NestJS là gì? Hướng dẫn cài đặt NestJS chi tiết cho người mới bắt đầu

NestJS là gì? Lý do lựa chọn NestJS? Cách cài đặt NestJS chi tiết? Chắc hẳn các bạn đã biết đến nhiều Framework khác nhau trong quá trình thiết kế, xây dựng phát triển Server. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

NestJS là gì? Hướng dẫn cài đặt NestJS chi tiết cho người mới bắt đầu
NestJS là framework hoạt động trên nền NodeJS

NestJS là gì?

Chúng ta sẽ “mổ xẻ” chi tiết hơn về khái niệm NestJS để biết phần mềm này là gì và ứng dụng của nó ra sao trong quá trình lập trình nhé! Trước hết, bạn cần nắm được NestJS là một framework, chạy trên nền Nodejs.

Ưu điểm nổi bật của framework này, đó là tính hiệu quả cao, bảo mật tốt và có thể dễ dàng mở rộng. Không những thế, NestJS còn có tính năng hỗ trợ Typescript. Nhờ lớp dưới sử dụng ExpressJS nên framework này kế thừa sức mạnh của hầu hết các framework hiện đại nhất đang có.

Với NestJS, người dùng có thể mở rộng các Server Node để hỗ trợ cơ sở dữ liệu như Apache Cassandra hay MongoDB,… Việc mở rộng ứng dụng và bảo trì NestJS cũng rất thuận lợi, đơn giản.

Tại sao bạn nên sử dụng NestJS?

NestJS là gì 2
NestJS hỗ trợ người dùng phát triển nhanh hệ thống server của mình

Hiện nay có rất nhiều framework khác nhau mà bạn có thể sử dụng trong quá trình tạo dựng Server. Tuy nhiên, chúng tôi đã lựa chọn NestJS để giới thiệu đến các bạn. Bởi vì:

  • Framework này cho phép người dùng phát triển nhanh và hiệu quả hơn hệ thống Server của mình.
  • NestJS phát triển song song front – end và mid-tier mà không phải ngôn ngữ lập trình nào cũng làm được.
  • Hỗ trợ TypeScript nên khả năng thích ứng rất nhanh chóng với những thay đổi trong JavaScript.
  • NestJS cho phép mở rộng ứng dụng và thử nghiệm tốt hơn so với Koa hay Express.
  • Đây là một framework chạy trên nền tảng Node.JS và có sự phát triển mạnh mẽ nhất trong những năm gần đây.
  • Cung cấp kiến trúc ứng dụng riêng biệt, độc lập và dễ dàng mở rộng, bảo trì.
  • Cấu trúc hầu như dựa vào Angular nên khá đơn giản và dễ tập trung vào thiết kế endpoint.
  • Rất phù hợp với các doanh nghiệp lớn.
  • Đa dạng tài liệu hướng dẫn, quá trình unit testing cũng hết sức đơn giản.

Hướng dẫn cài đặt NestJS chi tiết cho người mới bắt đầu

Bạn đang băn khoăn chưa biết cách cài đặt NestJS là gì? Đừng lo lắng! Chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn thật chi tiết ở phần nội dung tiếp theo.

nestjs là gì 3
Muốn cài đặt NestJS, bạn cần cài đặt NodeJS và NPM trước

NestJS được xây dựng trên nền NodeJS. Do đó, để cài đặt framework này và ứng dụng nó thì trước hết bạn cần cài đặt sẵn NodeJS và NPM trên PC của mình. Nếu bạn đã cài sẵn công cụ Nest CLI (trong NodeJS) bằng NPM, chúng ta sẽ từng bước cài đặt NestJS như sau:

Bước 1: Nhập lệnh $ npm i -g @nestjs/cli

Bước 2: Nhấn lệnh $ nest new my-nestjs-01 để tạo một project NestJS. Ở đó sẽ có các file cần thiết để bạn thực hiện dự án của mình.

Các thành phần quan trọng trong NestJS

Để thiết lập server bằng Nodejs Framework NestJS, bạn cần nắm được các thành phần quan trọng trong NestJS là gì. Tuy nhiên, chúng ta cần bắt đầu từ việc tạo ra các project mới trong cài đặt Nest CLI.

Trước hết, bạn sử dụng một trong 2 lệnh npm i -g @nestjs/cli nest new project-name. Khi đó, bạn sẽ thấy xuất hiện một Source code với cấu trúc giống hình dưới đây.

NestJS là gì 5
Trong NestJS, Module, Service và Provider là quan trọng nhất

Trong NestJS, thư mục quan trọng nhất là SRC. Nó chứa toàn bộ mã nguồn của dự án và đây cũng là nơi bạn sử dụng nhiều nhất trong quá trình tạo server. Nhìn vào các file được tạo sẵn trong thư mục Src, các bạn sẽ thấy framework này có 3 thành phần quan trọng nhất. Đó là: Controller, Provider và Module.

Controller

File này có chức năng xử lý và trả về các phản hồi thích hợp khi có những yêu cầu HTTP được chuyển đến. Cách tạo một Controller, đó là sử dụng @Controller() liên kết với Class Controller và request tương ứng.

Ngoài cách thức trên, chúng ta có thể sử dụng lệnh $ nest g controller users trong CMD để tạo Controller. Lệnh cụ thể:

nestjs là gì 5

Với các lệnh trên, chúng ta đã tạo được một API, với url Get: /users. Trong file @Controller, chúng ta sử dụng tiền tố Users làm route path. Điều này giúp tập hợp các route cần thiết cho việc lập trình, đồng thời góp phần giảm lặp code.

Nếu muốn xác định method cụ thể cho một yêu cầu, ta cần định nghĩa @Get() ở hàm findALL(). Điều này giúp NestJS ánh xạ request đến hàm findALL() để xử lý và phản hồi lại cho client.

Provider

Provider được dùng để tạo một dependency, tạo ra mối liên kết giữa các đối tượng khác nhau trong NestJS. Bạn cũng có thể thêm decorator @Injectable() vào các lớp services, helpers hay repositories và vận dụng chúng giống như Provider.

Để tạo một Userservice, bạn có thể thực hiện ngay trong trong file user.service.ts hoặc sử dụng lệnh $ nest g service cats trong CMD như hình sau.

nestjs là gì 6
Cách tạo userservice

Ở thiết lập trên, ta thấy một interface được dùng để định nghĩa User. Ta có thể tạo user.interface.ts trong interface như minh họa dưới đây.

nestjs là gì 7
Cách tạo user.interface.ts

Module

Module có chức năng tập hợp các lệnh liên quan cần triển khai đến client độc lập. Mỗi Module trong NestJS được dùng để định nghĩa decorator @Module() và mô tả các thuộc tính của provider, controller hoặc dependency. Mỗi file Module cơ bản trong framework Nest có định dạng như sau:

nestjs là gì 8
Cách tạo Module

Lời kết

Trên đây, chúng tôi vừa giải đáp cho các bạn “NestJS là gì?”, cách cài đặt NestJS chi tiết cho người mới bắt đầu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích anh chị và các bạn trong quá trình tìm hiểu Framework mới này.

LANIT – Đơn vị thuê dịch vụ lưu trữ uy tín – giá rẻ

Hosting giá rẻ

VPS giá rẻ – ổn định cao

Thuê máy chủ giá rẻ – chất lượng

Cảm ơn bạn đã đọc!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!