STUN server là gì? Trong thời đại kết nối Internet ngày càng phổ biến, việc kết nối các thiết bị trong mạng nội bộ với các thiết bị ngoài Internet thông qua các thiết bị NAT là một thách thức lớn. Để giải quyết vấn đề này, STUN server ra đời để hỗ trợ các thiết bị trong mạng nội bộ kết nối trực tiếp với các thiết bị bên ngoài mạng. 

Giao thức Stun là gì?

Giao thức STUN (Session Traversal Utilities for NAT) là một giao thức được sử dụng trong mạng máy tính để giúp khắc phục vấn đề liên quan đến NAT. 

Giao thức STUN cho phép các thiết bị trong mạng, như điện thoại VoIP, camera IP, hoặc các ứng dụng truyền dữ liệu trực tiếp (P2P) xác định địa chỉ IP công cộng của mình và các thông số kết nối mạng như cổng NAT và loại NAT. Điều này rất hữu ích khi các thiết bị này cần thiết lập kết nối trực tiếp với nhau hoặc cần truyền dữ liệu qua NAT.

Stun server là gì? Stun client là gì?

Stun server là gì
Stun server là gì? Stun client là gì?
STUN server là phần mềm hoạt động trên máy chủ mạng để hỗ trợ việc thiết lập kết nối trực tiếp giữa các thiết bị trong mạng nội bộ bị NAT. STUN server cung cấp các thông tin về địa chỉ IP và cổng port của thiết bị NAT cho các ứng dụng truyền thông thời gian thực như thoại và video trên Internet.
 
STUN client là phần mềm hoạt động trên các thiết bị trong mạng nội bộ để hỗ trợ việc thiết lập kết nối trực tiếp giữa các thiết bị trong mạng nội bộ bị NAT bằng cách sử dụng giao thức STUN.
 
Khi một thiết bị muốn thiết lập kết nối trực tiếp với một thiết bị khác trong mạng nội bộ bị NAT, STUN client sẽ gửi một yêu cầu tới STUN server để lấy thông tin về địa chỉ IP và cổng port được gán cho NAT. Sau đó, sử dụng thông tin này để thiết lập kết nối trực tiếp với thiết bị khác.
>>> Đọc thêm: Mô Hình Client Server là gì? Thông Tin Chi Tiết Về Máy Chủ Khách

Vai trò của Stun server trong hệ thống mạng

STUN server giúp các thiết bị trong mạng nội bộ phát hiện NAT và cung cấp thông tin về địa chỉ IP và cổng của NAT. Khi một thiết bị trong mạng nội bộ muốn thiết lập kết nối trực tiếp với một thiết bị khác bên ngoài mạng, nó gửi yêu cầu  đến STUN server để lấy thông tin về địa chỉ IP và cổng port được gán cho NAT. STUN server sẽ phản hồi lại với một gói tin STUN chứa địa chỉ IP và cổng port của NAT để thiết bị trong mạng nội bộ có thể sử dụng để thiết lập kết nối trực tiếp với thiết bị khác.

Stun server là gì
Vai trò của Stun server
STUN server hỗ trợ kỹ thuật Hole Punching để thiết lập kết nối trực tiếp giữa các thiết bị đằng sau NAT. Khi các thiết bị muốn thiết lập kết nối trực tiếp với nhau, các gói tin STUN được sử dụng để tạo một lỗ trống trên NAT để cho phép các gói tin từ thiết bị khác có thể đi qua NAT và kết nối trực tiếp với thiết bị đằng sau NAT.
Ngoài ra, STUN server còn hỗ trợ các giao thức khác như TURN hoặc ICE để đảm bảo các kết nối truyền thông thời gian thực được thiết lập trơn tru và đảm bảo chất lượng kết nối tốt nhất giữa các thiết bị trong mạng nội bộ bị NAT.

Stun Server hoạt động như thế nào?

STUN Server hoạt động thông qua 2 giai đoạn chính là phát hiện NAT và Hole Punching:

Phát hiện NAT

Ở giai đoạn này, STUN client gửi yêu cầu ràng buộc đến STUN server để lấy thông tin về địa chỉ IP và số cổng được gán cho NAT. STUN server sẽ phản hồi lại với một gói tin STUN chứa địa chỉ IP và số cổng của NAT để STUN client có thể sử dụng để thiết lập kết nối trực tiếp với thiết bị khác. STUN client sẽ so sánh địa chỉ IP và số cổng thu được với dữ liệu tương ứng ở nguồn để xác định xem có NAT hay không.

Hole Punching

Đây là một kỹ thuật được sử dụng để thiết lập kết nối trực tiếp giữa các thiết bị đằng sau NAT. Khi các thiết bị muốn thiết lập kết nối trực tiếp với nhau, các STUN client sẽ gửi các gói tin để tạo một lỗ trống (hole) trên NAT để cho phép các gói tin từ thiết bị khác có thể đi qua NAT và kết nối trực tiếp với thiết bị đằng sau NAT. Các gói tin STUN trước đó được sử dụng để trao đổi thông tin giữa các STUN client để tạo ra các lỗ trống tương ứng trên NAT của từng thiết bị.
Stun server là gì
Stun hoạt động như thế nào?

Cách Stun server được sử dụng trong các ứng dụng

Stun Server được sử dụng trong các ứng dụng để giúp xác định thông tin mạng và thiết lập kết nối trực tiếp giữa các thiết bị nằm sau NAT. Dưới đây là một số cách Stun server được sử dụng trong các ứng dụng phổ biến:
 
  • Stun Server sử dụng trong VoIP: Giúp các thiếbị định vị địa chỉ IP công cộng của mình và cổng NAT. Từ đó cải thiện chất lượng cuộc gọi và giảm độ trễ.
  • Stun Server sử dụng trong các ứng dụng họp trực tuyến và video conference: Giúp các thiết bị xác định thông tin NAT và thiết lập kết nối trực tiếp với nhau. Từ đó tăng tính ổn định và chất lượng của cuộc họp, đồng thời giảm độ trễ và sự gián đoạn trong truyền hình ảnh và âm thanh.
  • Ứng dụng trong các trò chơi trực tuyến: giúp các thiết bị xác định địa chỉ IP công cộng và cổng NAT. Nó cho phép các thiết bị kết nối trực tiếp với nhau để truyền dữ liệu trò chơi một cách nhanh chóng và ổn định, cải thiện trải nghiệm chơi game của người dùng.
  • Sử dụng trong các ứng dụng truyền dữ liệu P2P như trao đổi file, chia sẻ nội dung trực tuyến. Giúp các thiết bị trong mạng xác định thông tin NAT và thiết lập kết nối trực tiếp. Giúp tăng tốc độ truyền dữ liệu và hiệu suất truyền file giữa các thiết bị.
Stun server chủ yếu được triển khai và sử dụng trong môi trường mạng Internet công cộng, cung cấp một phương thức để các thiết bị xác định thông tin NAT và thiết lập kết nối trực tiếp. Sự hỗ trợ của Stun server trong các ứng dụng trên giúp cải thiện khả năng kết nối và truyền dữ liệu qua NAT, tăng tính ổn định.

Kết luận

Trên đây, LANIT đã giải đáp những thông tin về Stun server là gì? Vai trò và cách hoạt động của Stun server . Với vai trò quan trọng trong việc giúp các thiết bị trong mạng nội bộ kết nối trực tiếp với các thiết bị bên ngoài mạng, STUN server là một phần mềm không thể thiếu trong các ứng dụng truyền thông và IoT. Từ việc giảm độ trễ và cải thiện chất lượng truyền thông đến việc giúp các thiết bị IoT truyền dữ liệu và nhận dữ liệu từ các thiết bị khác một cách hiệu quả, STUN server đã trở thành một công nghệ quan trọng trong việc kết nối thiết bị trong mạng nội bộ với các thiết bị ngoài Internet.
Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!
avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!