RDBMS là gì?
RDBMS là gì? Rdbms viết tắt của từ gì? RDBMS viết tắt của Relational Database Management System – Có nghĩa là Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ. Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu này được thiết kế đặc biệt để quản lý và lưu trữ dữ liệu trong các bảng (có cột và hàng), chúng có mối quan hệ với nhau thông qua các khóa ngoại và khóa chính.

RDBMS sử dụng ngôn ngữ SQL để truy cập, thêm, sửa chữa và xóa dữ liệu từ cơ sở dữ liệu. Các hệ thống RDBMS phổ biến có thể kể đến như MySQL, PostgreSQL, Oracle Database, Microsoft SQL Server và SQLite. Các hệ thống này đang được ứng dụng phổ biến tại các doanh nghiệp, trong phần mềm để lưu trữ và quản lý dữ liệu có cấu trúc.
Sử dụng mô hình RDBMS giúp dữ liệu được sắp xếp logic, hiệu quả và cho phép tạo mối quan hệ giữa các bảng, thực hiện các phép nối, truy vấn phức tạp để trích xuất thông tin từ cơ sở dữ liệu dễ dàng.
Cách thức hoạt động của rdbms database
Như chúng ta đã biết, RDBMS lưu trữ dữ liệu dưới dạng bảng. Mỗi hàng là một bản ghi có ID duy nhất và được gọi là khóa chính. Mỗi cột của bảng chứa thuộc tính của dữ liệu. Mỗi bản ghi thường có một giá trị cho từng thuộc tính giúp hình thành mối quan hệ linh hoạt dễ dàng giữa các điểm dữ liệu.

Một số khái niệm cơ bản trong RDBMS:
- Khóa chính (Primary key): là ID duy nhất xác định hàng của bảng
- Khóa ngoại (Foreign key): Là một trường hoặc nhiều trong một bảng tham chiếu đến khóa chính trong bảng khác. ( có tác dụng thiết lập mối quan hệ giữa các bảng trong RDBMS).
- View (chế độ xem): Bảng ảo không lưu trữ dữ liệu. Nó phụ trách trình bày một đầu ra dữ liệu được tính toán từ các bảng cơ bản.
- Index ( Chỉ mục): Là cấu trúc dữ liệu chứa bản sao của một cột ( hoặc nhiều cột) từ bảng được sắp xếp để tăng hoạt động truy xuất CSDL trên cột ban đầu.
- Structured Query Language (SQL) – Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc: Ngôn ngữ dành riêng cho miền được sử dụng để lưu trữ, truy xuất và thao tác.
- SQL query ( truy vấn): Là yêu cầu thông tin từ RDBMS. Người dùng viết và thực hiện truy vấn để truy xuất, thêm, sửa hoặc xóa dữ liệu.
Tính năng chính của RDBMS là gì?
Rdbms là hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ mạnh mẽ và linh hoạt, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng để quản lý dữ liệu có cấu trúc. Nổi bật với nhiều tính năng mạnh như:
- Dữ liệu có cấu trúc và liên quan với nhau: Dữ liệu trong rdbms được lưu trữ ở dạng bảng có cấu trúc dễ hiểu.
- Sử dụng ngôn ngữ truy vấn SQL: Để truy vấn và quản lý dữ liệu, cung cấp các câu lệnh để tạo, đọc, cập nhật và xóa dữ liệu
- Integrity Constraints (ràng buộc hoàn toàn): Rdbms hỗ trợ ràng buộc dữ liệu để đảm bảo tính toàn vẹn, bao gồm khóa chính, khóa ngoại và ràng buộc kiểm tra.
- Transcations ( Giao dịch): Rdbms hỗ trợ giao dịch để đảm bảo tính nhất quán và an toàn dữ liệu
- Nhiều người sử dụng: Rdbms cho phép nhiều người dùng truy cập cùng một cơ sở dữ liệu và cung cấp đặc quyền cho phép quản trị viên cơ sở dữ liệu có toàn quyền kiểm soát hoạt động trong cơ sở dữ liệu và cấp các cấp độ truy cập khác nhau cho người dùng khác.
- Bảo mật: hệ thống rdbms cung cấp cơ chế bảo mật để kiểm soát quyền truy cập vào dữ liệu và đảm bảo chỉ người dùng được ủy quyền mới có thể truy cập và sửa đổi.
- Tối ưu hóa truy vấn: rdbms có khả năng tối ưu hóa truy vấn để cải thiện hiệu suất truy vấn dữ liệu bao gồm việc sử dụng chỉ mục, thống kế và kế hoạch truy vấn.
- Sao lưu và phục hồi dữ liệu: Hệ thống cung cấp các công cụ và quy trình để sao lưu và phục hồi dữ liệu sau khi xảy ra sự cố.
- Khả năng mở rộng: rdbms hỗ trợ khả năng mở rộng cơ sở dữ liệu bằng cách thêm bảng hoặc máy chủ CSDL mới đáp ứng nhu cầu.
Đọc thêm: SDK là gì? Tìm hiểu A-Z Bộ Công Cụ Phát Triển Phần mềm SDK
Ưu điểm của RDBMS là gì?
- Dữ liệu chỉ được lưu trữ một lần, không cần thay đổi nhiều
- Có các biện pháp bảo mật an toàn
- Sử dụng rất đơn giản và dễ hiểu.
- Cho phép nhiều người dùng truy cập cơ sở dữ liệu đồng thời.
- Cung cấp quyền truy cập thông qua daemon máy chủ, đáp ứng yêu cầu trên một tập hợp kết nối và cho phép người dùng kết nối và sử dụng cơ sở dữ liệu.
- Có tính năng bảo vệ cung cấp cho quản lý các công cụ để phân tích, cải tiến và sao lưu dữ liệu.
- RDBMS hỗ trợ ngôn ngữ SQL
Câu hỏi thường gặp liên quan đến RDBMS
Vai trò của SQL trong RDBMS là gì?
SQL là ngôn ngữ lập trình được sử dụng để quản lý và tương tác với RDBMS. Dùng để thực hiện các tác vụ liên quan đến dữ liệu như truy vấn, cập nhật, thêm, xóa dữ liệu.
SQL trong RDBMS có vai trò chính:
- Truy vấn dữ liệu với các câu lệnh SELECT
- Cập nhật dữ liệu bằng cách sử dụng câu lệnh UPDATE
- Thêm dữ liệu mới vào cơ sở dữ liệu bằng cách sử dụng câu lệnh INSERT
- Xóa dữ liệu bằng cách sử dụng câu lệnh DELETE
- Tạo và quản lý cơ sở dữ liệu như bảng, chỉ mục và chế độ xem
- Quản lý quyền truy cập, cho phép bạn xác định, kiểm soát việc ai có quyền truy cập và thực hiện thao tác trên CSDL.
Như vậy, SQL đóng vai trò quan trọng trong việc tương tác với RDBMS, cho phép bạn thực hiện các tác vụ quản lý dữ liệu an toàn và hiệu quả.
Sự khác nhau giữa RDBMS và NoSQL Database?
RDBMS Database và NoSQL Database đều là hệ thống cơ sở dữ liệu, nhưng chúng có sự khác nhau về cấu trúc, mục tiêu sử dụng và tính chất. Cụ thể:

Về cấu trúc dữ liệu:
RDBMS: Lưu trữ dữ liệu dưới dạng các bảng có hàng và cột. Trong khi đó, NoSQL Database lại có cấu trúc linh hoạt hơn. Chúng có thể sử dụng các mô hình dữ liệu khác nhau như tài liệu, cột, đồ thị.
Về Quy tắc ACID:
RDBMS tuân thủ chặt chẽ quy tắc ACID, đảm bảo tính nhất quán và độ tin cậy của giao dịch dữ liệu. NoSQL Database có thể tuân theo hoặc không tuân theo quy tắc ACID linh hoạt. Thay vào đó, chúng tập trung nhiều hơn vào việc tối ưu hiệu suất và mở rộng dễ dàng.
Về khả năng mở rộng:
RDBMS sẽ khó khăn hơn trong việc mở rộng và yêu cầu phân vùng dữ liệu hoặc máy chủ phức tạp để đáp ứng tải cao. Ngược lại, NoSQL Database thường được thiết kế mở rộng dễ dàng. Bạn có thể thêm nhiều nút máy chủ hoặc cụm máy chủ để xử lý tải cao.
Dữ liệu có cấu trúc và không cấu trúc:
RDBMS thích hợp cho dữ liệu có cấu trúc, có quy tắc. Còn NoSQL linh hoạt hơn và phù hợp với dữ liệu có cấu trúc và không có cấu trúc, có thể lưu trữ đa dạng văn bản, hình ảnh, video, và đồ thị.
Tính ứng dụng:
RDBMS Database được ứng dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp như hệ thống quản lý khách hàng (CMR), hệ thống quản lý dự án (ERP). Còn NoSQL Database được sử dụng trong các ứng dụng web, trò chơi trực tuyến, phân tích dữ liệu lớn và các ứng dụng có nhu cầu lưu trữ dữ liệu phân tán và mở rộng.
Tùy thuộc vào nhu cầu của mình để lựa chọn loại hệ thống cơ sở dữ liệu phù hợp hoặc kết hợp cả hai để tận dụng những điểm mạnh của từng loại cơ sở dữ liệu.
Cách Kiểm tra hiệu năng của một RDBMS?
Kiểm tra hiệu năng của Rdbms để xem xét tính hiệu quả với công việc của bạn, chúng ta có thể thử các cách sau:
- Sử dụng các công cụ Benchmark Testing như HammerDB, DBT-2, hoặc TPC Benchmark để thực hiện kiểm tra hiệu năng tiêu chuẩn trên hệ thống của bạn.
- Tải thử nghiệm: Tạo ra tải công việc lớn và gắn nó vào hệ thống Rdbms để xem nó có xử lý được hay không. Bạn có thể sử dụng Apache JMeter hoặc Apache Benchmark để tạo ra kịch bản tải thử nghiệm.
- Kiểm tra tốc độ truy vấn: Thực hiện các truy vấn thực để đánh giá tốc độ xử lý của Rdms
- Kiểm tra đồng thời: Đảm bảo hệ thống có thể xử lý đồng thời nhiều kết nối mà không gây chậm trễ.
- Xem xét logs và sử dụng các công cụ giám sát như Prometheus và Grafana để theo dõi hiệu năng của RDBMS trong thời gian thực.
- Kiểm tra tính khả dụng và phục hồi dữ liệu bằng cách thực hiện kiểm tra sự cố và phục hồi dự phòng.
- Kiểm tra vùng chết: Thử nghiệm và theo dõi tình huống vùng chết trong RDBMS để đảm bảo nó có khả năng giải quyết các xung đột và vùng chết hiệu quả.
- Kiểm tra tải làm việc thực tế: Sử dụng dữ liệu và tải làm việc thực tế từ ứng dụng để kiểm tra hiệu năng.
Bạn có thể sử dụng nhiều cách để kiểm tra hiệu năng hoạt động của Rdbms hiệu quả.
Kết luận
Trên đây, LANIT đã chia sẻ đến bạn các kiến thức liên quan về RDBMS là gì? – hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ cũng như các câu hỏi liên quan. Đây được xem là hệ thống cơ sở dữ liệu mạnh mẽ giúp bạn quản lý dữ liệu an toàn, bảo mật. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến giải pháp lưu trữ dữ liệu bằng điện toán đám mây có thể tham khảo dịch vụ VPS giá rẻ của LANIT.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!