SaaS là gì? Top 4 Lợi Ích Nổi bật Của SaaS ÍT AI Biết

SaaS đã và đang trở thành một trong những phần mềm công nghệ được ưa chuộng nhất nhì thị trường hiện nay. Bởi nó có cơ chế hoạt động thông minh và sở hữu rất nhiều thế mạnh nổi bật khác để đem đến lợi ích cao nhất cho người dùng. Vậy bạn đã biết SaaS là gì hay chưa? Phần mềm này được ứng dụng ra sao và đem đến những tiện ích gì vượt trội? Kiểm tra cùng LANIT ngay nhé.

SaaS là gì?

SaaS (viết tắt của Software As A Service) là mô hình phân phối phần mềm tiên tiến. Với SaaS, các nhà cung cấp Cloud Hosting có thể dễ dàng ứng dụng phần mềm rộng rãi và khiến nó trở nên khả dụng hơn với người dùng Internet. 

Là một mô hình Cloud-based điển hình khi các ISV sẽ ký hợp đồng với bên thứ 3 để cung cấp dịch vụ Cloud Hosting cho ứng dụng. Qua đó, các ISV sẽ nhận được sự hỗ trợ tối đa từ đối tác của mình.

Hiện SaaS nằm trong số 3 hạng mục chính của Cloud Computing cùng với Platform As A Service (PaaS) Infrastructure As A Service (IaaS). Không giống như PaaS và IaaS, SaaS thường cung cấp sản phẩm cho cả người dùng B2B lẫn B2C. 

SaaS (Software As A Service) là một giải pháp phân phối phần mềm qua hình thức Cloud-based
SaaS là gì?

Phân biệt sự khác nhau giữa mô hình SaaS, PaaS và IaaS

Chúng ta cùng đi tìm hiểu các điểm khác nhau giữa 3 mô hình SaaS, PaaS và IaaS có những đặc điểm nổi bật riêng như sau:

Yếu Tố So SánhSaaSIaaSPaaS
Khái niệmSoftware As A ServiceInfrastructure As A ServicePlatform As A Service
Quyền truy cậpCấp quyền truy cập đến người dùng cuốiCấp quyền truy cập cho tài nguyên như máy ảo hay kho chứa dữ liệu ảoCấp quyền truy cập cho môi trường Runtime để triển khai và phát triển công cụ ứng dụng
Dạng Mô hìnhSử dụng mô hình Cloud Computing để Host ứng dụng Sử dụng mô hình Virtualized Computing cho tài nguyên trên mạng lưới InternetSử dụng Cloud Computing để cung cấp công cụ cho quá trình phát triển ứng dụng
Độ khóKhông yêu cầu kỹ thuật cao để có thể sử dụngYêu cầu có hiểu biết tốt về kỹ thuật Cần biết tối thiểu cách thiết lập tính năng cơ bản
Dịch vụ Cloud cung cấpFacebook, Google Apps, MS Office trên WebAWS, vCloud Express, Sun Công cụ tìm kiếm Google và Facebook
Độ cân bằng và ổn địnhCó độ cân bằng cao phù hợp với các doanh nghiệp đa cấp độ Có độ ổn định tốt và cực kỳ linh hoạt nên phù hợp cho các doanh nghiệp lớnCó độ ổn định tương đối nên trở thành lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Cách thức hoạt động của SaaS

SaaS hoạt động thông qua mô hình Cloud Delivery. Nghĩa là các nhà cung cấp phần mềm chọn Host ứng dụng và dữ liệu liên quan thông qua máy chủ, cơ sở Data hoặc mạng lưới hệ thống của chính mình. Ngoài ra, các User cũng có thể trở thành ISV và ký hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ Cloud SaaS để Host ứng dụng trên DataCenter của đối tác uy tín. 

Theo đó, Software có thể được truy cập bởi bất kỳ thiết bị nào có kết nối mạng Internet. Nhờ vậy mà mọi người sẽ tiếp cận được với nó theo cách rất dễ dàng.

Ngoài ra, SaaS còn hoạt động theo mô hình Software-on-demand. Trong đó, nhà cung cấp dịch vụ sẽ đưa khách hàng quyền truy cập Network-based thông qua bản Copy. Bản Copy này sử dụng mã nguồn chung và được phân phối cho người dùng. Một khi chức năng hay tính năng mới được cập nhật, chúng sẽ được triển khai đồng thời cho các User trong mạng lưới.

SaaS hoạt động theo 2 mô hình là Cloud Delivery và SaaS Software-on-demand

Ưu điểm nổi bật của SaaS

Với cơ cấu vận hành thông minh như vậy, SaaS sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật khiến người dùng hết sức hài lòng. Cụ thể:

Thanh toán linh hoạt:

Không cần phải mua phần mềm cài đặt hay tốn thêm phần cứng bổ sung cho hệ thống, khách hàng có thể mua gói dịch vụ SaaS được thu phí định kỳ. Việc thay đổi chi phí cố định sang hình thức mới giúp doanh nghiệp dự trù được khoản kinh phí phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của riêng mình.

Tự động cập nhật:

Thay vì phải mua thêm phần mềm mới, khách hàng có thể dựa vào nhà cung cấp dịch vụ để tự động cập nhật hệ thống và quản lý các Patch. Điều này không chỉ giúp mọi người giảm thiểu được chi phí sử dụng mà còn đem đến sự tiện lợi cao vô cùng.

Cực kỳ bảo mật:

Đi kèm với SaaS là một hệ thống bảo mật thông tin dữ liệu được ứng dụng công nghệ hiện đại. Chính vì thế mà Hacker sẽ khó xâm nhập vào đây để đánh cắp Data của khách hàng.

Xem thêm: Plesk là gì? Tính năng Nổi Bật Và Cách Cài Đặt Plesk chi Tiết

Lợi ích mà SaaS mang lại 

SaaS là sự thay thế phù hợp cho việc cài đặt phần mềm mặc định trong môi trường doanh nghiệp. Bởi nó mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời dưới đây cho đông đảo người dùng:

Giảm thiểu thời gian Setup và tùy chỉnh

Khác với mô hình truyền thống, SaaS Cloud đã được cài đặt sẵn và cấu hình hoàn chỉnh. Tất cả những gì khách hàng cần làm là cung cấp máy chủ để ứng dụng có thể hoạt động ngay chỉ sau vài giờ. Qua đó, SaaS giúp giảm thời gian Setup và tùy chỉnh cho ứng dụng được phân phối. Giúp khách hàng tận dụng tối đa thời gian vàng để tập trung cho việc triển khai phần mềm. 

Với SaaS, người dùng sẽ giảm thiểu được rất nhiều thời gian cài đặt và cấu hình phần mềm
Lợi ích mà SaaS mang lại 

Tối ưu chi phí cho người dùng

Bằng việc ứng dụng môi trường Multi-tenant, SaaS giúp tối ưu được rất nhiều chi phí. Bởi trong môi trường này, giá phần cứng và phí cấp phép phần mềm đều thấp hơn so với mô hình truyền thống.

Ngoài ra, bạn còn có thể điều chỉnh được quy mô người dùng khi SaaS mang đến các dịch vụ có giá cấp phép quá cao. Nó cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tùy chỉnh ngân sách sao cho phù hợp hơn với nguồn tài chính hiện có. 

Tích hợp thông minh đem đến sự tiện lợi cao

Thông thường, các giải pháp phân phối phần mềm của SaaS trong môi trường Cloud có thể được mở rộng cùng với các gói cước khác mà nó cung cấp. Điều đó đồng nghĩa rằng người dùng không cần phải đi mua thêm phần mềm mới mà bạn chỉ cần kích hoạt gói dịch vụ vừa đăng ký lên để sáp nhập với gói SaaS trước đó.  

Hỗ trợ lưu trữ dữ liệu an toàn, chất lượng

Không giống với các ứng dụng truyền thống trước đây, SaaS Hosting bảo đảm được khả năng hoạt động tốt cho người dùng. Theo đó, nó có khả năng tự động sao lưu và khôi phục Data nhanh chóng giúp User giải quyết nhiều vấn đề nan giải trong quá trình lưu trữ dữ liệu.  

Khả năng tự sao lưu và khôi phục Data nhanh chóng của Software giúp người dùng lưu trữ dữ liệu tốt nhất 
Lợi ích mà SaaS mang lại 

SaaS đang được ứng dụng trong các ngành nghề

Hiện nay có rất nhiều ngành nghề ứng dụng phần mềm thông minh này vì độ tiện dụng cao mà nó mang đến. Dưới đây là một vài ví dụ điển hình về tính ứng dụng của SaaS:

Kế toán

Theo dõi tài chính luôn là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Theo đó, các giải pháp phần mềm thiên về kế toán hay hoá đơn của SaaS đang được sử dụng rộng rãi bởi vì: 

  • Giúp theo dõi tài chính sát sao nhất: Trong đó bao gồm tính năng theo dõi dòng tiền, lịch sử giao dịch và kinh phí giao dịch.
  • Tiết kiệm thời gian: Việc quản lý hệ thống bằng các ứng dụng SaaS giúp người dùng tối ưu được thời gian và công sức của mình. 
Các phần mềm SaaS đang được sử dụng nhiều trong ngành kế toán vì khả năng theo dõi tài chính tốt 
Lợi ích mà SaaS mang lại 

CMS 

Ngoài việc hỗ trợ người dùng sáng tạo, quản lý và chỉnh sửa nội dung nhanh chóng, phần mềm thông minh còn sở hữu rất nhiều ưu điểm dưới đây: 

  • Thân thiện với người dùng: SaaS CMS có giao diện thân thiện với User nên rất dễ dùng. Dù không phải là một người quá rành công nghệ, bạn cũng có thể dễ dàng thực hiện các tác vụ trên phần mềm này.
  • Cải thiện SEO: Các phần mềm SaaS được tích hợp công cụ SEO có sẵn cho người dùng thoải mái sử dụng. Chúng giúp cải thiện SEO cho website và gia tăng thứ hạng tìm kiếm của nó trên Google.
  • Dễ triển khai và duy trì: Với một hệ thống dữ liệu có sẵn, các User có thể triển khai và duy trì nội dung của mình trên SaaS CMS. 

CRM

Dữ liệu khách hàng luôn luôn là tài sản quý giá nhất đối với doanh nghiệp. Vì thế các ứng dụng SaaS CRM được sử dụng phổ biến để doanh nghiệp in ấn và lưu trữ toàn bộ Data người dùng theo cách hiệu quả và bảo mật nhất. 

Khảo sát cho thấy các công ty sử dụng ứng dụng SaaS CRM nhiều nhất là các công ty B2C. Bởi vì họ thường xuyên triển khai hoạt động bán hàng trực tiếp cho khách hàng của mình. 

Quản lý dự án 

Các doanh nghiệp thường sẽ cân bằng giữa việc chạy nhiều dự án cùng lúc hoặc chạy xoay vòng các dự án trong Team. Theo đó, việc sử dụng một phần mềm quản lý Project được ứng dụng SaaS Hosting chính là giải pháp lý tưởng giúp doanh nghiệp tổ chức và vận hành dự án hiệu quả nhất. 

Bởi vì nó có thể hỗ trợ doanh nghiệp lên kế hoạch, theo dõi và lên lịch chạy Project vào thời điểm hợp lý. Đồng thời hỗ trợ kết nối các thành viên trong Team một cách nhanh chóng và dễ dàng. 

SaaS khác gì với On-premise?

Điểm khác biệt lớn nhất giữa SaaS và On-premise chính nó được Host và duy trì qua bên thứ 3 cung cấp dịch vụ. Còn ngược lại, On-premise sẽ được Host nội bộ. 

Hầu như tất cả các phần mềm On-premise đều phải được sở hữu bằng cách mua giấy phép. Nhưng SaaS thì cho phép người dùng đăng ký gói cước để đổi lại quyền truy cập và phát triển ứng dụng. 

Chung quy lại, On-premise là giải pháp triển khai phần mềm truyền thống còn SaaS lại được đánh giá hiện đại hơn rất nhiều. 

On-premise là giải pháp triển khai phần mềm truyền thống còn SaaS thì hiện đại hơn rất nhiều
SaaS khác gì với On-premise?

Phần mềm SaaS nào nổi tiếng hiện nay?

Hiện nay có rất nhiều phần mềm SaaS được ứng dụng vào trong các ngành nghề khác nhau. Nổi bật nhất có thể kể đến là Salesforce, Microsoft, Google Workspace, Slack và HubSpot,… Chúng đã trở thành một phần không thể thiếu trong hầu hết các doanh nghiệp hiện đại.

Google Workspace là một trong số những phần mềm SaaS thông dụng nhất hiện nay
Phần mềm SaaS nào nổi tiếng hiện nay?

Kết luận 

Qua bài viết trên, LANIT đã giải đáp chi tiết câu hỏi SaaS là gì và những lợi ích nổi bật mà nó mang đến. Theo đó, nền tảng thông minh này đã và đang được ứng dụng rất phổ biến trước sự ưa chuộng của đông đảo người dùng. LANIT hy vọng rằng bài viết này hữu ích với bạn đọc khi tìm hiểu về SaaS. 

Chúc bạn thành công!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!