Multicast là gì? Ưu Điểm & Cách Thức Hoạt Động của Multicast

Trên các diễn đàn công nghệ hiện nay, cái tên Multicast được nhắc đến khá nhiều. Đây là một trong những thuật ngữ tương đối phức tạp trong công nghệ thông tin nên không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Vậy nên bạn hãy cùng LANIT khám phá xem Multicast là gì và nó có ưu điểm gì nổi bật mà lại gây sốt đến thế nhé.

Multicast là gì? 

Multicast được định nghĩa là một phương thức giao tiếp và chuyển giao sơ đồ dữ liệu. Trong đó, một nguồn độc lập sẽ gửi một dữ liệu giống nhau cho hàng loạt người nhận ở cùng một thời điểm. Dữ liệu được gửi đi có thể là âm thanh, video hoặc hình ảnh,…  

Nhưng mọi người cần lưu ý rằng Multicast là mô hình giao tiếp một chiều, thế nên người nhận sẽ không thể gửi dữ liệu ngược lại. Sau khi đã hiểu được Multicast là gì, chúng ta cùng khám phá cách multicast hoạt động ở phần tiếp theo nhé. 

Multicast là phương thức truyền dữ liệu từ một nguồn đến nhiều người nhận cùng một lúc
Multicast là gì?

Cách thức Multicast hoạt động như thế nào?

Multicast sẽ được bắt đầu từ Server đảm nhiệm vai trò gửi gói tin dữ liệu cho hàng loạt người nhận khác nhau. Thiết bị nhận bắt buộc phải sử dụng địa chỉ IP nằm trong vùng IP được thiết kế cho việc lưu thông Multicast. Nó dao động từ 224.0.0.0 cho đến 239.255.255.255.

Sau khi Router nhận được dữ liệu lưu thông từ Multicast, nó sẽ cần đến giao thức IGMP (Internet Group Management Protocol) để xác định xem đâu là thiết bị kết nối nguồn nhận dữ liệu. Giao thức IGMP được hiểu là giao thức giao tiếp cho thiết bị mạng tạo ra nhóm Multicast. 

Cách thức hoạt động của Multicast vô cùng đa dạng 
Cách thức hoạt động của Multicast là gì?

Quan tâm thêm: Giao thức TCP/IP là gì? Tính Năng & Cách Hoạt Động của TCP/IP

Ưu điểm và nhược điểm của Multicast

Dựa trên cách thức Multicast hoạt động, bạn hãy cùng LANIT khám phá xem đâu là ưu và nhược điểm của phương thức giao tiếp này nhé.

Ưu điểm

Multicast sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội, trong đó nổi bật nhất là là khả năng ổn định cao. Phương thức giao tiếp này có thể gửi Data đến số lượng lớn người nhận mà không làm ảnh hưởng đến tốc độ mạng hay khiến Server bị quá tải. 

Một ưu điểm nổi bật khác của Multicast đó là mạng viễn thông của Multicast giúp tiết kiệm băng thông đáng kể. Khi sử dụng Multicast, người gửi chỉ cần gửi duy nhất một luồng dữ liệu cho nhiều người nhận khác nhau. Còn nếu không sử dụng Multicast, bạn sẽ phải gửi hàng loạt luồng dữ liệu trong cùng một lúc. Nó sẽ khiến cho băng thông sử dụng tăng lên rất nhiều. 

Ngoài ra thì Multicast còn giúp giảm thiểu tình trạng CPU Load trên máy trạm. Theo đó, Multicast sẽ hạn chế vấn đề quá tải cho CPU bằng cách nhận dạng và loại bỏ những dữ liệu không cần thiết ngay tại tầng liên kết dữ liệu của máy trạm.

Nhược điểm 

Bên cạnh những ưu điểm của mình, Multicast vẫn tồn tại những điểm hạn chế nhất định. Đầu tiên là việc Multicast có khả năng gây ra vấn đề nghẽn mạng. Bởi vì cơ chế của TCP Window không hỗ trợ giao thức UDP thế nên Multicast dễ gây ra hiện tượng tắc nghẽn mạng. 

Hơn nữa, Multicast đôi khi còn gửi gói tin mạng trùng lặp. Nền tảng này vẫn còn nhiều phần chưa được xác thực và vẫn là đề tài đang được nghiên cứu.

Đọc thêm: WHMCS là gì? Tính Năng Nổi Bật & Cách Sử Dụng WHMCS 

Các giao thức định tuyến của Multicast

Multicast không sở hữu bất kỳ giao thức định tuyến cố định nào. Thay vào đó là 3 giao thức điển hình sẽ được LANIT mô tả như sau:

Distance Vector Multicast Routing Protocol (DVMRP)

Giao thức định tuyến đa hướng vector khoảng cách (hay còn gọi là DVMRP) được tìm thấy trong RFC 1075. Nó giúp cho việc định tuyến gói tin mạng Multicast trở nên thuận tiện hơn giữa các mạng lưới mạng IP với nhau.  

Protocol Independent Multicast (PIM)

Một ví dụ điển hình về PIM - DM

Protocol Independent Multicast (PIM) là định thức giao tuyến thứ 2 của Multicast. PIM được định nghĩa là một họ giao thức định tuyến vì nó không sở hữu bảng giao tuyến riêng. Thay vào đó, PIM sở hữu 2 chế độ hoạt động riêng biệt như sau: 

  • Chế độ dense (PIM – DM): Ở chế độ này, luồng dữ liệu của Multicast sẽ được gửi đi đến toàn mạng lưới định tuyến cho đến khi họ ngắt kết nối khỏi nhánh Multicast. 
  • Chế độ Spare (PIM – SM): Còn ở chế độ Spare, các kết nối Multicast sẽ được kiểm soát bởi một Hub tạo ra từ các điểm tụ định tuyến.  

Multicast Open Shortest Path First (MOSPF)

Giao thức định tuyến thứ 3 của Multicast chính là Multicast Open Shortest Path First. MOSPF là giao thức mở rộng của giao thức định tuyến OSPF chuyên dùng cho Multicast. MOSPF cho phép Multicast định tuyến trong mạng lưới dựa trên OSPF. Nó cho phép mỗi bộ định tuyến sở hữu cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh của mạng lưới Topology. 

Phân biệt giữa Unicast, Multicast và Broadcast

Multicast có nhiều điểm khác biệt so với Unicast và Broadcast

Ngoài Multicast ra vẫn có những phương thức giao tiếp khác được sử dụng rất phổ biến đó là Unicast và Broadcast. Hãy cùng LANIT phân biệt xem Unicast, Multicast và Broadcast có những điểm khác biệt ra sao nhé. 

Yếu Tố So SánhMulticastUnicastBroadcast
Định nghĩaMột nguồn độc lập sẽ gửi một dữ liệu giống nhau cho hàng loạt người nhận ở cùng một thời điểm.Một nguồn độc lập gửi dữ liệu cho một đích đến duy nhất.Một nguồn độc lập gửi dữ liệu cho tất cả đích đến.
Cách thức tương tácTương tác diễn ra giữa một người gửi và rất nhiều người nhận cùng lúc.Tương tác chỉ diễn ra giữa một người gửi và một người nhận.Tương tác diễn ra giữa một người gửi và tất cả người nhận khả dụng.
Cách thức hoạt động Dữ liệu được luân chuyển khi nhận yêu cầu từ những người nhận cùng lúc. Dữ liệu chỉ được luân chuyển khi nhận yêu cầu từ một người nhận duy nhất.Dữ liệu được luân chuyển cho tất cả người nhận bất kể có nhận được yêu cầu hay không.
Độ bảo mậtCó độ bảo mật cao vì dữ liệu được gửi đến một nhóm người nhận nhất địnhĐộ bảo mật cao nhất vì dữ liệu được gửi đến một đích đến độc nhấtĐộ bảo mật thấp do dữ liệu được gửi đến tất cả thiết bị trong mạng lưới
Độ trễ Có độ trễ trung bìnhCó độ trễ thấpCó độ trễ cao

Ứng dụng của Multicast

Hiện nay, Multicast được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề khác nhau như:

  • Mã chứng khoán: Multicast sẽ gửi thông tin thị trường chứng khoán tới mã chứng khoán hiển thị ngay trên màn hình.
  • Biển quảng cáo điện tử: Những người quản lý quảng cáo có thể chuyển đổi nội dung của những biển quảng cáo được chọn bằng cách dữ liệu hóa hình ảnh thông qua mạng lưới Multicast. Điều này giúp người dùng có thể cho quảng cáo xuất hiện ở đâu tùy vào địa điểm biển quảng cáo được đặt.
  • Truyền hình internet (IPTV): Giao thức Multicast hiện được ứng dụng rộng rãi trong việc truyền tải nội dung truyền hình đến người xem qua mạng lưới IP. Người gửi nội dung truyền hình sẽ truyền dữ liệu trong một luồng phát sóng duy nhất thay vì phải dùng nhiều luồng khác nhau cho từng người nhận như Unicast. 
Mã chứng khoán là ứng dụng điển hình của Multicast

Kết luận

Vậy là bạn đã cùng với LANIT tìm hiểu tất tần tật Multicast là gì cùng với đó là những ưu nhược điểm và ứng dụng nổi bật của nền tảng này. Chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của Multicast trong đời sống ngày nay khi mà mạng lưới internet đang ngày càng được mở rộng mạnh mẽ. Nếu bạn còn có câu hỏi cần được giải đáp thì liên hệ với LANIT để được giải đáp sớm nhất nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!