PAM là gì? Các Loại Đặc Quyền và Cách Thức Hoạt Động

PAM là các công cụ và quy trình nhằm quản lý, giám sát và bảo vệ quyền truy cập vào các tài khoản đặc quyền trong một tổ chức. Tìm hiểu thêm về các loại đặc quyền trong PAM và cách thức hoạt động của nó nhé!

PAM là gì?

PAM (Privileged Access Management) là các biện pháp bảo mật thông tin quan trọng được các tổ chức áp dụng để duy trì kiểm soát và giám sát chặt chẽ quyền truy cập vào hệ thống, dữ liệu và tài nguyên trong doanh nghiệp. PAM giúp giải quyết các rủi ro liên quan đến tài khoản đặc quyền, có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng nếu bị xâm phạm hoặc sử dụng sai mục đích.

PAM là gì? Các Loại Đặc Quyền và Cách Thức Hoạt Động
PAM là gì?

Hay nói đơn giản, PAM là các biện pháp phát hiện, quản lý và giám sát các tài khoản có mức đặc quyền cao trong một tổ chức. Nó bao gồm việc sử dụng các công cụ để lưu trữ mật khẩu, giám sát phiên người dùng và cung cấp quyền truy cập đúng lúc để đảm bảo quyền truy cập đặc quyền chỉ cấp trong thời gian cần thiết và dễ dàng kiểm tra cũng như theo dõi.

Tài khoản đặc quyền là gì?

Tài khoản đặc quyền là tài khoản người dùng có nhiều quyền và có đặc quyền người dùng cao hơn so với các tài khoản không có đặc quyền. Người dùng đặc quyền là bất kỳ người dùng nào hiện đang tận dụng quyền truy cập đặc quyền trong một tổ chức thông qua tài khoản đặc quyền.

Tài khoản đặc quyền cao cấp cho phép người dùng thực hiện các cấu hình hệ thống chính, cài đặt phần mềm, truy cập dữ liệu nhạy cảm, tạo tài khoản khác và thực hiện các chức năng cao cấp khác mà tài khoản không có đặc quyền không thể thực hiện được.

Tài khoản này thường được sử dụng bởi quản trị viên hệ thống, chuyên gia CNTT, người quản lý hoặc người dùng cần đặc quyền và quyền truy cập cao để thực hiện các tác vụ nâng cao. Việc quản lý và giám sát các tài khoản đặc quyền này là vô cùng quan trọng vì nó có thể dẫn đến vi phạm bảo mật và rủi ro nghiêm trọng cho hệ thống nếu việc sử dụng và vi phạm không được kiểm soát chặt chẽ.

Các loại tài khoản đặc quyền của PAM

Tài khoản quản trị viên cục bộ:

Đây là tài khoản nằm trên điểm cuối hoặc máy trạm và có quyền truy cập quản trị với một máy chủ, điểm cuối hoặc máy trạm cụ thể. Tài khoản này giúp quản trị viên truy cập và thực hiện các thay đổi với máy hoặc thiết bị cụ bộ của họ.

Tài khoản quản trị miền:

Tài khoản quản trị tên miền có quyền quản trị ở cấp miền, cho phép họ thực hiện các hành động miền như quản lý cấu hình cấp miền, truy cập, quản lý nhóm miền trong thư mục như Active Directory. Tài khoản này có số lượng ít nhưng có quyền truy cập rộng và mạnh mẽ nhất trên toàn mạng.

Tài khoản khẩn cấp:

Tài khoản khẩn cấp hay tài khoản break-glass là tài khoản dành cho các tình huống khẩn cấp. Tài khoản này có đặc quyền cao và chỉ được sử dụng khi các phương án truy cập tiêu chuẩn không khả dụng trong các trường hợp như tấn công mạng.

Tài khoản gốc (Linux/Unix):

Với các hệ thống dựa trên Unix, tài khoản gốc là tài khoản siêu người dùng cuối có quyền truy cập không hạn chế vào toàn bộ hệ thống. Tài khoản này cần được sử dụng thận trọng để tránh gây ra các rủi ro cho hệ thống vì nó có sức mạnh cao nhất.

Tài khoản dịch vụ:

Tài khoản dịch vụ được dùng để chạy các ứng dụng hoặc dịch vụ cụ thể cần thiết cho dịch vụ và ứng dụng đó.

Tài khoản đặc quyền ứng dụng:

Đây là tài khoản được các ứng dụng sử dụng để truy cập cơ sở dữ liệu, chạy các tác vụ hàng loạt hoặc lệnh hoặc cung cấp quyền truy cập vào các ứng dụng khác.

Tài khoản tự động hóa

Tài khoản tự động hóa là tài khoản kỹ thuật số được dùng để thực hiện các tác vụ tự động mà không cần sự can thiệp của con người. Nó thường chạy ở chế độ nền, giúp hệ thống, quy trình hoạt động mượt mà.

Cách thức hoạt động của PAM

Các giải pháp quản lý quyền truy cập đặc quyền hoạt động bằng cách thực thi các quy trình và biện pháp kiểm soát bảo mật nhằm hạn chế, giám sát quyền truy cập đặc quyền, trên một bảng điều khiển duy nhất. Nó bao gồm các kỹ thuật xác thực, ủy quyền và kiểm soát an ninh, đảm bảo chỉ những người được ủy quyền mới có quyền truy cập vào các hệ thống và dữ liệu nhạy cảm. PAM cũng hỗ trợ giám sát, ghi lại phiên, cho phép nhóm CNTT và bảo mật doanh nghiệp theo dõi và phân tích hành vi của người dùng đặc quyền.

PAM là gì? Các Loại Đặc Quyền và Cách Thức Hoạt Động
Cách Thức Hoạt Động của PAM

Giải pháp này hoạt động dựa trên nguyên tắc đặc quyền tối thiểu, đảm bảo người dùng chỉ được cấp ở mức truy cập cần thiết theo mức độ công việc của họ. Đây được xem là biện pháp an ninh hàng đầu để bảo vệ quyền truy cập đặc quyền vào dữ liệu và tài nguyên có giá trị của bạn.

Có hai trường hợp sử dụng quản lý quyền truy cập đặc quyền đó là ngăn chặn xâm phạm tài khoản và đáp ứng các yêu cầu tuân thủ CNTT. Cụ thể:

  • Ngăn chặn xâm phạm tài khoản: PAM thực hiện các biện pháp xác thực mạnh như xác thực đa yếu tố MFA để gây khó khăn cho kẻ tấn công trong việc đánh cắp và sử dụng thông tin xác thực đặc quyền. Cung cấp quyền truy cập tức thì để giảm nguy cơ bị kẻ tấn công khai thác thông tin.
  • Đáp ứng các yêu cầu tuân thủ CNTT: Viêc triển khai PAM giúp tổ chức đạt được sự tuân thủ các yêu cầu, tiêu chuẩn, luật và quy định an ninh mạng CNTT.

Ngoài ra, PAM có thể được sử dụng trong các trường hợp như giám sát hoạt động của người dùng có đặc quyền, tự động hóa quản lý tài khoản và bảo mật quyền truy cập từ xa vào cơ sở hạ tầng doanh nghiệp.

Lợi ích của PAM

  • Quản lý tập trung, dễ bảo vệ trước các mối đe dọa bên trong và bên ngoài từ một bảng điều khiển duy nhất.
  • Giảm lây nhiễm và phát tán các phần mềm độc hại bằng cách kiểm soát và giám sát quyền truy cập được cấp quyền.
  • Hiệu suất hoạt động được nâng cao nhờ việc hạn chế quyền với phạm vi tối thiểu các quy trình để thực hiện các hoạt động được ủy quyền.
  • PAM hỗ trợ đáp ứng các yêu cầu về bảo hiểm mạng khi giảm rủi ro và ngăn chặn các mối đe dọa mạng.
  • PAM giúp tạo môi trường ít phức tạp và dễ dàng kiểm toán hơn nhờ việc hạn chế các hoạt động đặc quyền có thể thực hiện.

Thách thức khi sử dụng PAM

  • Với tổ chức sử dụng quy trình quản trị thủ công ở nhiều tổ chức sẽ dễ gây lỗi khi luân chuyển và cập nhật thông tin xác thực đặc quyền, gây tốn kém và không hiệu quả.
  • Việc không giám sát và kiểm soát tập trung các phiên đặc quyền có thể gây ra các mối đe dọa mạng và vi phạm quy định
  • Tổ chức thiếu các công cụ phân tích các mối đe dọa và không thể chủ động xác định các hoạt động đáng ngờ và khắc phục sự cố bảo mật
  • Các tổ chức thường hạn chế trong việc kiểm soát hiệu quả quyền truy cập của người dùng có đặc quyền vào các nền tảng đám mây, SaaS,…tạo ra rủi ro về tuân thủ và sự phức tạp trong hoạt động
  • Kẻ tấn công có thể khai thác lỗ hổng trong giao thức Kerberos để mạo danh người dùng được ủy quyền và truy cập tài nguyên quan trọng, và dữ liệu nhạy cảm.

So sánh PAM với IAM và PIM

IAM là một khuôn khổ bảo mật để xác định, xác thực và cung cấp quyền truy cập cho người dùng. Nó bao gồm các chính sách, biện pháp kiểm soát và giải pháp đặc biệt để quản lý danh tính trong tổ chức. Các nhà quản lý sẽ sử dụng IAM để kiểm soát quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu, tài sản, mạng, ứng dụng và tài nguyên của tổ chức. IAM thường áp dụng cho tất cả người dùng trong tổ chức.

PAM là một tập hợp con của IAM chỉ quản lý quyền truy cập đặc quyền, nó chủ yếu liên quan đến người dùng đặc quyền có quyền truy cập cao cấp vào các tài nguyên, ứng dụng và tài khoản nhạy cảm. PAM tập trung vào người dùng và tài khoản gây ra mối đe dọa bảo mật và rủi ro vi phạm dữ liệu cao hơn do có quyền truy cập đặc quyền. PAM được các quản trị viên sử dụng để theo dõi, kiểm tra và quản lý người dùng, danh tính, tài khoản và phiên đặc quyền.

PIM là một phân lớp của PAM, gồm các chính sách, biện pháp kiểm soát bảo mật thiết yếu chỉ giới hạn trong việc quản lý và bảo mật các danh tính đặc quyền như tài khoản dịch vụ, tên người dùng, khóa SSH, chứng chỉ số cung cấp quyền truy cập vào thông tin nhạy cảm.

Như vậy, IAM có phạm vi truy cập rộng hơn trong một tổ chức, bao gồm tất cả người dùng, hệ thống, tài nguyên và tài sản. Trong khi đó, IAM và PAM là có phạm vi truy cập xung quanh các tài nguyên và hệ thống được cấp quyền.

Lời kết

Trên đây, LANIT đã chia sẻ đến bạn thông tin về PAM – là giải pháp quản lý, giám sát và bảo vệ quyền truy cập vào các tài khoản đặc quyền trong một tổ chức. Ngoài ra, nếu bạn cần tư vấn thêm giải pháp quản lý tài khoản người dùng trên hệ thống điện toán đám mây khi thuê Cloud VPS tại LANIT, liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!