Trang chủ » SAML là gì? Nguyên lý hoạt động của SAML
SAML là gì? Nguyên lý hoạt động của SAML
- 14/02/2023
- LANIT JSC
SAML là ngôn ngữ đánh dấu xác nhận bảo mật. Bạn muốn biết về cách thức hoạt động của công nghệ xác nhận bảo mật SAML? Qua bài viết này, LANIT sẽ giải đáp chi tiết cho bạn trong những chia sẻ ngay sau đây.
SAML là gì?
SAML (viết tắt bởi Security Assertion Markup Language) – là ngôn ngữ đánh dấu xác nhận bảo mật, hỗ trợ các quy trình xác thực thời điểm. Khi người dùng truy cập vào các ứng dụng web sẽ đơn giản, tối ưu hơn.
SAML dựa vào định dạng ngôn ngữ mở rộng XML để truyền tải các dữ liệu. Thông tin được xác thực cả 2 bên: nhà cung cấp dịch vụ hoặc nhà cung cấp danh tính.
Với SAML, bạn có thể truy cập nhiều ứng dụng mà chỉ sử dụng một bộ thông tin duy nhất. Nó giúp tính bảo mật trực tuyến được nâng cao. Đồng thời, người dùng không cần sử dụng tài khoản đăng nhập. Bởi SAML sẽ tập trung xác nhận với một nhà cung cấp danh tính
Ưu điểm nổi bật của SAML
SAML rất hữu ích đối với các doanh nghiệp, các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Những ưu điểm ở SAML mà chúng tôi chia sẻ sẽ lý giả vì sao công nghệ này hữu ích.
- SAML giúp nâng cao trải nghiệm người dùng, nhờ tính năng xác nhận mật khẩu tự động.
- Rút ngắn thời gian xác thực và truy cập vào các dịch vụ website.
- Đảm bảo an toàn cho các thông tin dữ liệu trên các ứng dụng web.
- Giúp các nhà cung cấp danh tính chủ động thời gian và nguồn lực. Các yếu tố này sẽ tập trung để phát triển các lớp bảo mật thông tin.
- Trong trường hợp người dùng quên mật khẩu, các tổ chức không cần phải chờ đợi để xác minh. Bởi họ có thể xác minh đơn giản từ phía nhà cung cấp danh tính.
Có thể thấy, SAML mang lại lợi ích cho tất cả người dùng liên quan. Từ cá nhân, tổ chức đến nhà cung cấp đều không cần phải quan tâm tới yếu tố khác. Họ cần tập trung vào mục đích truy cập ứng dụng của mình và thực hiện các mục đích đó.
Nguyên lý hoạt động của SAML
Ngôn ngữ này hoạt động dựa theo cơ chếtrao đổi thông tin của người dùng. SAML đóng vai trò trung gian xác thực giữa hai chiều cung – cầu.
Công nghệ này tiếp nhận những thông tin từ phía người dùng như trạng thái, thông tin đăng nhập, các thuộc tính và chuyển tới máy chủ của nhà cung cấp.
Thông tin mà SAML gửi đi được nhà cung cấp danh tính gửi xác thực tới nhà dịch vụ. Nhờ đó, người dùng chỉ cần đăng nhập 1 lần mà không cần đăng nhập lại ở những lần sau.
Khi đó, quá trình xác thực thông tin trở nên đơn giản hóa. Chiếc căn cước công dân chính là xác thực SAML về bạn.
So sánh sự khác nhau giữa SAML với OAuth
SAML và OAuth là hai giao thức phổ biến để cấp quyền truy cập vào các ứng dụng và dịch vụ, nhưng chúng khác biệt về cách thức hoạt động, mục đích sử dụng, trường hợp sử dụng. Sau đây là chi tiết
Mục đích:
- SAML: Được thiết kế để xác thực và ủy quyền giữa các tổ chức
- OAuth: Được thiết kế để ủy quyền, cấp quyền truy cập vào API mà không cần tiết lộ mật khẩu
Mô hình sử dụng:
- SAML: Chủ yếu được dùng trong tổ chức, doanh nghiệp nơi người dùng cần truy cập vào nhiều ứng dụng khác nhau
- OAuth: Thường sử dụng trong các ứng dụng di động hoặc web, nơi người dùng cấp quyền truy cập cho các ứng dụng vào dữ liệu của họ
Thành phần chính:
- SAML: Gồm IdP (cung cấp thông tin xác thực người dùng và SP ( ứng dụng hoặc dịch vụ người dùng muốn truy cập)
- OAuth: gồm 4 thành phần chính gồm: Resource Owner (người dùng cấp quyền), Client (ứng dụng khách), Authorization Server ( máy chủ xác thực người dùng và cấp Token), Resource Server ( API hoặc dịch vụ chứa tài nguyên mà ứng dụng muốn truy cập.
Xác thực và ủy quyền
- SAML: Chủ yếu tập trung vào xác thực danh tính người dùng, có thể kèm theo ủy quyền.
- OAuth: chủ yếu dành cho ủy quyền, xác định những hành động mà ứng dụng bên thứ 3 có thể thực hiện với tài nguyên của người dùng.
Phương thức truyền tải:
- SAML: Dựa trên XML
- OAuth: Dựa trên JSON
Độ phức tạp:
- SAML: Phức tạp do sử dụng XML cần nhiều cấu hình cho SSO giữa các tổ chức
- OAuth: Đơn giản hơn nhờ sử dụng JSON, dễ tích hợp với các dịch vụ web
Bảo mật:
- SAML: Sử dụng XML Signatures và XML Encryption để bảo vệ dữ liệu
- OAuth: Sử dụng các phương pháp mã hóa tiêu chuẩn (TLS, token mã hóa) để bảo mật.
Khả năng mở rộng:
- SAML: Khó mở rộng cho ứng dụng di động hoặc hệ thống phân tán, chủ yếu dành cho hệ thống doanh nghiệp nội bộ
- OAuth: Rất phù hợp cho ứng dụng di động, web, và các API phân tán
Trên đây là những chia sẻ từ LANIT về SAML là gì, nguyên lý hoạt động cũng như ưu điểm của SAML. Nếu các bạn còn thắc mắc gì hoặc cho nhu cầu mua VPS, liên hệ ngay LANIT nhé!