Microservices là gì? Tất tần tật về Microservices mà bạn nên biết

Microservices là gì? Và muốn tìm hiểu tất cả về Microservices. Hãy tham khảo bài viết LANIT giới thiệu dưới đây, chắc chắn bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích nhé!

microsevives-la-gi-01
Microservices - giải pháp phát triển phần mềm của các doanh nghiệp

1. Microservices là gì?

Chúng ta sẽ bắt đầu với khái niệm “Microservices là gì?”. Microservice là một kiểu kiến trúc phần mềm. Microservices tập hợp nhiều dịch vụ nhỏ (Microservice) khác nhau, mỗi một Microservice sẽ đặt trên một máy chủ riêng, để nhà phát triển dễ thay đổi service đó mà không ảnh hưởng đến service khác.

Hiểu một cách đơn giản hơn: Microservices giống như một ứng dụng mẹ, chia nhỏ ra các ứng dụng Microservice con, mỗi ứng dụng con hoạt động độc lập và phát triển mô hình của riêng mình. Giữa các Microservice con không trao đổi trực tiếp với nhau mà giao tiếp thông qua API gateway.

Kiến trúc phần mềm Microservices được coi là giải pháp giúp cân bằng traffic theo nhu cầu của doanh nghiệp. Nó rất hữu ích trong việc giảm thiểu tiêu hao tài nguyên và chi phí cho các doanh nghiệp.

2. Kiến trúc Microservices là gì?

Kiến trúc Microservices là một tập hợp các service nhỏ. Khác với các kiểu kiến trúc phần mềm khác, Microservices không gộp tất cả các tính năng vào cùng một dự án mà nó chia dự án thành nhiều service nhỏ khác nhau.

Microservices là gì? Tất tần tật về Microservices mà bạn nên biết
Microservices là một tập hợp các service nhỏ

Mặc dù là một khối liên kết, nhưng các service trong Microservices hoàn toàn độc lập và có thể khác nhau về kiến trúc, cấu tạo. Thậm chí các service còn có database riêng và sử dụng công nghệ khác nhau.

Điều đặc biệt trong kiến trúc Microservices là gì? Đó là các service trao đổi thông tin với nhau qua mạng API hoặc Message queue và giữa các service này phải hiểu nhau. Muốn vậy, các nhà phát triển Microservices cần phải tạo ra sự thống nhất về phương thức giao tiếp giữa các service trước đó để thuận tiện cho việc xử lý các vấn đề về sau.

Đọc thêm: Cho thuê máy chủ vật lý chuyên nghiệp – Giá tốt tại LANIT

3. Ưu nhược điểm của Microservices

3.1. Ưu điểm của Microservices

  • Microservices có thể mở rộng quy mô và bảo trì dễ dàng: Do kiến trúc phần mềm tập hợp các service riêng lẻ, chính vì vậy mà việc xử lý, bảo trì và thay đổi, nâng cấp trở nên đơn giản hơn rất nhiều
  • Khả năng thử nghiệm (testing), triển khai và phát triển tốt hơn: Mỗi service hoạt động độc lập nên các tổ chức, doanh nghiệp có thể thực hiện thử nghiệm trên từng service, triển khai các dự án hoặc phát triển từng mô hình thuận tiện, nhanh chóng.
  • Sửa lỗi Microservices nhanh: Mỗi một service trong Microservices hoạt động riêng rẽ. Bởi vậy, khi một service bị lỗi, toàn bộ hệ thống vẫn hoạt động bình thường, lập trình viên chỉ phải tập trung sửa sevice lỗi, vì thế tiến trình sửa lỗi service nhanh hơn.
  • Microservices cho phép phân phối và triển khai liên tục các ứng dụng lớn, phức tạp. Đáp ứng tối đa các nhu cầu mà doanh nghiệp mong muốn.
Microservices là gì? Tất tần tật về Microservices mà bạn nên biết
Hạn chế của Microservices đó là đòi hỏi sự tập trung cao độ, sự thống nhất cao giữa các team

3.2. Nhược điểm của Microservices là gì?

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời thì kiến trúc phần mềm Microservices vẫn còn một số hạn chế nho nhỏ mà các doanh nghiệp, các nhà phát triển ứng dụng cần quan tâm. Đó là:

  • Microservices được phân làm nhiều tầng với nhiều service, gây khó khăn trong việc theo dõi, quản lý các service.
  • Đòi hỏi sự tập trung cao độ, sự thống nhất rất cao giữa các team, đảm bảo tính đồng nhất trong dữ liệu.
  • Các lập trình viên cần hiểu rõ các service trong quá trình triển khai, phát triển hoặc bảo trì.
  • Gặp khó khăn trong việc bảo vệ cơ sở dữ liệu vẹn toàn khi triển khai theo các cấu trúc dữ liệu dạng phân vùng.
  • Cần nhiều tài nguyên: Để triển khai hệ thống Microservices với nhiều service, cần số lượng tài nguyên lớn để triển khai.

4. Tại sao nên sử dụng Microservices?

Mặc dù còn một vài khuyết điểm nhỏ, nhưng Microservices vẫn được xem là mô hình hữu ích với các doanh nghiệp. Lý do mà các tổ chức, doanh nghiệp nên dùng kiến trúc phần mềm này là bởi:

  • Microservices có mã nguồn rất tinh gọn: Nhờ kiến trúc này tổng hợp các service nhỏ, độc lập nên sẽ đơn giản hóa các dự án, giúp cho việc triển khai, phát triển và xử lý lỗi đơn giản hơn.
  • Bảo vệ tối ưu các mã nguồn: Mỗi một lập trình chỉ có thể sử dụng một source code để đăng nhập.
  • Có thể chia tỷ lệ độc lập: Mỗi service đảm nhiệm một nhiệm vụ riêng trong dự án. Vì thế, tùy theo nhu cầu sử dụng của hệ thống mà bạn có thể chia tỷ lệ riêng cho từng service. Chẳng hạn các module về đơn hàng có nhu cầu sử dụng thường xuyên nên bạn có thể chạy cùng lúc 2 – 3 server để đáp ứng nhu cầu vận hành.
  • Có thể tái sử dụng: Chính vì các service hoạt động độc lập nên chúng có thể sử dụng cho rất nhiều dự án khác nhau, giúp tiết kiệm tài nguyên đáng kể.
  • Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp trong việc xử lý các lỗi xảy ra ở một service nào đó. Đồng thời giúp cho quá trình kết nối thông tin dữ liệu được đảm bảo ổn định, thông suốt.
Microsevives La Gi 04 1
Microservices giúp doanh nghiệp tiết kiệm tài nguyên, nguồn lực và tài chính

5. Những ứng dụng nổi bật của Microservices

5.1. Ứng dụng phát triển các hệ thống dịch vụ website lớn

Microservices gồm các service độc lập. Vì thế, các nhà phát triển có thể testing, nâng cấp và mở rộng phần mềm, phát triển các chức năng của từng mô hình mà không hề ảnh hưởng tới các service khác. Hiện tại Microservices đang được hỗ trợ tối ưu bởi các nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn mạnh như: AWS, Azure.

5.2. Xây dựng các ứng dụng nguồn (App Native)

Các doanh nghiệp, các nhà phát triển có thể tập trung xây dựng cho từng Microservice mà không cần lo lắng về các dịch vụ khác. Nhờ đó, tốc độ phát triển phần mềm sẽ được đẩy nhanh, sớm đi vào hoạt động.

5.3. Ứng dụng trong thiết kế, xây dựng web API

Kiến trúc Microservices giúp cải thiện hiệu suất cho các nhóm xử lý, nhờ các service có sự liên kết thông qua ngôn ngữ API. Điều này sẽ làm gia tăng mức độ bảo mật cho toàn bộ hệ thống phần mềm.

Bên cạnh đó, Microservice cũng cho phép các nhà phát triển sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình và công nghệ khác nhau trong cùng một module. Nhờ đó, quá trình xây dựng, thiết kế và phát triển mở rộng web API được thuận tiện và hoàn thiện hơn.

Quan tâm: Cho thuê máy chủ ảo Tốc độ cao tại LANIT

6. Cần lưu ý gì khi thiết kế Microservices

  • Tập trung vào nhiệm vụ cốt lõi: Vì mỗi một service có chức năng nhất định, nên khi phát triển mô hình Microservices, các nhà phát triển nên tập trung vào một nhiệm vụ chính sẽ giúp quá trình phát triển, triển khai dịch vụ đơn giản, nhanh chóng hơn.
  • Luôn đảm bảo tính độc lập cho các service: Các service trong kiến trúc Microservices cần được đảm bảo độc lập với nhau. Điều này rất quan trọng trong việc xử lý các vấn đề lỗi trong quá trình vận hành sau này, cũng như để phát triển mở rộng mô hình.
  • Chú ý tới kích thước và số lượng service: Trong mỗi Microservices, bạn không nên sử dụng quá nhiều hàm, quá nhiều chức năng cho một service. Đối với các module cần sử dụng nhiều thì mới cần thiết gia tăng về số lượng.
Microsevives La Gi 05 1
Khi thiết kế Microservices cần chú ý tới chức năng của từng service

7. Câu hỏi thường gặp khi thiết kế Microservices

7.1. Tại sao tôi cần sử dụng Microservices?

Cách mà Microservices phát triển phần mềm sẽ khác với Monolithic. Microservices sẽ mang lại khả năng rộng mở tốt hơn. Người dùng có thể mở rộng ứng dụng tuỳ theo nhu cầu sử dụng mà không có tác động đến các dịch vụ nhỏ khác.

7.2. Tại sao tôi nên học Microservices?

Bạn nên học Microservices ngay từ ngày hôm nay. Microservices là lựa chọn hoàn hảo để giải quyết các vấn đề tổ chức, nó giúp gỡ lỗi và kiểm tra các ứng dụng hiệu quả. Nhờ có Microservices, quá trình phân phối, kiểm tra sẽ được diễn ra liên tục và sẽ đưa ra cho thị trường các ứng dụng ít gặp lỗi nhất. 

8.Lời kết

Trên đây, LANIT vừa giải đáp cho các bạn Microservices là gì, những kiến thức cần phải biết về phần mềm này. Hy vọng, những thông tin trên giúp anh chị phần nào hiểu được nó.

Cảm ơn bạn đã đọc!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!