Vai Trò Của Tường Lửa Firewall Trong Hệ Thống An Ninh Mạng

Tường lửa hoạt động như một rào cản giữa mạng nội bộ và mạng bên ngoài, giám sát lưu lượng mạng đến và đi dựa trên quy tắc bảo mật. Chi tiết được LANIT chia sẻ dưới đây!

Firewall là gì?

Firewall hay tường lửa là hệ thống bảo mật mạng được thiết kế để giám sát và kiểu soát lưu lượng mạng đến và đi dựa trên các nguyên tắc bảo mật được thiết lập từ trước. Nó có thể được triển khai dưới dạng phần cứng hoặc phần mềm, dùng để ngăn chặn truy cập trái phép, phần mềm độc hại hay các mối đe dọa trên không gian mạng khác.

Các loại tường lửa phổ biến hiện nay

Sau đây là các loại tường lửa phổ biến với những đặc điểm riêng đáp ứng cho từng nhu cầu của các tổ chức/doanh nghiệp. Cụ thể:

Tường lửa phần cứng – Hardware firewall

Tường lửa phần cứng được cài đặt dưới dạng một thiết bị phần cứng độc lập, nằm ở giữa mạng nội bộ và router để kiểm soát lưu lượng ra vào.

Ưu điểm của tường lửa phần cứng đó là hiệu suất cao, ít ảnh hưởng đến tốc độ mạng, dễ dàng quản lý và mở rộng cho các mạng lớn.

Tường lửa phần mềm -Software Firewall

Tường lửa phần mềm này được cài đặt trên máy tính hoặc máy chủ, để kiểm soát lưu lượng mạng đến và đi của thiết bị được cài đặt.

Ưu điểm của tường lửa phần mềm này là dễ dàng cập nhật, thay đổi cấu hình, tùy chỉnh linh hoạt cho thiết bị cài đặt.

Tường lửa mạng – Network Firewall

Tường lửa mạng có thể là phần cứng hoặc mềm, dùng để bảo vệ toàn bộ mạng bằng cách kiểm soát lưu lượng tại các điểm vào/ra của mạng

Ưu điểm của loại tường lửa mạng là quản lý bảo mật mạng từ một điểm duy nhất, được sử dụng trong các doanh nghiệp/tổ chức có mạng lớn.

Tường lửa ứng dụng -Application Firewall

Tường lửa ứng dụng nhằm bảo vệ các ứng dụng cụ thể bằng cách kiểm soát các yêu cầu và lưu lượng truy cập ứng dụng. Nó có thể nhận diện và ngăn chặn các cuộc tấn công vào các ứng dụng web.

Ưu điểm của loại tường lửa này là bảo vệ chuyên biệt cho các ứng dụng và máy chủ ứng dụng, có khả năng phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng ở mức ứng dụng.

Tường lửa thế giới mới NGFW

Tường lửa NGFW là sự kết hợp các chức năng của tường lửa truyền thống với các tính năng bảo mật tiên tiến như kiểm tra gói sâu (DPI), phát hiện và ngăn chặn xâm nhập (IDS/IPS), và kiểm soát ứng dụng.

Loại tường lửa này cung cấp khả năng bảo mật toàn diện và chi tiết. Đồng thời cung cấp khả năng phân tích và kiểm soát lưu lượng dựa trên ứng dụng, người dùng và nội dung.

Tường lửa web (WAF)

Tường lửa WAF bảo vệ ứng dụng web bằng cách lọc và giám sát lưu lượng HTTP, ngăn chặn các cuộc tấn công phổ biến vào các ứng dụng web như SQL injection, XSS,…

Tường lửa này chuyên biệt để bảo vệ ứng dụng web, cải thiện bảo mật cho ứng dụng đối mặt với các mối đe dọa ngày càng tinh vi.

Vai trò của Firewall trong hệ thống an ninh mạng

Mục đích chính của tường lửa firewall là thiết lập rào cản giữa mạng nội bộ an toàn và mạng bên ngoài như Internet. Sau đây chúng ta cùng điểm qua một số chức năng chính của tường lửa nhé!

Vai trò của Firewall trong hệ thống an ninh mạng
Vai trò của Firewall trong hệ thống an ninh mạng
  • Kiểm soát truy cập: Firewall thực thi chính sách kiểm soát truy cập, cho phép hoặc chặn lưu lượng dựa trên các tiêu chí cụ thể. Từ đó giúp ngăn chặn truy cập trái phép vào mạng.
  • Lọc gói tin: Tường lửa kiểm tra từng gói dữ liệu và xác định nên cho phép hay chặn chúng dựa trên các quy tắc được xác định trước. Bộ lọc này giúp chống lại lưu lượng truy cập độc hại hoặc không mong muốn.
  • Phân đoạn mạng: Tường lửa có thể được dùng để chia mạng thành các phân đoạn hoặc vùng, mỗi phân đoạn hoặc vùng có chính sách bảo mật riêng. Phân đoạn mạng giúp ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của các mối đe dọa trong mạng.
  • Giám sát lưu lượng mạng: Firewall giúp giám sát lưu lượng mạng, ghi lại thông tin về các gói dữ liệu đi qua mạng. Việc giám sát giúp xác định các hoạt động bất thường, vi phạm bảo mật.
  • Chống lại các mối đe dọa mạng: Tường lửa là giải pháp để chống lại các mối đe dọa mạng như mã độc, virus, phần mềm độc hại,…Chúng chặn hoặc cách ly lưu lượng có khả năng gây hại trước khi nó đến mạng nội bộ.
  • Kiểm tra trạng thái: hay là lọc gói tin động cho phép tường lửa đưa ra quyết định dựa trên ngữ cảnh của lưu lượng truy cập. Nó theo dõi trạng thái của các kết nối đang hoạt động, đưa ra quyết định phù hợp, tăng cường bảo mật.
  • Proxy: Một số tường lửa còn cung cấp dịch vụ proxy, hoạt động trung gian giữa người dùng nội bộ và tài nguyên bên ngoài. Giúp ẩn cấu trúc mạng nội bộ, tăng cường bảo mật bằng cách kiểm tra và lọc lưu lượng của ứng dụng.
  • Hỗ trợ VPN: Tường lửa thường hỗ trợ VPN, cho phép giao tiếp an toàn quan mang công cộng, điều này rất quan trọng để truy cập từ xa, kết nối các chi nhánh một cách an toàn.
  • Hệ thống phòng chống xâm nhập IPS: Một số tường lửa tiên tiến còn có khả năng ngăn chặn xâm nhập, chủ động phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa đã biết và chưa biết xâm phạm mạng.

Chính nhờ những vai trò quan trọng của nó trong không gian mạng nói chung, máy chủ ứng dụng nói riêng nên việc sử dụng tường lửa giúp tăng cường bảo mật cho mạng nội bộ, bảo vệ dữ liệu nhạy cảm đồng thời giảm nguy cơ truy cập trái phép và các cuộc tấn công mạng hiệu quả.

LANIT – đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ Cloud VPS, thuê Server giá rẻ uy tín ứng dụng thành công firewall vào hệ thống giúp ngăn chặn hiệu quả các cuộc tấn công mạng hiện nay. Bằng cách lựa chọn các gói VPS giá rẻ kèm Firewall tại LANIT, sẽ giúp tối ưu hiệu suất, gia tăng bảo mật và kiểm soát lưu lượng mạng tốt hơn, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí khi không phải bỏ ra số tiền lớn để cài đặt và duy trì firewall.

Vps Lanit Firewall
Cơ chế bảo vệ hệ thống của Firewall tại LANIT

Kết luận

Trên đây, LANIT đã chia sẻ đến bạn tất cả thông tin về firewall, vai trò của nó trong an ninh mạng cũng như trong hệ thống máy chủ ứng dụng. Hy vọng rằng, bạn đã thực sự hiểu rõ về tầm quan trọng của tường lửa trong hệ thống mạng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần kết hợp nhiều biện pháp bảo mật khác nhau để tăng cường an ninh mạng.

Nếu bạn còn thắc mắc nào khác hoặc cần tư vấn về giải pháp lưu trữ ứng dụng an toàn, chuyên nghiệp, liên hệ ngay LANIT nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!