Ocsp là gì? Ocsp Hoạt Động Như Thế Nào?

Ocsp là gì? Chức năng của Ocsp là gì? Cách thức hoạt động của Ocsp là gì? Tất cả sẽ được LANIT chia sẻ chi tiết trong bài viết này!

Ocsp là gì?

OCSP là viết tắt bởi cụm từ Online Certificate Status Protocol (Có nghĩa là Giao thức Trạng thái Chứng chỉ Trực tuyến). Đây được xem là giải pháp thay thế cho danh sách thu hồi chứng chỉ 9 CRL) và được dùng để kiểm tra chứng chỉ kỹ thuật số có hợp lệ hay không hoặc liệu nó có bị thu hồi hay chưa. OCSP là giao thức phổ biến được dùng trong lĩnh vực bảo mật thông tin và công nghệ chứng thực.

Ocsp là gì? Ocsp Hoạt Động Như Thế Nào?
Ocsp là gì?

Ocsp cho phép máy chủ hoặc trình duyệt gửi một yêu cầu trực tuyến đến OCSP Server để biết xem chứng chỉ đó có hợp lệ hay đã bị thu hồi. Máy chủ OCSP sẽ phản hồi với thông tin về trạng thái của chứng chỉ, giúp cải thiện hiệu suất và linh hoạt trong quá trình kiểm tra chứng chỉ.

Ocsp có chức năng như thế nào?

OCSP có chức năng chính là kiểm tra trạng thái hiện tại của một chứng chỉ điện toán (SSL/TLS certificate) để đảm bảo nó vẫn hợp lệ tại thời điểm đó. Cụ thể:

  • Kiểm tra trực tuyến: OCSP cho phép kiểm tra trạng thái chứng chỉ trực tuyến bằng cách gửi yêu cầu đến OCSP Server
  • Phản hồi nhanh chóng: Máy chủ Ocsp phản hồi nhanh về thông tin trạng thái chứng chỉ, giảm thời gian kiểm tra so với việc sử dụng danh sách CRL.
  • Giảm chi phí hiệu suất: OCSP giúp giảm băng thông và chi phí máy chủ.
  • Tích hợp với quy trình xác thực: OCSP tích hợp tốt với quy trình xác thực chứng chỉ số điện toán và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp lệ và an toàn của các kết nối bảo mật.
  • Bảo mật và quyền riêng tư: OCSP cung cấp cơ chế bảo mật cho việc truyền thông giữa máy chủ yêu cầu và máy chủ OCSP để đảm bảo thông tin kiểm tra không bị làm giả mạo.

Như vậy, bạn có thể thấy được OCSP giúp cải thiện hiệu suất và bảo mật trong việc kiểm tra trạng thái của chứng chỉ số điện toán trong môi trường an toàn mạng.

Cách thức hoạt động của Ocsp

Ocsp là gì? Ocsp Hoạt Động Như Thế Nào?
Cách hoạt động của Ocsp ?

Khi tải một trang web, trình duyệt phải kiểm tra xem chứng chỉ trang web có hợp lệ hay không. Trong lúc sử dụng Ocsp, máy khách sẽ gửi yêu cầu đến bộ phản hồi ocsp, để kiểm tra trạng thái chứng chỉ cụ thể của trang web mà nó đang cố truy cập. Quá trình kiểm tra Ocsp được diễn ra trong thời gian thực, xác nhận xem máy chủ có chứng chỉ TLS hiện tại hay đã bị thu hồi hay không. Ngoài ra, còn có trạng thái “unknown” khi không đủ thông tin hoặc máy khách không nhận được phản hồi từ máy chủ Ocsp.

Quy trình kiểm tra trạng thái Ocsp diễn ra theo các bước sau:

  • Khi một máy khách của khách hàng và một máy chủ muốn giao tiếp, máy chủ sẽ gửi chứng chỉ khóa công khai của nó cho máy khách.
  • Máy khách sẽ xác minh tính hợp lệ của chứng chỉ bằng cách gửi yêu cầu OCSP kèm theo số sê-ri chứng chỉ.
  • Bộ phản hồi OCSP lấy số sê-ri của chứng chỉ từ yêu cầu và xác minh trạng thái thu hồi từ cơ sở dữ liệu CA.
  • Bộ phản hồi OCSP trả về phản hồi đã ký thành công cho máy khách nếu chứng chỉ hợp lệ.
  • Máy khách sử dụng khóa chung của CA để xác minh phản hồi được ký điện tử.
  • Khách hàng hoàn tất giao dịch với máy chủ.

Ưu điểm – hạn chế của Ocsp

Ưu điểm của Ocsp

  • OCSP giúp cải thiện Hiệu suất tối ưu hơn so với sử dụng CRL truyền thống
  • OCSP cung cấp cơ chế bảo mật cho việc truyền thông giữa máy chủ yêu cầu và máy chủ OCSP, đảm bảo thông tin không bị giả mạo.
  • Được tích hợp dễ dàng vào quá trình xác thực chứng chỉ và thích ứng với nhiều môi trường bảo mật
  • OCSP giúp tiết kiệm băng thông mang và tăng hiệu suất.

Hạn chế của OCSP:

  • OCSP làm tăng chi phí cho CA khi phải cung cấp thông tin về trạng thái chứng chỉ theo thời gian
  • Sự phụ thuộc của khách hàng vào Bộ phản hồi OCSP tăng lên
  • OCSP làm chậm tốc độ duyệt web vì khi người dùng muốn kết nối với trang web, họ phải xác minh trạng thái hiện tại của chứng chỉ TLS.

Trên đây là chi tiết về khái niệm, chức năng và ưu điểm, hạn chế của OCSP. Nếu bạn còn có thắc mắc nào hoặc cần tư vấn về dịch vụ Vps, cho thuê server giá rẻ, hosting giá rẻ, liên hệ ngay với LANIT nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!