Mã hóa thông tin là gì?
Mã hóa thông tin là phương pháp bảo vệ dữ liệu bằng cách biến đổi thông tin để chỉ những người trao đổi mới có thể hiểu được. Về kỹ thuật, quá trình này chuyển đổi văn bản gốc thành một chuỗi ký tự mã hóa. Mã hóa bảo mật dữ liệu và cần khóa để mở. Khoá mã hoá là một tập hợp các giá trị toán học mà cả người gửi và người nhận đều phải biết.
Mặc dù dữ liệu đã mã hóa trông có vẻ ngẫu nhiên, nhưng quá trình mã hóa vẫn tuân theo các quy tắc rõ ràng. Điều này cho phép người nhận sử dụng khóa mã hóa để giải mã và khôi phục dữ liệu gốc. Để đảm bảo an toàn, quá trình mã hóa cần đủ phức tạp để không thể bị phá vỡ bằng cách đoán liên tục (brute force).
Dữ liệu có thể được mã hóa ở hai trạng thái: khi lưu trữ (“khi nghỉ”) và khi truyền tải qua mạng (“khi di chuyển”). Mã hóa là một phương pháp quan trọng để bảo vệ thông tin nhạy cảm khỏi các cuộc tấn công và truy cập trái phép.
Phân loại mã hoá thông tin
Hiện nay có 4 loại mã hoá thông dụng được sử dụng nhiều nhất:
Mã hoá truyền thống
Mã hóa truyền thống không yêu cầu người gửi và người nhận phải tạo khóa bảo mật. Họ chỉ cần biết thuật toán để giải mã dữ liệu. Tuy nhiên, sự đơn giản này làm giảm tính bảo mật, vì nếu bên thứ ba biết được thuật toán giải mã, họ có thể dễ dàng truy cập vào dữ liệu. Do đó phương pháp này kém an toàn hơn so với các kỹ thuật mã hóa phức tạp khác như mã hóa đối xứng hoặc bất đối xứng,…
Mã hoá theo một chiều
Mã hóa một chiều hay mã hóa Hash, là một phương pháp mã hóa chỉ chuyển đổi dữ liệu thành một chuỗi ký tự mà không thể giải mã ngược lại. Khi người dùng đăng nhập, mật khẩu được chuyển thành một chuỗi ký tự thông qua thuật toán hash. Sau đó, chuỗi ký tự này được so sánh với chuỗi đã lưu trong cơ sở dữ liệu. Nếu hai chuỗi trùng khớp, mật khẩu được xác nhận là đúng. Phương pháp này rất an toàn vì ngay cả khi dữ liệu bị lộ, kẻ tấn công cũng không thể tái tạo lại mật khẩu gốc từ chuỗi hash.
Mã hoá đối xứng
Những ai biết mã hoá thông tin là gì đều biết tới mã hoá đối xứng. Đây là phương pháp mã hóa phổ biến nhất, sử dụng cùng một khóa cho cả mã hóa và giải mã. Một trong những thuật toán thường được sử dụng là AES. Phương pháp này sử dụng nhiều khối dữ liệu có kích thước lớn để mã hóa. Do đó việc giải mã trở nên khó khăn hơn đối với hacker.
Mã hoá bất đối xứng
Mã hóa bất đối xứng sử dụng hai loại khóa khác nhau: khóa công khai (public key) để mã hóa thông tin và khóa bí mật (private key) để giải mã. Phương pháp này thường được sử dụng trong các hệ thống mã hóa công khai, như RSA. Tuy nhiên, vì quá trình mã hóa bất đối xứng mất nhiều thời gian và chi phí cao, nên nó thường không được dùng để mã hóa toàn bộ tệp tin. Mã hoá bất đối xứng chỉ dùng cho các giao dịch quan trọng hoặc trao đổi khóa mã hóa.
Vì sao mã hoá thông tin quan trọng?
Việc mã hoá thông tin là rất quan trọng và trở thành giải pháp bảo mật hệ thống doanh nghiệp lựa chọn hiện nay vì những lý do sau:
- Theo quy định nhà nước các đơn vị xử lý dữ liệu đều cần mã hoá thông tin đó
- Việc mã hoá thông tin đem lại sự riêng tư cho chủ sở hữu
- Mã hóa dữ liệu giúp tăng cường bảo mật, giúp giới hạn người truy cập thông tin. Tin tặc sẽ không thể vi phạm, đánh cắp và sử dụng dữ liệu vào mục đích phi pháp.
- Người nhận sẽ được bảo đảm nhận được dữ liệu một cách toàn vẹn nhất
- Việc mã hoá thông tin sẽ xác nhận được chủ sở hữu trang web
Tìm hiểu thêm: Cách tăng cường bảo mật website
Lời kết
Trên đây là bài viết: “Mã hóa thông tin là gì? Phân loại và tầm quan trọng”, LANIT hy vọng đã mang lại thông tin hữu ích đến bạn đọc. Hãy luôn mã hoá thông tin để bảo mật an toàn dữ liệu người dùng. Nếu còn điều gì thắc mắc bạn hãy để lại bình luận để LANIT hỗ trợ bạn tốt nhất nhé!