vụ trang web và ứng dụng cho khách hàng. Đảm bảo trang web hoạt động liên tục và phản hồi nhanh chóng.
- Quản lý từ xa: Máy chủ cho phép quản lý từ xa, giúp tổ chức theo dõi và quản lý dịch vụ và ứng dụng từ xa hiệu quả, đặc thù với doanh nghiệp có nhiều chi nhánh hoặc văn phòng.
Qua đó, chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng của máy chủ trong việc hỗ trợ các hoạt động doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ, bảo mật dữ liệu, và quản lý tài nguyên mạng. Lựa chọn máy chủ phù hợp và quản lý chúng một cách hiệu quả là yếu tố quan trọng trong sự phát triển và thành công của doanh nghiệp.
Trên thị trường hiện nay, có 2 dòng máy chủ Server được ưa chuộng nhất đó là HP Server và Dell Server. Nhiều người vẫn chưa biết là hai dòng máy chủ này có gì khác nhau và chúng có đặc điểm tính năng gì. Chính vì vậy, tiếp theo đây, chúng ta cùng giải đáp thắc mắc trên nhé!
Đôi nét về HP Server & Dell Server
HP Server và Dell Server là hai thương hiệu sản xuất máy chủ doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới hiện nay. Cùng tìm hiểu qua về 2 loại máy chủ này nhé!
Tìm hiểu về HP Server
HP Server là một phần của Hewlett-Packard Enterprise (HPE) – Là tập đoàn công nghệ toàn cầu nổi tiếng uy tín và có lịch sử phát triển lâu đời. Các sản phẩm máy chủ của HPE nổi tiếng về sự đa dạng từ máy chủ rack, máy chủ blade, máy chủ tower và các loại máy chủ siêu micro.
Các dòng máy chủ HP Server có thế mạnh về hiệu suất ổn định, tính dự phòng cao, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, đáng tin cậy. Cùng với đó là các dịch vụ hỗ trợ khách hàng, hỗ trợ kỹ thuật bảo hành uy tín, chuyên nghiệp.
Tìm hiểu về Dell Server:
Dell Server thuộc Dell Technologies – Là tập đoàn công nghệ toàn cầu cũng có lịch sử phát triển lâu dài và uy tín trên toàn thế giới.
Dell Server cung cấp đa dạng về loại máy chủ tương tự HP server như máy chủ rack, máy chủ blade, máy chủ tower và máy chủ hyper-converged. Nổi tiếng với hiệu năng ổn định, tích hợp công nghệ tiên tiến và mở rộng dễ dàng.
Thêm vào đó, Dell Server còn cung cấp các công cụ quản lý đồng nhất, giúp quản trị viên quản lý máy chủ và tài nguyên hiệu quả.
Cả HP Server và Dell Server đều là hai thương hiệu được lựa chọn sử dụng rộng rãi trong môi trường doanh nghiệp và datacenter. Để hiểu kỹ hơn, chúng ta cùng đi tìm hiểu sự khác biệt giữa chúng ngay sau đây nhé!
So sánh sự khác nhau giữa HP Server & Dell Server
Mặc dù Dell Server và HP Server là hai hãng máy chủ khác nhau, nhưng họ có nhiều đặc điểm và tính năng chung do cả hai đều là những sản phẩm máy chủ cao cấp dành cho môi trường doanh nghiệp. Để so sánh về sự khác nhau giữa Dell Server và HP Server, chúng ta sẽ so sánh về tính năng hỗ trợ, giá cả và công cụ quản lý của Dell Server và HP server ngay sau đây để xem máy chủ nào ưu việt hơn nhé!
Về các tính năng hỗ trợ
Server Dell
- Các bản cập nhật của Dell Server được tải miễn phí. Hãng cũng có website uy tín để người dùng tìm kiếm các phiên bản cập nhật hệ thống nhanh chóng.
- Dell Prosupport – Chương trình hỗ trợ hữu ích đáng tin cậy mà doanh nghiệp có thể lựa chọn.
Server HPE
- HPE đòi hỏi phải có hợp đồng dịch vụ – hỗ trợ để tải xuống các bản cập nhật/chương trình cơ sở mới. Người dùng không dễ tìm được trình điều khiển và phàn mềm hỗ trợ.
- Chuỗi cung ứng thay thế phụ tùng không phải lúc nào cũng đáng tin cậy, dù đã được hãng cải thiện nhưng vẫn xem là điểm trừ của hãng.
- Việc tạo tài khoản trực tuyến thông qua trang Web của HP Server cho phép cá nhân hóa rộng rãi. Người dùng có thể cập nhật hồ sơ của họ với các danh mục đầu tư cụ thể ghi lại mọi phần cứng HP Server của doanh nghiệp.
- Người dùng có quyền truy cập vào dịch vụ hỗ trợ 24.7 của HP Server, quản lý các đơn đặt hàng trong tương lai và khả năng sử dụng trải nghiệm dịch vụ.
Về giá thành
Nhìn chung máy chủ Dell có giá khá cao nhưng hãng đã có sự điều chỉnh về giá tốt hơn trong thời gian gần đây. Trong khi đó, Server HPE có sự linh hoạt hơn về giá.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, HP Server có chi phí đắt hơn so với Dell Server. Ngoài ra còn có rất nhiều thiết bị HP Server đã qua sử dụng, phụ tùng và các bộ phận rất dễ tìm. HP Server có một hệ thống tài liệu toàn diện hơn đằng sau nó. Bạn có thể tìm thấy sách hướng dẫn cụ thể mà HP Server đã thực hiện.
Dù vậy, bạn cũng cần cân nhắc về yếu tố độ uy tín của nhà cung cấp để lựa chọn mua/thuê máy chủ.
Công cụ quản lý
Công cụ quản lý của HPE là iLO và Dell EMC là iDRAC. Cả hai hệ thống đều cung cấp các tính năng tương tự nhau như hỗ trợ HTML5. Cả hai công cụ này đều cho các tính năng mạnh mẽ để quản lý máy chủ từ xa.
Lời Kết
Trên đây là những chia sẻ về HP server và dell Server cũng như những khác biệt giữa hai thương hiệu sản xuất máy chủ nổi tiếng nhất. Nhìn chung, cả hai đều không có nhiều sự khác biệt về tính năng, hiệu suất và khả năng cung cấp hỗ trợ. Để quyết định nên lựa chọn máy chủ hãng nào, còn tùy thuộc vào thói quen, nhu cầu và ngân sách của doanh nghiệp.
Tại LANIT, chúng tôi cung cấp dịch vụ thuê máy chủ riêng chuyên nghiệp cả hai thương hiệu DELL và HP chính hãng, chất lượng. Cùng với đó là dịch vụ máy chủ ảo VPS được tạo ra từ hệ thống máy chủ vật lý DELL, HP tặng kèm firewall chống DDoS bảo vệ ứng dụng trước các cuộc tấn công hiệu quả.
Liên hệ ngay để được tư vấn hỗ trợ sớm nhất!