SRAM là gì? DRAM là gì? So Sánh SRAM và DRAM Chi Tiết

SRAM là gì? DRAM là gì? Hai loại bộ nhớ SRAM và DRAM khác nhau như thế nào? Bài viết này, LANIT sẽ chia sẻ chi tiết nhất!

SRAM là gì?

SRAM hay gọi là RAM tĩnh là RAM chứa dữ liệu ở dạng tĩnh, nó không cần phải làm mới. SRAM là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên tĩnh, nó được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng điện tử, bộ vi xử ký và máy tính. Mặc dù dữ liệu ở trong SRAM không cần phải làm mới tự động nhưng nó lại dễ bay hơi. Có nghĩa là khi không có nguồn điện, ngắt điện khỏi thiết bị bộ nhớ, dữ liệu sẽ không được lưu lại mà bị mất đi.

SRAM là gì? DRAM là gì? So Sánh SRAM và DRAM Chi Tiết
SRAM là gì?

SRAM tối ưu hơn DRAM ( RAM động) ở khả năng mang lại hiệu năng tốt hơn, vì DRAM cần được làm mới định kỳ sau một thời gian sử dụng mà SRAM lại không cần điều này. SRAM có giá thành đắt hơn và ít mật độ hơn DRAM vì vậy kích thước của SRAM cũng thấp hơn DRAM.

DRAM là gì?

DRAM là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động hay còn gọi là RAM động được sử dụng phổ biến trên các máy tính, điện thoại, máy tính bảng hay nhiều thiết bị khác. Nó cung cấp bộ nhớ tạm thời cho các tệp được sử dụng khi máy tính đang chạy các chương trình hoặc ứng dụng. Được gọi là RAM động vì nó thay đổi hoặc làm việc liên tục, cần phải làm mới để giữ nguyên dữ liệu.

Ưu điểm – hạn chế của SRAM

SRAM sở hữu khác nhiều ưu điểm, song nó cũng có một số hạn chế. Chúng ta cùng theo dõi những ưu điểm hạn chế đó là gì ngay nhé!

Ưu điểm của SRAM

  • Tốc độ truy cập cao: SRAM mang đến tốc độ truy cập nhanh bởi nó không yêu cầu làm mới định kỳ.
  • Không yêu cầu làm mới định kỳ: Dữ liệu trong SRAM được duy trì mà không cần phải làm mới định kỳ, giúp tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất.
  • Độ ổn định cao: Dữ liệu được lưu trữ ở SRAM không cần được làm mới, nên đảm bảo độ ổn định cao và không bị mất đi khi bị ngắt nguồn điện.
  • Khả năng đọc và ghi: SRAM có khả năng đọc và ghi dữ liệu linh hoạt, nhanh chóng giúp nó phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau.
SRAM là gì? DRAM là gì? So Sánh SRAM và DRAM Chi Tiết
Ưu điểm SRAM là gì?

Hạn Chế của SRAM

  • Chi phí cao: SRAM có giá đắt hơn DRAM do cấu trúc lưu trữ và mạch kiểm soát phức tạp hơn.
  • Dung lượng nhỏ và chiếm diện tích nhiều: SRAM yêu cầu nhiều transistor cho mỗi bit lưu trữ, vì vậy, nó chiếm nhiều diện tích trên vi mạch. Làm giảm khả năng cung cấp dung lượng lớn so với một diện tích chip cố định.
  • Tốn năng lượng: So với DRAM, SRAM tiêu tốn nhiều năng lượng hơn do phải giữ trạng thái logic kể cả khi không hoạt động.
  • Tích tụ nhiễu loạn điện năng: SRAM có thể bị ảnh hưởng bởi nhiễu loạn điện năng, dẫn đến mất dữ liệu trong môi trường không ổn định.

Mỗi loại bộ nhớ đều có cho mình những ưu điểm hạn chế nhất định, do đó để lựa chọn ứng dụng cần căn cứ vào nhu cầu cụ thể của từng môi trường hoạt động.

So sánh SRAM và DRAM chi tiết

Mặc dù cả hai đều là Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên nhưng nó có sự khác biệt về cấu trúc, giá thành, ứng dụng,… Cùng theo dõi chi tiết các điểm khác nhau giữa SRAM và DRAM nhé!

SRAM  DRAM
Lưu trữ thông tin miễn là được cung cấp nguồn điện.Lưu trữ thông tin miễn là có điện hoặc vài mili giây khi tắt nguồn.
Transitor được dùng để lưu trữ thông tin trong SRAM.Tụ điện được dùng để lưu trữ dữ liệu trong DRAM.
Không sử dụng Tụ điện nên không cần làm mới.Để lưu trữ thông tin, nội dung của tụ điện cần được làm mới định kỳ.
SRAM nhanh hơn DRAM.DRAM có tốc độ truy cập chậm.
Không có một đơn vị làm mới. Có một đơn vị làm mới. 
Giá thành caoGiá rẻ hơn SRAM
SRAM có mật độ thấp.DRAM có mật độ cao.
Trong bit này được lưu trữ ở dạng điện áp.Trong bit này được lưu trữ ở dạng năng lượng điện.
Được sử dụng trong bộ nhớ đệm.Được ứng dụng trong bộ nhớ chính.
Tiêu thụ ít năng lượng & tạo ít nhiệt hơn.Sử dụng nhiều năng lượng và tạo ra nhiều nhiệt hơn.
SRAM có độ trễ thấpDRAM có độ trễ cao hơn SRAM
SRAM có khả năng chống bức xạ cao hơn DRAMDRAM có khả năng chống bức xạ kém hơn SRAM 
SRAM có tốc độ truyền dữ liệu cao hơnDRAM có tốc độ truyền dữ liệu thấp hơn
SRAM được sử dụng trong các ứng dụng hiệu suất caoDRAM được sử dụng trong các ứng dụng có mục đích chung

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về SRAM, ưu nhược điểm của RAM tĩnh này cũng như so sánh sự khác nhau giữa SRAM và DRAM. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào, hoặc cần tư vấn chi tiết về dịch vụ máy chủ, Vps giá rẻ, hosting giá rẻ, liên hệ ngay để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!