ASN là gì?
ASN hay số hiệu mạng là một mã định danh trên không gian Internet. Mã định danh này là duy nhất và không thể trùng lặp. ASN có nhiệm vụ xác định nhóm gồm một hay nhiều tiền tố IP, những IP này do một hoặc nhiều nhà khai thác mạng điều hành. ASN sẽ giúp định danh, duy trì chính sách định tuyến rõ ràng, quản lý mạng độc lập.
Phân loại số hiệu mạng
Hiện nay có hai loại ASN chính, gồm:
ASN 2 byte (16-bit)
ASN 16-bit sử dụng một không gian địa chỉ gồm các số từ 0 đến 65,535. Phạm vi (0 – 64511) các ASN công cộng được phân bổ cho các tổ chức để sử dụng trên Internet. Phạm vi (64512 – 65534) dành riêng các ASN riêng tư, không được định tuyến trên Internet công cộng.
- ASN được quản lý bởi IANA và các tổ chức đăng ký Internet khu vực như ARIN, RIPE NCC,…
- Các tổ chức yêu cầu ASN để tham gia định tuyến BGP và cần được phân bổ một ASN từ các RIR tương ứng.
ASN 4 byte (32-bit)
ASN 32-bit hay ASN 4-byte, là hệ thống mở rộng của các số nhận dạng tự trị. Số hiệu mạng này giải quyết vấn đề cạn kiệt không gian địa chỉ ASN 16-bit.
- ASN 32-bit sử dụng không gian địa chỉ gồm các số từ 0 – 4,294,967,295.
- Cung cấp phạm vi địa chỉ rộng hơn so với ASN 16-bit (0 đến 65,535).
- ASN 32-bit có thể được hiển thị dưới hai dạng: Dạng thập phân duy nhất (e.g 131072), Dạng “dotted” (dấu chấm), chia thành hai phần 16-bit (e.g 2.0).
Tầm quan trọng của ASN
Dưới đây là tổng hợp những vai trò của ASN:
- Giúp định danh mạng tự trị AS trên Internet
- Với sự hỗ trợ từ ASN thì những giao thức định tuyến ngoại vi EGP có thể xác định đường truyền tốt. Dữ liệu được đảm bảo chuyển đi tuyến đường tốt nhất.
- Xác định lỗi và hỗ trợ gỡ lỗi
- ASN giúp phân biệt mạng khách và mạng cung cấp dịch vụ
Trong lĩnh vực Logistic nói riêng thì ASN giúp xác nhận quá trình vận chuyển, từ đó tối ưu hoá thời gian và tài nguyên. Ngoài ra, ASN thông báo trước vận chuyển, đóng vai trò hoàn thiện quy trình thu tiền. ASN cũng được sử dụng để chuẩn bị cho quá trình phân bổ, phân luồng cửa hàng từ điểm nhận đến điểm vận chuyển.
Khi nào cần thiết lập số hiệu mạng?
Bạn cần thiết lập số hiệu mạng khi:
- Tổ chức cần kết nối Internet thông qua nhà cung cấp Internet (ISP)
- Quản lý mạng nội bộ phức tạp. Từ đó tạo sự rõ ràng trong quản lý, định tuyến dữ liệu
- Khi tham gia quá trình định tuyến BGP.
- Khi cần kết nối nhiều vùng mạng khác nhau
- Thiết lập chính sách an ninh mạng. Bạn có thể giới hạn truy cập kết hợp giám sát hoạt động trên mạng
Lời kết
Với những chia sẻ trên, LANIT hy vọng đã đem lại kiến thức hữu ích lại cho bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn ASN là gì thì hãy để lại bình luận để LANIT hỗ trợ bạn được nhanh nhất. Đừng quên theo dõi LANIT để cập nhật các thông tin công nghệ hàng đâu nhé!