Tấn công APT là gì? Tìm hiểu mối đe doạ an ninh mạng cực nguy hiểm

Các cuộc tấn công mạng hiện nay diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Không còn là những cuộc tấn công ồ ạt mà Hacker đã tạo các cuộc tấn công có chủ đích. APT là thuật ngữ mô tả kỹ thuật tấn công cao. Vậy tấn công APT là gì? Hãy tìm hiểu chi tiết hơn trong bài dưới đây.

Tấn công APT là gì?

APT hay Advanced Persistent Threat là một hình thức tấn công mạng có chủ đích. Trong đó tin tặc sử dụng các kỹ thuật tinh vi và công nghệ hiện đại để xâm nhập vào hệ thống mục tiêu. Cuộc tấn công này thường kéo dài, âm thầm trong mạng của nạn nhân cho đến khi đạt được mục đích hoặc bị phát hiện và ngăn chặn.

Tấn công APT thường nhắm tới doanh nghiệp lớn thậm chí là mạng lưới chính phủ. APT khác với những cuộc tấn công trước kia. Thay vì cố gắng phá hoại hạ tầng, tấn công đại trà nhiều mục tiêu thì APT là các cuộc tấn công có chủ đích, tinh vi và khó xử lý hơn nhiều. Do vậy nếu bạn vẫn chưa biết tấn công APT là gì thì hãy mau bổ sung kiến thức ngay.

Tấn công APT là gì?
Tấn công APT là gì?

Hậu quả mà APT đem lại

Các cuộc tấn công APT gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Đánh cắp tài sản trí tuệ (bí mật kinh doanh, bằng sáng chế…)
  • Xâm phạm dữ liệu nhạy cảm (thông tin cá nhân, hồ sơ nhân sự)
  • Phá hoại cơ sở hạ tầng quan trọng (cơ sở dữ liệu, máy chủ quản trị)
  • Thậm chí chiếm quyền kiểm soát toàn bộ tên miền của tổ chức.

Tại Việt Nam, các chuyên gia nhận định rằng tấn công APT đang gia tăng mạnh mẽ cả về số lượng lẫn độ tinh vi. Trong những năm gần đây, các cơ quan và doanh nghiệp chuyên về an ninh mạng đã ghi nhận nhiều cuộc tấn công phức tạp. Chủ yếu tập trung vào các ngân hàng, tổ chức tài chính, và cơ quan chính phủ.

Các cuộc tấn công APT gây ra những hậu quả nghiêm trọng
Các cuộc tấn công APT gây ra những hậu quả nghiêm trọng

Quy trình tấn công của APT

Vậy một quy trình tấn công APT là gì?

Giai đoạn 1: Xâm nhập

Hacker xâm nhập thông qua các lối vào như:

  • Lỗ hổng trên ứng dụng website, ứng dụng di động
  • Đặt malware lên các trang web mà nhân viên hay truy cập
  • Lợi dụng sự bất cẩn của người dùng

Hacker sẽ thực hiện tấn công DDoS hay các cuộc tấn công khác nhằm đánh lạc hướng.

Giai đoạn 2: Mở rộng phạm vi

Lúc này, hacker sẽ phát tán các mã độc trên khắp các hệ thống. Âm thầm chiếm lấy quyền điều khiển và thu thập dữ liệu cần thiết. Tin tặc sẽ tấn công theo kịch bản có sẵn. Chúng có thể cài cắm virus, backdoor đối với hệ thống sau đó khởi sinh kết nối ẩn từ ngoài.

Giai đoạn 3: Kết thúc chiến dịch

Tin tặc sẽ tuỳ theo tình hình để xử lý. Thông thường trong giai đoạn này tin tặc sẽ cố gắng trích xuất mọi dữ liệu quan trọng. Sau đó đưa dữ liệu ra ngoài và bán cho bên thứ ba hoặc phá hoại dữ liệu ấy. Tuy nhiên tin tặc sẽ không ra ngoài hệ thống ngay mà che giấu các lỗ hổng bảo mật và nằm vùng trong hệ thống.

Quy trình tấn công của APT
Quy trình tấn công của APT

Giải pháp phòng tránh tấn công APT là gì?

Không có công thức cố định để ngăn chặn các cuộc tấn công APT. Nhưng nếu biết cách triển khai phòng ngừa một cách toàn diện, bạn hoàn toàn có thể giảm đáng kể rủi ro. Đây là những gì bạn nên làm:

  • Luôn cập nhật phần mềm và hệ thống: Phần lớn các cuộc tấn công thành công là do hệ thống chưa được vá lỗi kịp thời. Theo thống kê của CVE Details, hơn 70% lỗ hổng bảo mật được khai thác bởi các nhóm APT đều đã có bản vá từ trước. Hãy đảm bảo bạn luôn cập nhật hệ điều hành, phần mềm, và ứng dụng lên phiên bản mới nhất.
  • Dùng phần mềm bảo mật mạnh mẽ: Hãy đầu tư vào phần mềm chống virus, tường lửa và các công cụ phát hiện tấn công như IDS/IPS. Theo Gartner, doanh nghiệp có triển khai hệ thống phát hiện và ngăn chặn tấn công đã giảm đến 40% thiệt hại từ các cuộc tấn công mạng.
  • Phân chia quyền và mạng rõ ràng: Đừng cho tất cả mọi người trong tổ chức quyền truy cập đầy đủ vào hệ thống. Áp dụng nguyên tắc “chỉ đủ để làm việc” (least privilege). Điều này hạn chế việc kẻ tấn công lợi dụng tài khoản nhân viên để xâm nhập sâu hơn vào hệ thống.
  • Giám sát hoạt động mạng 24/7: Tấn công APT diễn ra âm thầm và có thể kéo dài trong nhiều tháng. Công nghệ giám sát thời gian thực sẽ giúp phát hiện các hành vi đáng ngờ từ sớm. Thời gian trung bình để phát hiện một cuộc tấn công APT là 287 ngày. Nhưng các công cụ giám sát hiện đại có thể rút ngắn con số này xuống dưới 30 ngày.
  • Đào tạo nhân viên: Hơn 90% các cuộc tấn công mạng bắt nguồn từ lỗi của con người, như nhấp vào email phishing. Đầu tư vào đào tạo sẽ giúp nhân viên nhận diện các dấu hiệu tấn công giả mạo, bảo vệ bản thân và tổ chức.
  • Sao lưu dữ liệu thường xuyên: Sao lưu dữ liệu là phương án dự phòng đơn giản nhưng hiệu quả. Hãy đảm bảo bạn lưu dữ liệu ở một nơi an toàn và thử nghiệm khả năng khôi phục định kỳ.

Những con số trên chỉ ra rằng, phòng tránh APT không chỉ là một nhiệm vụ kỹ thuật mà còn đòi hỏi sự kiên nhẫn. Bằng cách triển khai những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả này, bạn sẽ bảo vệ tổ chức tốt hơn trước những kẻ tấn công nguy hiểm.

Giải pháp phòng tránh tấn công APT là gì?
Giải pháp phòng tránh tấn công APT là gì?

Các phi vụ APT nổi tiếng

APT1 (2013)

APT1 là nhóm tin tặc được Mandiant – một công ty an ninh mạng – vạch trần trong một báo cáo chi tiết. Nhóm này được cho là thuộc quân đội Trung Quốc, có tên mã là Đơn vị 61398. APT1 đã đánh cắp dữ liệu từ hơn 140 tổ chức ở 20 quốc gia. Chủ yếu trong các ngành quốc phòng, năng lượng, và công nghệ. Cuộc tấn công kéo dài trong nhiều năm, sử dụng các lỗ hổng bảo mật để thâm nhập hệ thống và đánh cắp thông tin nhạy cảm.

Hàng loạt dữ liệu quan trọng bị đánh cắp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công ty và cơ quan chính phủ trên toàn thế giới.

Tấn công APT1 (2013)
Tấn công APT1 (2013)

Sony Pictures Hack (2014)

Sony Pictures bị tấn công sau khi công bố bộ phim The Interview. Đây là một bộ phim hài châm biếm về lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Cuộc tấn công này gây rúng động ngành công nghiệp điện ảnh. Hacker là Lazarus, một nhóm tin tặc liên kết với chính phủ Bắc Triều Tiên.

Nhóm hacker đã đánh cắp và rò rỉ hàng loạt email, thông tin tài chính và phim chưa phát hành của Sony. Hậu quả là:

  • Sony phải chịu thiệt hại hàng trăm triệu USD.
  • Dữ liệu cá nhân của nhân viên bị lộ.

Cuộc tấn công là lời nhắc nhở nghiêm trọng về việc các quyết định kinh doanh cũng có thể dẫn đến rủi ro an ninh mạng.

Tấn công Sony Pictures Hack (2014)
Tấn công Sony Pictures Hack (2014)

Bangladesh Bank Heist (2016)

Một nhóm tin tặc đã tấn công hệ thống SWIFT của Ngân hàng Trung ương Bangladesh, sử dụng mã độc để thực hiện giao dịch giả mạo. Mục tiêu là chiếm đoạt gần 1 tỷ USD từ tài khoản của ngân hàng Bangladesh tại Cục Dự trữ Liên bang New York.

Tuy tin tặc chỉ thành công lấy đi 81 triệu USD vì một lỗi đánh máy. Nhưng đây là một trong những vụ tấn công mạng táo bạo và tinh vi nhất lịch sử tài chính.

Tấn công Bangladesh Bank Heist (2016)
Tấn công Bangladesh Bank Heist (2016)

Lời kết

Tới đây chắc hẳn các bạn đã nắm được tấn công APT là gì cũng như cách thức hoạt động của nó. LANIT hy vọng đã mang lại những kiến thức hữu ích tới bạn. APT quả là cuộc tấn công tinh vi và nguy hiểm hơn nhiều. Do vậy hãy luôn chuẩn bị các biện pháp phòng chống hiệu quả ngay từ ban đầu.

Tham khảo thêm các bài viết hữu ích dưới đây:

Vì sao Zero-day là lỗ hổng bảo mật nguy hiểm nhất hiện nay?

Ransomware là gì? Cách bảo vệ hệ thống an toàn

Adware là gì? Cách nhận biết và loại bỏ phần mềm quảng cáo hiệu quả

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!