MFA là gì? Lợi Ích và Cách Thức Hoạt Động của MFA

Mfa là phương pháp xác thực bảo mật an toàn yêu cầu người dùng sử dụng nhiều yếu tố xác thực khác nhau. Vậy cụ thể MFA là gì? Lợi ích ra sao? Theo dõi bài viết ngay nhé!

MFA là gì?

MFA viết tắt bởi Multi-Factor Authentication là phương pháp xác thực dùng 2 hoặc nhiều yếu tố xác minh để có quyền truy cập vào một tài nguyên như ứng dụng, tài khoản trực tuyến hoặc VPN. Thay vì chỉ sử dụng một yếu tố như mật khẩu, MFA yêu cầu thêm một hoặc nhiều yếu tố khác để xác minh bổ sung để đảm bảo an toàn như mã OTP, dấu vân tay, sinh trắc học,…

MFA là gì? Lợi Ích và Cách Thức Hoạt Động của MFA
MFA là gì?

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sử dụng MFA để kiểm soát quyền truy cập vào các hệ thống, giải pháp CNTT nội bộ hay các ứng dụng hướng đến khách hàng. Giải pháp MFA giúp tăng cường bảo mật, chống rò rỉ dữ liệu, gian lận và lạm dụng, giúp cải thiện tính bảo mật ngay cả khi bị lộ mật khẩu.

So sánh sự khác nhau giữa 2FA và MFA

MFA và 2FA đều là phương thức bảo mật nhằm tăng cường an ninh cho tài khoản và hệ thống. Tuy nhiên, nó cũng có một số điểm khác biệt như sau:

  • Về khái niệm: MFA yêu cầu người dùng xác thực danh tính bằng hai hay nhiều yếu tố bao gồm mật khẩu, mã OTP, dấu vân tay,..Trong khi đó, 2FA chỉ yêu cầu 2 yếu tố xác thực bao gồm mật khẩu và một yếu tố khác như mã OTP.
  • Mức độ bảo mật: MFA cung cấp mức độ bảo mật cao hơn 2FA vì nó yêu cầu nhiều hơn 2 yếu tố xác thực, làm giảm khả năng tài khoản bị xâm nhập.
  • Ứng dụng: MFA được áp dụng trong các hệ thống yêu cầu mức độ bảo mật cực kỳ cao như tổ chức tài chính, quân đội,…còn 2FA phổ biến trong các ứng dụng như email, mạng xã hội, dịch vụ trực tuyến khác. 2FA được sử dụng phổ biến bởi tính đơn giản và dễ sử dụng.
  • Tính linh hoạt: MFA linh hoạt hơn 2FA vì bạn có thể kết hợp nhiều loại yếu tố xác thực khác nhau để tùy chỉnh mức độ bảo mật theo yêu cầu, trong khi 2FA chỉ tập trung vào 2 yếu tố xác thực.
  • Triển khai: MFA triển khai phức tạp hơn và yêu cầu nhiều thiết bị hoặc phương pháp xác thực khác nhau, trong khi 2FA đơn giản hơn khi nó chỉ cần một thiết bị thứ 2 như điện thoại để nhận mã OTP.
  • Trải nghiệm người dùng: MFA có thể phức tạp và tốn thời gian hơn nhưng nó bảo mật hơn. Trong khi đó 2FA dễ sử dụng và phổ biến trong các ứng dụng thông thường, có mức độ bảo mật trung bình.

Như vậy, chúng ta có thể thấy 2FA là giải pháp xác thực bảo mật đơn giản hơn MFA, khi yêu cầu 2 yếu tố xác thực, trong khi đó MFA cung cấp nhiều lớp bảo mật bằng cách yêu cầu nhiều yếu tố xác thực khác nhau.

So sánh sự khác nhau giữa 2FA và MFA
So sánh sự khác nhau giữa 2FA và MFA

MFA hoạt động như thế nào?

MFA hoạt động bằng cách yêu cầu người dùng cung cấp nhiều yếu tố xác thực khác nhau để xác minh danh tính của họ khi đăng nhập vào một hệ thống, ứng dụng. Sau đây là cách thức hoạt động chi tiết:

MFA thường sẽ sử dụng 3 loại yếu tố xác thực chính như yếu tố kiến thức (mật khẩu hoặc mã pin), yếu tố sở hữu (mã OTP, thẻ bảo mật hoặc thiết bị token), yếu tố sinh trắc học (dấu vân tay, sinh trắc học, quét mống mắt).

Quá trình xác thực MFA được diễn ra theo quy trình sau:

  • Bước 1: Nhập đúng thông tin đăng nhập như tên người dùng và mật khẩu.
  • Bước 2: Lúc này, hệ thống sẽ yêu cầu người dùng cung cấp thêm yếu tố xác thực khác như mã OTP, yêu cầu nhập mã Pin hoặc xác nhận dấu vân tay.
  • Bước 3: Người dùng cung cấp yếu tố xác thực thứ 2. Nếu hợp lệ, hệ thống cho phép người dùng truy cập vào tài khoản.
  • Bước 4: Nếu có, hệ thống sẽ yêu cầu thêm yếu tố xác thực thứ 3 nếu cần mức độ bảo mật cao hơn.

Cơ chế hoạt động cụ thể:

  • Mã OTP được tạo và gửi đến người dùng qua SMS, email hoặc ứng dụng xác thực như Google Authenticator. Nó chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và sử dụng 1 lần.
  • Sinh trắc học: Hệ thống yêu cầu quét dấu vân tay, sinh trắc học,…tất cả thông tin này được so sánh với thông tin đã lưu.
  • Thiết bị token: Người dùng cắm thiết bị token vào usb hoặc nhấn vào thiết bị token để tạo mã xác thực.

Ngay cả khi kẻ tấn công biết được mật khẩu của bạn họ cũng không thể truy cập tài khoản mà không có yếu tố xác thực thứ 2. Nếu yếu tố xác thực bị mất, người dùng có thể sử dụng mã khôi phục hoặc liên hệ với bộ phận hỗ trợ để lấy lại quyền truy cập.

Lợi ích và hạn chế khi sử dụng MFA

Sử dụng MFA mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong việc bảo vệ tài khoản và hệ thống người dùng. Cụ thể:

MFA giúp tăng tính bảo mật: MFA yêu cầu nhiều yếu tố xác thực khác nhau, làm giảm nguy cơ tài khoản bị xâm nhập ngay cả khi bị lộ mật khẩu. Kẻ tấn công sẽ phải vượt quan nhiều lớp bảo mật.

Giúp bảo vệ dữ liệu nhạy cảm: MFA bảo vệ các tài khoản chứa thông tin nhạy cảm như tài khoản ngân hành, email, dữ liệu khách hàng, đảm bảo chỉ người dùng hợp pháp mới có quyền truy cập. Nhiều dơn vị cũng yêu cầu sử dụng MFA để tuân thủ các quy định bảo mật, bảo vệ thông tin cá nhân, dữ liệu nhạy cảm khỏi việc truy cập trái phép.

Ngăn chặn các cuộc tấn công brute force hiệu quả: MFA hiệu quả ngăn chặn tấn công brute force vì ngay cả khi mật khẩu bị lộ, kẻ tấn công cũng không thể xâm nhập bởi còn phải vượt qua các yếu tố xác thực khác nữa.

Dễ quản lý và sử dụng: Mặc dù thêm một bước trong quy trình đăng nhập, MFA vẫn thân thiện và dễ sử dụng như sử dụng sinh trắc học, mã OTP, mang lại độ bảo mật cao mà không gây phiền toái. Một số hệ thống cho phép người dùng thiết lập các thiết bị tin cậy để không phải thực hiện xác thực nhiều lần trên cùng một thiết bị, giúp quy trình đăng nhập trở nên nhanh chóng.

Giảm chi phí: Nhờ hiệu quả trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công mạng, MFA giúp giảm chi phí liên quan đến việc khôi phục dữ liệu, xử lý các vi phạm an ninh và giảm rủi ro pháp lý liên quan đến vi phạm bảo mật.

Tăng uy tín thương hiệu: Việc tăng cường bảo mật cho tài khoản và dữ liệu khách hàng cũng giúp doanh nghiệp tăng uy tín thương hiệu, tránh được những tổn thất do vi phạm bảo mật gây ra.

Linh hoạt lựa chọn phương pháp xác thực: MFA cho phép doanh nghiệp và người dùng chọn phương pháp xác thực phù hợp với nhu cầu từ mã OTP, sinh trắc học giúp tối ưu hóa sự bảo mật mà không giảm trải nghiệm người dùng. Mặt khác, phương pháp MFA cũng áp dụng linh hoạt trong nhiều doanh nghiệp, lĩnh vực.

An toàn khi làm việc từ xa: Giải pháp bảo mật MFA hữu ích trong môi trường làm việc từ xa, nơi mà các nhân viên thường truy cập vào hệ thống doanh nghiệp từ nhiều vị trí và thiết bị khác nhau. MFA giúp bảo vệ tài khoản ngay cả khi truy cập từ những mạng không an toàn.

Mặc dù sử dụng MFA an toàn, bảo mật nhưng nó cũng có một số hạn chế như:

  • Sự bất tiện: MFA yêu cầu người dùng thực hiện thêm các bước xác thực, tăng tính phức tạp và tốn thời gian hơn so với việc chỉ cần nhập mật khẩu. Nhiều người dùng cũng có thể thấy phiền khi phải cung cấp mã xác thực hoặc sử dụng các thiết bị bổ sung mỗi khi đăng nhập.
  • Các lỗ hổng tiềm ẩn: MFA tuy an toàn nhưng không tuyệt đối trong việc ngăn chặn tấn công. Các cuộc tấn công như man-in-the-middle (kẻ tấn công chặn và thay đổi thông tin giữa hai bên) hoặc SIM swapping (chiếm quyền kiểm soát số điện thoại) vẫn có thể vượt qua các lớp xác thực của MFA.
  • Quyền riêng tư: Sử dụng các yếu tố sinh trắc học (như dấu vân tay, nhận diện khuôn mặt) có thể gây ra lo ngại về quyền riêng tư, đặc biệt là nếu dữ liệu này bị thu thập và lưu trữ bởi các bên thứ ba.

Kết luận

Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về MFA – Phương thức xác thực bảo mật nhiều lớp giúp bạn bảo vệ tài khoản của mình một cách an toàn. Mặc dù MFA là phương thức xác thực bảo mật có tính an toàn cao nhưng 2FA cũng là phương pháp xác thực được nhiều ứng dụng lựa chọn. Đặc biệt, trong hệ thống Hosting, đây vẫn là giải pháp ưu tiên hàng đầu. Bạn có thể đọc thêm về cách thiết lập 2FA trên Hosting Cpanel tại Cách Bật Xác Thực 2 Lớp (2FA) trên Hosting Cpanel.

Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu mua Hosting giá rẻ hoặc thuê Vps, liên hệ ngay LANIT để được tư vấn chi tiết nhé!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!