Hypervisor là gì? Phân loại và cách thức hoạt động của Hypervisor

Hypervisor là gì? Đối với công nghệ ảo hóa máy chủ trong môi trường doanh nghiệp hiện nay thì Hypervisor là một phần mềm vô cùng quan trọng. Để tìm hiểu rõ hơn về phần mềm này cũng như cách thức hoạt động của nó, các bạn hãy theo dõi bài viết này từ LANIT nhé!

Hypervisor là gì?

Hypervisor là phần mềm giúp tóm tắt các máy khách và hệ điều hành mà chúng chạy, khỏi phần cứng thực tế. Phần mềm này tạo một lớp ảo hóa ngăn cách CPU, RAM và các tài nguyên vật lý khác khỏi máy ảo mà bạn tạo.

Hypervisor mô phỏng các tài nguyên có sẵn để các máy khách có thể sử dụng chúng. Bất kể bạn khởi động máy ảo bằng hệ điều hành nào, nó sẽ nghĩ rằng phần cứng vật lý thực sự là của nó.

Hypervisor là gì
Hypervisor - phần mềm ảo hóa trên máy chủ

Cách thức hoạt động của hypervisor

Hypervisor được cài đặt trên máy chủ. Tất cả các tài nguyên có trên máy chủ như: RAM, bộ nhớ, CPU,… đều được lưu trữ trên bộ siêu giám sát Hypervisor. Nó tạo ra một lớp ảo hóa, các máy ảo và phân phối tài nguyên đến từng máy ảo riêng biệt.

Trong cơ chế hoạt động của Hypervisor, tất cả các máy ảo sẽ lấy tài nguyên từ một máy chủ duy nhất, nhưng các máy ảo hoạt động độc lập với nhau. Khi bạn sử dụng một gói VPS, chẳng hạn có RAM là 6GB, bộ nhớ 200MB, CPU 4 lõi. Hypervisor sẽ kiểm tra xem VPS có chứa tất cả các tài nguyên mà bạn cần hay không. Sau đó, sẽ thực hiện phân chia tới từng máy ảo độc lập.

hypervisor là gì
Hypervisor giúp phân phối các tài nguyên trên máy chủ đến từng máy ảo

Khi người dùng truy cập vào một trang web được thiết kế sử dụng AJAX. Nếu có một sự kiện được chỉ định xảy ra. Chẳng hạn như: người dùng tải trang, nhấp vào nút hay điền vào biểu mẫu,… Lúc đó, JavaScript sẽ tạo một đối tượng XMLHttpRequest. Tiếp đến chuyển dữ liệu trong một XML (định dạng giữa trình duyệt web và máy chủ web).

Đối tượng XMLHttpRequest sẽ gửi yêu cầu dữ liệu trang được cập nhật đến máy chủ web. Sau đó, máy chủ xử lý yêu cầu, tạo phản hồi và gửi lại trình duyệt. Cuối cùng, JavaScript được sử dụng để xử lý phản hồi và hiển thị trên màn hình dưới dạng nội dung cập nhật.

Ưu, nhược điểm của Hypervisor

Hypervisor được coi là phần mềm tối quan trọng đối với việc ảo hóa máy chủ. Phần mềm này có những ưu điểm và hạn chế riêng. Chúng ta cần nắm được trong quá trình ứng dụng. 

Ưu điểm của Hypervisor

  • Hypervisor giúp tạo ra các máy ảo độc lập chạy trên máy chủ. Nếu một máy gặp sự cố, nó không ảnh hưởng đến các máy khác.
  • Hypervisor có khả năng phân phối nguồn tài nguyên chung từ máy chủ cho các máy ảo độc lập chạy trên máy chủ. Giúp chúng hoạt động liên tục mà không bị chồng chéo hay gián đoạn. 
  • Hypervisor giúp kiểm tra các nguồn tài nguyên mà máy chủ tiếp nhận và lưu trữ các tài nguyên có trên máy chủ. Đảm bảo các VPS có đầy đủ các tài nguyên mà các máy ảo cần.
  • Cho phép nhiều máy ảo chạy trên cùng một phần cứng, giảm thiểu chi phí phần cứng.
  • Dễ dàng tạo, xóa và di chuyển các máy ảo mà không ảnh hưởng đến phần cứng.
  • Dễ dàng thêm hoặc bớt tài nguyên cho các máy ảo dựa trên nhu cầu sử dụng.

Hạn chế

Hypervisor cũng còn hạn chế đó là tính an toàn chưa cao. Một khi trình ảo hóa bị nhiễm virus, nó sẽ khiến hệ thống của máy chủ bị tổn hại và có thể gây ảnh hưởng tới tất cả các ứng dụng mà nó đang chạy ở thời điểm hiện tại.

Hypervisor la gi
Nhược điểm của Hypervisor đó là gây rối loạn hệ thống nếu bị hack

Phần mềm nào quản lý Hypervisor tốt nhất hiện nay

Phần mềm quản lý Hypervisor loại nào tốt có lẽ là vấn đề mà rất nhiều bạn quan tâm khi tìm hiểu về phần mềm này. Ở những nội dung tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn 4 phần mềm quản lý Hypervisor tốt nhất hiện nay.

1. VMware Workstation Player

VMware Workstation Player là phần mềm miễn phí cho người dùng. Nó dành cho các hệ điều hành Linux, MacOS và Windows. VMWare có đa dạng lựa chọn về sản phẩm ảo hóa toàn diện như: Fusion dành cho Apple Mac và Workstation Player dành cho máy để bàn.

Hypervisor là gì
VMWare là một trong những phần mềm quản lý Hypervisor tốt nhất hiện nay

VMWare cũng là một trong số ít phần mềm hỗ trợ DirectX và OpenGL 3.3. Phần mềm cho phép tăng tốc CAD và các ứng dụng GPU khác hoạt động mạnh mẽ trong môi trường ảo hóa.

2. VirtualBox

VirtualBox cũng được áp dụng miễn phí dành cho Linux, MacOS và Windows. Phần mềm quản lý Hypervisor này hỗ trợ nhiều lựa chọn đột phá về sự kết hợp giữa máy chủ và máy khách. 

3. QEMU

Phần mềm QEMU cũng có đặc điểm giống như VMWare và VirtualBox. Bởi nó cho phép tất cả người dùng đã đăng ký tài khoản được sử dụng miễn phí. QEMU cũng dùng được trên các hệ điều hành Linux, Windows, MacOS. Cách thức sử dụng của QEMU cũng rất đơn giản, tiện dụng.

Lưu ý khi lựa chọn Hypervisor

Khi lựa chọn Hypervisor, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hypervisor cần có khả năng quản lý tài nguyên hiệu quả để tối ưu hóa hiệu suất của các máy ảo. Nó bao gồm việc xử lý CPU, RAM, ổ cứng và băng thông mạng.
  • Hypervisor cần có khả năng mở rộng quy mô hệ thống dễ dàng để đáp ứng nhu cầu khi bạn cần thêm nhiều máy ảo hoặc tài nguyên mà không cần tắt hoặc tạm dừng máy ảo.
  • Hypervisor cần cung cấp tính năng bảo mật như cách ly máy ảo, biện pháp chống DDoS và kiểm soát truy cập, mã hóa dữ liệu,…
  • Giao diện quản lý của Hypervisor có dễ sử dụng và kèm các công cụ tự động hóa hay không
  • Hypervisor phải tương thích với hệ điều hành và phần mềm mà bạn đang sử dụng. Đảm bảo rằng Hypervisor chạy tốt trên phần cứng hiện có, hỗ trợ đa dạng hệ điều hành khách và có thể tương thích với các phần mềm quản lý ảo hóa khác.
  • Chi phí hợp lý
  • Hypervisor có các tính năng đảm bảo độ tin cậy trong các trường hợp cần khôi phục dữ liệu khi có sự cố.
  • Hypervisor có hỗ trợ kỹ thuật từ nhà cung cấp hay không, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.
  • Hypervisor cần hỗ trợ các giải pháp sao lưu và phục hồi mạnh mẽ cho các máy ảo
  • Hãy đảm bảo rằng Hypervisor có khả năng di chuyển dễ dàng các máy ảo sang các Hypervisor khác hoặc sang môi trường đám mây mà không làm mất dữ liệu.
  • Nên chọn Hypervisor có khả năng tích hợp và tương thích tốt với các dịch vụ đám mây như AWS, Azure, Google Cloud.

Khi lựa chọn Hypervisor, hãy xem xét các yếu tố như hiệu suất, bảo mật, khả năng mở rộng, quản lý và chi phí để đảm bảo rằng nó phù hợp với nhu cầu hiện tại và trong tương lai của bạn.

Kết luận

Với những chia sẻ trên đây, chúng tôi mong rằng các bạn có thể hiểu rõ Hypervisor là gì, phân loại và cách thức hoạt động của phần mềm ảo hóa này. Nếu các bạn cần thêm bất cứ thông tin gì về phần mềm hoặc có nhu cầu thuê VPS, Thuê Hosting hoặc thuê Server giá rẻ hãy liên hệ với LANIT để được tư vấn chi tiết nhé!

LANIT Cảm ơn anh chị đã đọc!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!