RSI là gì? Cách sử dụng và phân biệt với MACD

Các chỉ báo trong giao dịch Forex là công cụ tuyệt vời giúp nhà đầu tư có cơ sở để đưa ra quyết định đầu tư chính xác. Hôm nay hãy cùng LANIT tìm hiểu về chỉ báo RSI là gì cũng như cách ứng dụng chỉ báo này hiệu quả.

RSI là gì?

RSI (Relative Strength Index) là một chỉ báo phân tích kỹ thuật để đo lường sức mạnh và hướng đi của giá. RSI tính toán dựa trên tỷ lệ giữa số ngày tăng và giảm giá trong một giai đoạn, với giá trị từ 0 đến 100, mức trung bình là 50. Chỉ báo này giúp nhà đầu tư xác định khi nào một cổ phiếu có thể đang bị mua quá nhiều hoặc bán quá nhiều. Thường là khi RSI vượt mức 70 (quá mua) hoặc dưới 30 (quá bán). Khái niệm RSI được giới thiệu vào năm 1978 trong cuốn sách “Các Khái niệm Mới trong Hệ thống Giao dịch Kỹ thuật” của J. Welles Wilder, đóng vai trò quan trọng trong phân tích kỹ thuật cổ phiếu.

RSI là gì?
RSI là gì?

Nguyên tắc giao dịch khi dùng RSI:

  • Điểm mua (BUY): Mua khi RSI giảm dưới ngưỡng 30 và sau đó quay lên cắt qua ngưỡng này, báo hiệu khả năng đảo chiều tăng từ vùng quá bán.
  • Điểm bán (SELL): Bán khi RSI vượt qua 70 và sau đó giảm xuống dưới ngưỡng này, gợi ý đảo chiều giảm từ vùng quá mua.

Công thức tính chỉ số RSI

Chỉ báo RSI được tính theo công thức sau:

RSI = 100 – (100/ 1 + RS)

Trong đó:

  • RS = Mức tăng trung bình/ Tổn thất trung bình

>>> Xem thêm: Position Trading là gì? Các chiến lược Position Trading phổ biến

Chỉ báo RSI có ý nghĩa gì?

Chỉ báo RSI giúp xác định xu hướng giá và đưa ra tín hiệu mua/bán thông qua ba mức chính:

  • Mốc 50: Là ngưỡng trung lập. Khi RSI vượt qua 50, nó thể hiện động lực tăng giá và kỳ vọng tăng trưởng (xu hướng Bullish). Ngược lại, RSI dưới 50 ám chỉ xu hướng giảm (xu hướng Bearish).
  • Mức 70 (Quá mua): Khi RSI vượt ngưỡng 70, chứng khoán có thể đã bị mua quá nhiều, gây áp lực giảm giá khi nhà đầu tư chốt lời. RSI giảm từ trên 70 xuống báo hiệu giá có thể sắp điều chỉnh giảm.
  • Mức 30 (Quá bán): Khi RSI dưới 30, chứng khoán có thể bị bán quá mức, dẫn đến khả năng hồi phục giá do nhà đầu tư bắt đầu mua vào. RSI tăng từ dưới 30 lên là tín hiệu giá có thể tăng trở lại.
Chỉ báo RSI có ý nghĩa gì?
Chỉ báo RSI có ý nghĩa gì?

    Ưu và nhược điểm của RSI là gì?

    Vậy chỉ báo RSI có phải lúc nào cũng đúng? Bên cạnh những ưu điểm thì RSI còn có những nhược điểm mà bạn cần chú ý như:

    ƯU ĐIỂMNHƯỢC ĐIỂM
    Dễ hiểu và dễ sử dụng cho cả người mới bắt đầuKhông phải lúc nào cũng chính xác nhất là trong lúc thị trường biến động
    Cung cấp tín hiệu rõ ràng về vùng quá mua và quá bánCơ hội giao dịch không thường xuyên
    Thích hợp giao dịch ngắn hạn và nhanh có lờiKhông phù hợp cho giao dịch dài hạn

    Dựa vào những ưu nhược điểm, bạn có thể tận dụng điểm mạnh và có phương pháp hạn chế các nhược điểm của RSI. Ví dụ: Để tăng độ chính xác trước khi ra quyết định, nhà đầu tư có thể kết hợp RSI với nhiều công cụ khác.

    >>> Xem thêm: Đòn bẩy trong Forex: Cách thức hoạt động và những điều cần lưu ý

    Ứng dụng RSI hiệu quả trong các giao dịch

    Để ứng dụng RSI (Relative Strength Index) hiệu quả trong giao dịch, nhà đầu tư có thể dựa vào các mức độ quá mua và quá bán, phân kỳ, và vùng trung tính. Từ đó xác định các điểm mua và bán có lợi nhuận. Bên cạnh việc xác định mức quá mua quá bán thì RSI có thể:

    Phát hiện sự phân kỳ

    Sự phân kỳ xảy ra khi có sự khác biệt giữa giá của một tài sản và chỉ số RSI. Điều này có thể cho biết rằng xu hướng giá hiện tại có thể sắp thay đổi.

    • Ví dụ: Nếu một cổ phiếu đang tăng giá lên mức cao mới, nhưng chỉ số RSI lại không đạt được mức cao trước đó. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy sức mạnh của xu hướng tăng đang yếu đi và có khả năng xảy ra đảo chiều.
    Ứng dụng RSI hiệu quả trong các giao dịch
    Ứng dụng RSI hiệu quả trong các giao dịch

    Kết hợp với các chỉ báo khác

    Bạn có thể kết hợp RSI với các chỉ báo kỹ thuật khác như đường trung bình động (MA), đường Bollinger Bands hoặc MACD để có thêm thông tin khi giao dịch. Việc này giúp bạn giảm rủi ro và tăng tính chính xác trong quyết định giao dịch.

    Ví dụ: Nếu RSI báo hiệu rằng tài sản đang quá mua (hơn 70). Cùng lúc đó giá cổ phiếu cắt xuống dưới đường trung bình động thì quyết định bán cổ phiếu của bạn có thể chắc chắn hơn.

    Sử dụng RSI trong giao dịch ngắn hạn

    Đối với các nhà giao dịch ngắn hạn, RSI có thể giúp tìm kiếm các điểm vào lệnh và thoát lệnh nhanh chóng. Khi RSI cho tín hiệu quá bán, nhà giao dịch có thể mở lệnh mua. Khi RSI cho tín hiệu quá mua, họ có thể đóng lệnh.

    Ví dụ: Trong một xu hướng tăng, nhà giao dịch có thể mua vào khi RSI giảm xuống dưới 30 và thoát lệnh khi RSI vượt qua 70.

    Lưu ý khi sử dụng RSI là gì?

    Khi sử dụng chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) trong giao dịch, có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần ghi nhớ để đạt hiệu quả tốt nhất:

    • Mức RSI Quan trọng: Đó là các mức dưới 30, 50 và trên 70 đã kể trên
    • Xem xét xu hướng: RSI hoạt động tốt trong thị trường có xu hướng rõ ràng, kém hiệu quả trong thị trường đi ngang.
    • Kết hợp với chỉ báo khác: Sử dụng thêm các chỉ báo như đường trung bình động hoặc MACD để xác nhận tín hiệu.
    • Quản lý thời điểm vào và ra: Dùng RSI để quyết định khi nào nên mua hoặc bán. Nhưng cần linh hoạt theo tình hình thị trường.
    • Thử nghiệm qua lịch sử: Kiểm tra RSI với dữ liệu lịch sử để nắm được xu hướng trong các điều kiện thị trường khác nhau.
    • Quản lý rủi ro: Luôn sử dụng các biện pháp bảo vệ vốn như dừng lỗ.
    • Chọn khung thời gian phù hợp: RSI có thể hoạt động khác nhau trên các khung thời gian. Hãy chọn khung phù hợp với chiến lược giao dịch của bạn.
    Lưu ý khi sử dụng RSI là gì?
    Lưu ý khi sử dụng RSI là gì?

    Điểm khác biệt giữa chỉ báo MACD và RSI là gì?

    Chỉ báo MACD là một chỉ báo phổ biến và được giới đầu tư nhắc tới nhiều. Vậy chỉ báo này có gì khác biệt so với RSI?

    TIÊU CHÍMACDRSI
    Loại chỉ báoXu hướng (Trend)Động lượng (Momentum)
    Dấu hiệu mua/bánCắt nhau giữa đường MACD và đường tín hiệuMức trên 70 (bán) và dưới 30 (mua)
    Thời gian phản ứngChậm hơn do dựa vào trung bình động, có thể xuất hiện trễ hơnNhanh hơn trong việc phát hiện điều kiện quá mua/quá bán
    Sự phân kỳCó thể phát hiện sự phân kỳ giữa giá và đường MACDCó thể phát hiện sự phân kỳ giữa giá và RSI
    Khả năng dự đoánThường tốt hơn trong thị trường có xu hướng rõ ràngHiệu quả hơn trong thị trường có động lượng mạnh
    Ứng dụngPhù hợp cho giao dịch dài hạn và trung hạnThích hợp cho giao dịch ngắn hạn và xác định điểm vào/ra

    Chúng ta có thể sử dụng từng chỉ báo theo từng tình huống khác biệt. Hoặc kết hợp hai chỉ báo với nhau để tăng tỷ lệ dự đoán chính xác.

    Lời kết

    Trên đây là mọi thông tin bạn cần biết về chỉ báo RSI là gì, hy vọng đã mang lại kiến thức hữu ích đến bạn. Chúc bạn vận dụng hiệu quả các chỉ báo và ứng dụng công cụ vào quyết định đầu tư của mình.

    Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một sân chơi để trải nghiệm hay giải pháp giúp quá trình giao dịch diễn ra ổn định nhất. Hãy nghiên cứu VPS Forex tại LANIT nhé!

    >>> Xem thêm: Vps Forex là gì? 3 Lợi ích Vps Giúp Bạn Giao Dịch Forex Hiệu Quả

    Nguyễn Đức Hòa

    Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

    Chat với chúng tôi qua Zalo!
    Chat với chúng tôi qua Zalo!