PKI là gì? Vai trò và Cách Thức Hoạt Động của PKI

PKI là một hệ thống cho phép quản lý, phân phối và xác thực các cặp khóa mã hóa để đảm bảo an toàn khi trao đổi thông tin, giao dịch điện tử. Cùng LANIT theo dõi bài viết sau để tìm hiểu về vai trò và cách thức hoạt động của PKI nhé!

PKI là gì?

PKI (Public Key Infrastructure) tập hợp các công nghệ và quy trình tạo nên khuôn khổ mã hóa để bảo vệ và xác thực thông tin liên lạc. Nó sử dụng khóa công khai mật mã được kết nối với chứng chỉ số, chứng thực thiết bị hoặc người dùng gửi thông tin liên lạc số.

Public Key Infrastructure Pki La Gi
PKI là gì?

PKI được tích hợp vào tất cả các trình duyệt web hiện nay, giúp bảo mật lưu lượng truy cập Internet công cộng. Các tổ chức sử dụng PKI để bảo mật thông tin liên lạc mà họ gửi qua lại trong nội bộ và đảm bảo các thiết bị được kết nối có thể kết nối an toàn.

Nhìn chung, PKI mang lại cho cá nhân, doanh nghiệp nhiều lợi ích, giúp nâng cao bảo mật thông tin, toàn vẹn dữ liệu, đảm bảo các giao dịch điện tử và trao đổi thông tin được diễn ra an toàn và tin cậy.

Các thành phần của PKI

Các thành phần chính của PKI bao gồm:

Chứng chỉ số PKI

Chứng chỉ số chứa danh tính của người dùng, tổ chức hoặc thiết bị của người giữ chứng chỉ cùng cặp khóa công khai có thể được dùng để mã hóa và ký thông tin.

Khóa PKI

Một cặp khóa cho phép mã hóa, một quá trình che giấu dữ liệu để chặn không cho bất kỳ ai ngoài người nhận dự tính trước đó đọc dữ liệu. Mỗi khóa công khai được ghép với một khóa riêng tư. Khóa công khai được phân phối công khai và khóa riêng tư được giữ bí mật với chủ sở hữu.

Cơ quan cấp chứng chỉ (CA):

CA là một tổ chức đáng tin cậy cấp chứng chỉ số PKI, lưu trữ và ký chứng chỉ số. CA ký chứng chỉ số bằng khóa riêng tư của họ và công bố khóa công khai có thể được truy cập theo yêu cầu.

Cơ quan đăng ký (RA)

RA xác minh danh tính người dùng hoặc thiết bị yêu cầu chứng chỉ. Đây có thể là bên thứ 3 hoặc CA cũng có thể hoạt động như RA.

Cơ sở dữ liệu chứng chỉ

Cơ sở dữ liệu chứng chỉ lưu trữ các thông tin liên quan đến chứng chỉ đã được cấp với hiệu lực sử dụng và trạng thái hoạt động của chứng chỉ đó. Để thu hồi chứng chỉ PKI, người dùng có thể cập nhật cơ sở dữ liệu dựa trên chữ ký số và mã hóa bằng khóa công khai của chủ sở hữu.

Kho lưu trữ chứng chỉ

Là nơi lưu trữ an toàn các khóa mật mã được lập chỉ mục, lưu trữ và có thể lấy lại để xác thực.

Hệ thống quản lý chứng chỉ tập trung:

Đây là hệ thống quản lý việc cung cấp chứng chỉ, quyền truy cập của chứng chỉ. Tổ chức có thể quản lý khóa mật mã và chứng chỉ số của mình qua hệ thống quản lý tập trung này.

Cách thức hoạt động của PKI

PKI hoạt động bằng cách thiết lập chuỗi tin cậy giữa các thực thể, sự tin cậy này dựa trên việc sử dụng chứng chỉ số, mỗi chứng chỉ hoạt động như một dấu hiệu nhận dạng đã xác minh.

Khi một thực thể trình bày chứng chỉ số như một phần của giao tiếp, người nhận chứng chỉ sẽ thực hiện một quy trình xác minh. Nó bao gồm việc việc tra chứng chỉ số để đảm bảo chứng chỉ là xác thực, không bị giả mạo và vẫn còn hiệu lực. Tính xác thực của chứng chỉ được xác nhận bằng cách truy cập lại CA cấp. Chứng chỉ PKI của CA cũng được xác minh, đảm bảo tin cậy an toàn. Việc xác minh nhiều lớp cần thiết để đảm bảo mỗi người tham gia tương tác có thể tin tưởng vào danh tính và bảo mật của các thực thể mà họ đang giao tiếp.

PKI được dùng để làm gì?

Ngày nay, PKI được ứng dụng đa dạng. Các cơ chế bảo này này được dùng để cấp quyền truy cập an toàn vào các tài nguyên vật lý và kỹ thuật số, giúp giao tiếp an toàn, cho phép các ký kỹ thuật số các tài liệu và giao dịch.

Pki La Gi
Ứng dụng của PKI

Giao tiếp an toàn: PKI có vai trò quan trọng để bảo mật thông tin liên lạc qua Internet. Nó giúp mã hóa email, tin nhắn tức thì và các hình thức truyền thông kỹ thuật số khác. Điều này đảm bảo chỉ người nhận dự tính trước mới có thể truy cập nội dung tin nhắn, ngăn chặn truy cập trái phép.

Xác thực: PKI cho phép xác thực danh tính của người dùng, thiết bị hoặc dịch vụ một cách mạnh mẽ bằng cách sử dụng chứng chỉ kỹ thuật số và cặp khóa. Đảm bảo chỉ những thực thể được ủy quyền mới có thể truy cập và các hệ thống và dữ liệu nhạy cảm.

Bảo toàn dữ liệu: PKI đảm bảo rằng dữ liệu không bị thay đổi hoặc bị làm giả trong quá trình truyền tải. Chữ ký số được tạo bằng PKI giúp xác minh dữ liệu nhận được là chính xác như khi nó được gửi đi, đảm bảo tính xác thực và bảo toàn dữ liệu.

Bảo mật giao dịch web: PKI giúp bảo mật các giao dịch web thông qua việc mã hóa thông tin nhạy cảm như số thẻ và dữ liệu cá nhân, đảm bảo các giao dịch trực tuyến an toàn và bảo mật. Nó vừa đảm bảo dữ liệu của người dùng được an toàn vừa giúp xây dựng lòng tin của các nền tảng trực tuyến.

Lời kết

Trên đây LANIT đã chia sẻ thông tin về PKI – là nền tảng để xác thực danh tính của thực thể, giúp bảo mật thông tin và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu. Nhờ đó, PKI được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng bảo mật hiện đại như email, giao dịch trực tuyến đến các hệ thống IoT và blockchain.

Nếu bạn còn thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về các giải pháp bảo mật, lưu trữ dữ liệu an toàn như Cloud VPS giá rẻ, Cloud Hosting liên hệ ngay LANIT nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!