Firewall là gì? Tại sao phải tắt firewall trên máy chủ Server?
Firewall là thành phần quan trọng không thể thiếu trong hệ thống bảo mật mạng, nhằm giúp máy chủ tránh khỏi các cuộc tấn công, mối đe dọa từ bên ngoài. Nó được cài đặt trên máy chủ nhằm kiểm soát và giám sát lưu lượng mạng đến – đi khỏi máy chủ.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, yêu cầu bạn phải tắt firewall trên máy chủ Ubuntu Server để kiểm tra vấn đề mạng, phân tích lỗi,…
Việc tắt firewall trên Ubuntu Server là hành động được khuyến cáo là nguy hiểm, khiến hệ thống bạn có thể gặp các rủi ro về bảo mật, mã độc hay các cuộc tấn công hệ thống máy chủ. Do đó, cần được thực hiện cẩn thận và nhanh chóng. Sau khi đã xác định được vấn đề, sửa lỗi bạn nên bật firewall lại và cấu hình nó cho phù hợp để đảm bảo an toàn, phù hợp với hệ thống của mình.

Vậy tắt firewall được thực hiện như thế nào? Theo dõi tiếp nhé!
Cách Tắt Firewall trên Ubuntu Server nhanh chóng
Trên Ubuntu, bạn có thể sử dụng lệnh ufw (Uncomplicated Firewall) để quản lý tường lửa. Để tắt firewall trên Ubuntu Server, bạn có thể sử dụng các bước sau:
Bước 1: Check Trạng Thái Firewall:
Đầu tiên, hãy kiểm tra trạng thái của firewall để xem nó có đang hoạt động hay không.
Ta sẽ sử dụng lệnh sau:
sudo ufw status
Nếu firewall đang chạy, bạn sẽ thấy thông báo “Status: active”.
Bước 2: Tắt Firewall:
Để tắt firewall, sử dụng lệnh sau:
sudo ufw disable
Bạn sẽ nhận được thông báo xác nhận rằng firewall đã được tắt.
Bước 3: Check Lại Trạng Thái Firewall:
Để đảm bảo rằng firewall đã được tắt, chạy lại lệnh kiểm tra trạng thái:
sudo ufw status
Bạn sẽ thấy thông báo “Status: inactive”, cho biết firewall đã được tắt.
Cảnh Báo: Bạn nên nhớ rằng việc tắt firewall trên máy chủ có thể làm tăng rủi ro cho hệ thống của bạn. Nếu không thực sự cần thiết, thì bạn không nên tắt firewall, hãy cân nhắc cấu hình phù hợp cho tường lửa để nó cho phép các kết nối hay và chặn các kết nối theo ý muốn. Giúp bảo vệ hệ thống mà không cần tắt tường lửa hoàn toàn.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về tường lửa máy chủ cũng như cách tắt firewall trên Ubuntu Server chi tiết với lệnh duy nhất. Một lần nữa, LANIT khuyên bạn không nên tự ý thực hiện thao tác này, chỉ nên thực hiện khi thực sự cần thiết vì nó dễ gây hại cho hệ thống của bạn. Cần hỏi kỹ thuật hoặc người có chuyên môn hoặc nhờ sự hỗ trợ từ kỹ thuật của đơn vị cho thuê máy chủ để được giải quyết vấn đề.
Chúc bạn thành công!