RPO là gì? RTO là gì? So Sánh RPO và RTO Chi Tiết

RPO và RTO là hai chỉ số quan trọng trong sao lưu và phục hồi dữ liệu, giúp đảm bảo tính liên tục và phục hồi hệ thống trước sự cố. Tìm hiểu chi tiết về 2 chỉ số này ngay bài viết dưới đây nhé!

RPO là gì?

RPO viết tắt bởi Recovery Point Objective – là lượng dữ liệu tối đa (được đo bằng thời gian) có thể bị mất sau khi khôi phục thảm họa, sự cố với một tổ chức. Nó cho biết mức độ chấp nhận mất mát dữ liệu của một tổ chức trong trường hợp xảy ra sự cố.

RPO là gì? RTO là gì? So Sánh RPO và RTO Chi Tiết
RPO là gì?

RPO có thể xác định:

  • Mất bao nhiều dữ liệu sau một thảm họa hoặc sự cố
  • Tần suất bạn cần sao lưu dữ liệu cho mục đích phục hồi sau thảm họa.

RTO là gì?

RTO viết tắt bởi Recovery Time Objective là khái niệm đề cập đến khoảng thời gian mà ứng dụng/hệ thống có thể bị ngừng hoạt động hoặc bị gián đoạn mà không gây ra thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp. Nó là thời gian cần thiết để khôi phục ứng dụng và dữ liệu để tiếp tục hoạt động kinh doanh sau một sự cố hay thảm họa.

RPO là gì? RTO là gì? So Sánh RPO và RTO Chi Tiết
RTO là gì?

RTO và RPO là thường được sử dụng kết hợp với nhau để lên kế hoạch chiến lược khôi phục sau thảm họa và đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi RPO tập trung vào lượng dữ liệu bị mất thì RTO sẽ tập trung vào thời gian cần thiết để khôi phục hoạt động sau khi xảy ra sự cố hay thảm họa.

So sánh RPO và RTO chi tiết từ A-Z

RTO và RPO đều là các khái niệm quan trọng trong quản lý rủi ro và khôi phục sau thảm họa. Tuy nhiên, chúng khác nhau về mục đích sử dụng, tập trung vào các khía cạnh khác nhau của việc bảo vệ dữ liệu và tính liên tục của doanh nghiệp. Sau đây sẽ là một số tiêu chí điển hình để so sánh sự khác nhau giữa RTO và RPO:

So sánh RPO và RTO chi tiết từ A-Z
So sánh RPO và RTO chi tiết từ A-Z

Về khái niệm: Trong khi RPO xác định mức độ dữ liệu tối đa có thể bị mất khi xảy ra thảm họa thì RTO lại đo lường thời gian tối đa cho phép để khôi phục lại hệ thống sau thảm họa trước khi nó gây thiệt hại nghiệm trọng cho doanh nghiệp.

Về mục tiêu: RPO tập trung vào dữ liệu ( nhằm giảm dữ liệu bị mất khi xảy ra sự cố) còn RTO thì tập trung vào thời gian khôi phục ( nhằm giảm thời gian ngừng hoạt động của hệ thống).

Tác động đến chiến lược khôi phục: RPO ảnh hưởng đến tần suất sao lưu dữ liệu và chiến lược liên quan còn RTO ảnh hưởng đến các quyết định về công nghệ khôi phục, tài nguyên và quy trình để khôi phục hệ thống trong thời gian yêu cầu.

Về chi phí: Chi phí liên quan đến việc duy trì RTO có thể lớn hơn chi phí của RPO vì RTO tính toán khung thời gian khôi phục toàn bộ cơ sở hạ tầng kinh doanh của bạn, không chỉ trong phạm trù dữ liệu như RPO.

Tự động hóa: Vì RPO yêu cầu bạn sao lưu theo lịch trình nên việc sao lưu dễ dàng tự động hóa và triển khai, trong khi RTO vì nó liên quan đến các hoạt động CNTT nên trong quá trình khôi phục nên nó không thể tự động hóa như RPO.

Biến tính toán: RPO có thể dễ tính toán hơn do tính nhất quán của việc sử dụng dữ liệu. Còn để tính toán RTO, doanh nghiệp sẽ mất thời gian và công sức do tính phức tạp.

Cả RTO và RPO đều quan trọng trong việc lập kế hoạch khôi phục sau thảm họa. Trong khi RTO tập trung vào việc giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động, RPO tập trung vào việc giảm thiểu lượng dữ liệu bị mất. Doanh nghiệp cần cân nhắc cả hai yếu tố khi xây dựng chiến lược bảo vệ và khôi phục hệ thống của mình để đảm bảo tính liên tục trong hoạt động.

Kết luận

Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về RTO và RPO cũng như so sánh hai khái niệm này ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đây đều là hai yếu tố mà doanh nghiệp cần cân nhắc trong việc xây dựng chiến lược bảo vệ và khôi phục dữ liệu, hệ thống của mình, chủ động ứng phó với các thảm họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Hy vọng rằng bài viết này hữu ích với bạn, ngoài ra nếu bạn cần tư vấn về dịch vụ lưu trữ dữ liệu như VPS giá rẻ hoặc dịch vụ Backup Server tại LANIT, liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!