Trang chủ » Latency là gì? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục hiệu quả nhất
Latency là gì? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục hiệu quả nhất
- 24/02/2023
- LANIT JSC
Latency là thông số giúp đo tốc độ kết nối mạng, ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp dịch vụ. Vậy Latency là gì? Tác động như thế nào đến người dùng khi sử dụng website? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Tất cả các thắc mắc này sẽ được làm sáng tỏ thông qua bài viết sau!
1. Latency là gì?
Latency hay độ trễ chính là thời gian tính khi yêu cầu gửi đi với lúc kết quả trả về. Tình trạng này đề cập chi tiết đến độ trễ diễn ra trên internet. Độ trễ cao gây ra hậu quả hiệu suất trang web kém, tác động tiêu cực đến SEO. Nó có thể khiến các user rời khỏi website hoặc ứng dụng tức thì.
2. Các loại Latency phổ biến
Hiện nay, có 8 loại Latency phổ biến. Bao gồm:
- Interrupt Latency: Là máy tính hoạt động dựa vào hệ máy chủ điều hành, nó có thể quyết định được độ trễ.
- Fiber Optic Latency: Là thời gian ánh sáng truyền đi chính xác thông qua một sợi cáp quang. Mỗi km sẽ được bao phủ, độ trêc 3,33 micro/s diễn ra theo tốc độ ánh sáng. Trong thực tế, đôi lúc độ trễ trên mỗi km của cáp quang rơi vào 4,9 μs. Điều này xảy ra do ánh sáng chuyện đi bị chậm hơn trong cáp quang.
- Audio Latency: Âm thanh được tạo bởi thế giới vật chất. Vì, thế độ trễ này sẽ được xác định bởi âm thanh và tốc độ. Độ trễ tầm trung khoảng 8 – 12 μs. Từ đó, người nghe sẽ dễ dàng nhận thấy độ trễ 30mili/s.
- Operational Latency: Là hoạt động được tiến hành thực hiện trong cùng một hệ thống tuyến chính. Độ trễ được hoạt động ở mức thấp nhất và thực hiện bởi một nhân viên tác vụ duy nhất.
- Wan Latency: Mạng Wan là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc xác định độ trễ của mạng. Bất kể một mạng Wan nào cũng có thể tạo ra độ trễ. Mặc dù, nó là máy chủ mạng LAN hay một mạng Internet nào đó.
- Internet Latency: Dựa vào gói có thể chuyển sang mạng WAN càng lâu càng dễ dẫn đến độ trễ gia tăng.
- Computer and OS Latency: Độ trễ sẽ được kết hợp giữa đầu vào với lệnh đầu ra mong muốn. Bao gồm: Dữ liệu và tốc độ xử lý thiết bị đầu ra và đầu ra.
- Mechanical Latency: Là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất của hệ thống hoặc đầu lệnh ra. Thế nhưng, độ chậm này được xác định bởi giới hạn dựa vào định lý Newton.
3. Hướng dẫn cách tính Latency
Cách tính Latency có 3 phương pháp phổ biến: Ping, Time To First Byte (TTFB) và Round Trip Time (RTT).
3.1 Ping
Ping là phương pháp quen thuộc để kiểm tra độ trễ được sử dụng trong giao thức thông báo điều khiển mạng internet.
Quản trị viên sẽ sử dụng lệnh Ping để đo lường thời gian gửi 32byte dữ liệu đến đích. Nó kết hợp cùng thời gian để thu về phản hồi. Lệnh này sẽ được hoạt động trên tất cả hệ thống điều hành có khả năng kết nối mạng.
Ping có tính năng cho phép kiểm tra một cách nhanh chóng Latency nhưng không thể khắc phục được những vấn đề về độ trễ. Bởi lẽ, không cung cấp đầy đủ thông tin nếu quản trị viên cố gắng kiểm tra nhiều đường dẫn.
Vì thế, bạn sẽ cần đến các công cụ kiểm tra mạng để bổ sung cái nhìn tổng quát về nguồn mạng cũng như các nút thắt.
3.2 Time To First Byte
Time To First Byte là thời gian đến byte dữ liệu đầu tiên – số liệu để tính độ trễ. Các thông số này được tính dựa vào cách ghi lại sự khác nhau giữa thời gian tính từ thời điểm dữ liệu rời khỏi một điểm trên internet đến thời điểm đích đến.
3.3 Round Trip Time
Cách tính này dựa vào tổng thời gian của gói dữ liệu để đi từ nguồn đến đích và ngược lại.
Qua đó, quản trị viên có thể đánh giá được những nhược điểm vì nó có thể không phác họa cụ thể về nguyên nhân dẫn đến tình trạng độ trễ khi đường đi có kết quả khác nhau.
4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng Latency
Quá trình di chuyển dữ liệu khi duyệt website là điều khá phức tạp. Tín hiệu sẽ được chuyển qua hàng loạt máy chủ trung gian được đặt tại khắp nơi, nó sẽ về đến server của website mà bạn muốn truy cập. Quá trình nêu trên chỉ mới là nửa chặng đường.
Dữ liệu sẽ được phản hồi lại một lần nữa thông qua con đường ngược lại và đưa đến bạn kết quả. Qua đó, chúng ta có thể thấy, Latency diễn ra có hai vấn đề chính: Độ trễ đường truyền và độ trễ xử lý tín hiệu phần cứng. Cụ thể:
4.1 Do Độ trễ đường truyền
Khi bạn sử dụng cáp quang, cáp đồng, tín hiệu vô tuyến thì các tín hiệu phát là dạng sóng điện từ. Nên tốc độ tiệm cận nhanh nhất là vũ trụ – ánh sáng.
Thông thường, tốc độ tiệm cận có thể lên đến 300.000km/s. Quá trình truyền tín hiệu quang từ Hà Nội tới TP.HCM mất hơn 5ms/mỗi chiều. Trong đó, chưa kể đến việc mất nhiều vòng giao tiếp liên tục. Điều này sẽ giúp các hình thức truyền dữ liệu hay khoảng cách tuyến cáp quốc tế còn lớn hơn nhiều. Độ trễ đường truyền là con số khó lòng bỏ qua.
4.2 Do Độ trễ xử lý
Đường truyền, thiết bị mạng hay các thiết bị tham gia vào quá trình xử lý tín hiệu đều chịu những tác động nhất định lên dữ liệu:
- Thiết bị mạng
Quá trình biến đổi tín hiệu quang – điện – tuyến vô sóng, bộ lọc lưu lượng, xử lý định tuyến, tường lửa,… Tất cả đều yêu cầu chip xử lý trên thiết bị mạng phải làm việc với tín hiệu. Thậm chí bao gồm dữ liệu bên trọng. Xét về cấu hình của thiết bị không yêu cầu quá mạnh. Các thiết bị mạng cần khoảng thời gian khá lâu để có thể xử lý tín hiệu đường truyền.
- Máy chủ của website
Máy chủ của website dù có mạnh đến cỡ nào sẽ gặp phải tình trạng độ trễ. Đặc biệt, khi xử lý lượng yêu cầu lớn như các thiết bị mạng.
5. Cách khắc phục Latency hiệu quả
5.1 Khắc phục từ phía server với CDN
Cách phổ biến để giảm Latency – Độ trễ cho website đó là sử dụng Content Delivery Network (CDN).
Nguyên lý hoạt động của CDN là đưa nội dung của trang web đến các máy chủ ở nhiều vị trí khác nhau. Từ đó, giảm khoảng cách giữa Latency với thông tin. Đồng thời, CDN giúp giảm tải việc xử lý thông tin trên máy gốc. Cải thiện Latency một cách hiệu quả nhất.
Các thao tác như nâng cao server, rút gọn mã code, cải thiện kiến trúc backen,… Điều này giúp giảm lượng dữ liệu được truyền đi, tăng tốc độ tải trang. Chúng còn hỗ trợ nâng cao quá trình xử lý của máy chủ cũng như trình duyệt.
5.2 Khắc phục từ phía user
Độ trễ xảy ra có thể do kết nối của người dùng, do tín hiệu wifi kém, router cấu hình yếu hoặc sử dụng những gói mạng rẻ,… Vì thế, bạn có thể nâng cấp router và bộ phát wifi, nâng cấp gói mạng chuyển qua cáp Ethernet.
Bạn cũng có thể định tuyến gói tin đến máy chủ của bạn khi không tối ưu được. Nhằm giải quyết được vấn đề này, bạn có thể dùng phần mềm VPN hay Proxy. Hoặc xem xét nâng cấp thiết bị nếu các cách trên không hiệu quả.
Trên đây là tất tần tật thông tin về Latency là gì. Hy vọng, các bạn đã biết cách khắc phục tình trạng độ trễ khi truy cập trang web. Đừng quên theo dõi LANIT để cập nhật những thông tin thú vị về công nghệ!
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi!