AMD FreeSync là gì?
AMD FreeSync là công nghệ đồng bộ hoá có thể thích ứng cho màn hình dạng tinh thể lỏng. Công nghệ này giúp đẩy nhanh tốc độ làm mới để tránh hiện tượng xé hình. AMD FreeSync là công nghệ được phát triển bởi AMD, đối đầu trực tiếp với G-sync của Nvidia. Thông thường AMD FreeSync được trang bị sẵn trong máy chơi game, màn hình TV, laptop,…
Tóm lại AMD FreeSync giúp tốc độ xử lý hình ảnh của màn hình và card đồ hoạ đồng bộ, nhằm đem lại trải nghiệm chơi game mượt, không giật lag.
Hiện tượng xé hình là gì?
Hiện tượng xé hình xảy ra khi tốc độ khung hình (FPS) của card đồ họa không khớp với tốc độ làm tươi (refresh rate) của màn hình. Điều này khiến cho các khung hình từ GPU và màn hình không hiển thị trùng khớp với nhau. Dẫn đến việc một phần của khung hình cũ và một phần của khung hình mới bị hiển thị cùng lúc.
Hiện tượng xé hình này tác động tiêu cực đến trải nghiệm chơi game. Khi chơi hình ảnh bị xé và không liền mạch. Do đó rất nhiều game thủ tìm hiểu AMD FreeSync là gì để sử dụng hiệu quả.
>>> Xem thêm: Server Game là gì? Tìm Hiểu A – Z Về Server Game
Cách AMD FreeSync hoạt động
Công nghệ FreeSync hoạt động bằng cách điều chỉnh tốc độ làm mới của màn hình theo tốc độ khung hình mà GPU cung cấp. Thay vì giữ một tần số làm mới cố định (như 60Hz hoặc 120Hz), FreeSync cho phép màn hình linh hoạt thay đổi tần số làm mới để duy trì sự đồng bộ giữa màn hình và GPU. Điều này giúp loại bỏ hiện tượng xé hình (screen tearing) và giật hình (stuttering), xảy ra khi màn hình làm mới mà GPU chưa cung cấp đủ khung hình. FreeSync hoạt động tốt trong một phạm vi tốc độ làm mới nhất định, và không yêu cầu phần cứng đặc biệt, chỉ cần kết nối qua DisplayPort hoặc HDMI. Do đó giúp giảm chi phí so với các công nghệ như G-Sync của NVIDIA.
Các loại AMD FreeSync là gì?
Hiện nay có ba loại AMD FreeSync gồm:
- AMD FreeSync tiêu chuẩn: Loại cơ bản dành cho hầu hết người dùng với mức tần số quét từ 48Hz đến 75Hz.
- AMD FreeSync Premium: Phiên bản nâng cấp dành cho game thủ đòi hỏi hiệu suất cao, cung cấp tốc độ làm tươi tối thiểu là 120Hz. Hỗ trợ bù đắp tốc độ khung hình thấp (Low Framerate Compensation – LFC).
- AMD FreeSync Premium Pro: Hỗ trợ HDR (High Dynamic Range) cho hình ảnh sắc nét, chân thực hơn và màu sắc chính xác.
Ưu và nhược điểm của AMD FreeSync là gì?
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì AMD FreeSync vẫn tồn tại những nhược điểm cần chú ý
ƯU ĐIỂM | NHƯỢC ĐIỂM |
Không yêu cầu phần cứng đắt tiền | Hiệu suất không ổn định trên mọi thiết bị |
Thích hợp cả cổng DisplayPort và HDMI | Chỉ hoạt động tốt với GPU AMD và màn hình phù hợp |
Không tính chi phí bản quyền cho nhà sản xuất | Phạm vi đồng bộ hoá tốc độ khung hình thấp |
Giá cả phải chăng | Cần cấu hình thiết lập phù hợp để tối ưu |
>>> Xem thêm: Thuê VPS Treo Game Online Giá Rẻ & Chất Lượng
So sánh AMD FreeSync và NVIDIA G-Sync
AMD FreeSync được coi là đối thủ hàng đầu với Nvidia G-Sync. Vậy điểm khác biệt giữa hai công cụ này là gì?
TIÊU CHÍ | AMD FreeSync | Nvidia G-Sync |
Giá cả | Rẻ hơn vì không yêu cầu phần cứng chuyên dụng | Đắt hơn do yêu cầu phần cứng tích hợp |
Yêu cầu phần cứng | Không cần module phần cứng riêng, sử dụng qua DisplayPort hoặc HDMI | Yêu cầu module G-Sync riêng trong màn hình |
Khả năng tương thích | Tương thích với nhiều màn hình hơn, không có phí bản quyền | Hạn chế hơn do chỉ hỗ trợ màn hình có G-Sync |
Hiệu suất | Phạm vi đồng bộ hóa không cao trên một số màn hình | Hiệu suất đồng bộ hóa ổn định và mượt mà hơn |
Chất lượng hình ảnh | Tùy thuộc vào màn hình, chất lượng có thể không đồng đều | Chất lượng hình ảnh mượt mà, giảm tối đa hiện tượng xé hình |
Phạm vi đồng bộ | 40Hz – 144Hz (tùy màn hình) | 30Hz – 240Hz (tùy màn hình) |
Cổng kết nối | DisplayPort, HDMI | Chỉ DisplayPort |
Trải nghiệm game khung hình thấp | Hiệu suất có thể giảm rõ rệt khi tốc độ khung hình thấp | Hỗ trợ tính năng ULMB để cải thiện tốc độ khung hình thấp |
>>> Xem thêm: Thuê VPS Có GPU Nên Không? Ưu Điểm Của VPS Có GPU
Những câu hỏi thường gặp
FreeSync có hoạt động trên mọi loại màn hình không?
FreeSync chỉ hoạt động trên các màn hình được thiết kế để hỗ trợ công nghệ này. Do đó, không phải tất cả màn hình đều hỗ trợ FreeSync. Bạn cần kiểm tra thông số kỹ thuật của màn hình để xác định xem nó có hỗ trợ FreeSync hay không.
AMD FreeSync có hỗ trợ HDR không?
Một số màn hình hỗ trợ FreeSync cũng hỗ trợ HDR (High Dynamic Range). Tuy nhiên, không phải tất cả các màn hình FreeSync đều có tính năng này. Để tận hưởng HDR, bạn cần một màn hình được thiết kế riêng cho HDR, cùng với card đồ họa và game hỗ trợ HDR.
Có nên kích hoạt FreeSync khi chơi game không?
Nếu bạn chơi bằng card đồ hoạ AMD có tích hợp FreeSync thì nên bật sẵn. FreeSync giúp trải nghiệm game mượt mà, giảm độ trễ hình ảnh đầu vào.
Lời kết
Có thể thấy FreeSync là công cụ với nhiều tính năng nổi bật. Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn hiểu được AMD FreeSync là gì và những ưu nhược điểm của công cụ. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc đừng ngần ngại để lại bình luận để LANIT hỗ trợ bạn nhanh nhất nhé!
Bạn muốn chơi những tựa game cấu hình cao mà không có dàn PC chất lượng? Chơi trên máy thường hay bị giật lag, muốn có thêm nhiều thời gian cày game? Hãy tham khảo ngay VPS treo game cực chất lượng tại LANIT với giá cả cực ưu đãi.
Liên hệ ngay để được tư vấn!