HTTP/2 là gì? HTTP/3 là gì? So sánh HTTP/2 và HTTP/3 Chi tiết

HTTP/2 là gì? HTTP/3 là gì? Hai phiên bản HTTP/2 và HTTP/3 có gì khác nhau? Hãy cùng theo dõi bài viết để biết thêm thông tin nhé!

HTTP/2 là gì?

HTTP là giao thức máy khách-máy chủ trên Internet. Trong đó, HTTP/2 là phiên bản thứ 2 của giao thức HTTP với nhiều cải tiến mạnh mẽ hơn giúp ứng dụng được load nhanh hơn. Cải thiện nhiều nhược điểm của phiên bản trước nó là HTTP/1.

HTTP/2 là gì? HTTP/3 là gì? So sánh HTTP/2 và HTTP/3 Chi tiết
HTTP/2 là gì?

Tính năng chính của giao thức HTTP/2 là:

  • Nhị phân: Các lệnh sử dụng số 1 và 0 chứ không phải văn bản
  • Multiplex: Cho phép gửi nhiều yêu cầu và phản hồi cùng một lúc
  • Nén: Nén các tiêu đề đã được yêu cầu trước đó để làm việc hiệu quả hơn
  • Ưu tiên luồng: Cho phép trao đổi các luồng liên tiếp cùng một lúc
  • Đẩy máy chủ: Máy chủ có thể gửi thông tin bổ sung cho một yêu cầu trước khi nó được yêu cầu
  • Tăng cường bảo mật: HTTP/2 được hỗ trợ thông qua các kết nối được mã hóa

HTTP/3 là gì?

HTTP/3 là một giao thức Hypertext Transfer Protocol phiên bản thứ 3 ra đời sau thành công của các giao thức HTTP/1 và HTTP/2. HTTP/3 là tên gọi chính thức thay thế cho HTTP-over-QUIC trước đó. Giao thức này ảnh hưởng đến cách trình duyệt web và máy chủ giao tiếp với nhau, được cải tiến đáng kể về trải nghiệm người dùng, bao gồm hiệu suất, độ tin cậy và bảo mật.

HTTP/2 là gì? HTTP/3 là gì? So sánh HTTP/2 và HTTP/3 Chi tiết
HTTP/3 là gì?

Điểm khác biệt so với các phiên bản trước đó là HTTP/3 chạy trên QUIC, một giao thức truyền tải mới. QUIC là một giao thức mạng được Google phát triển năm 2012. QUIC chính là trái tim của HTTP/3. QUIC được thiết kế để dùng các mạng Internet trên thiết bị di động, cần chuyển đổi mạng thường xuyên.

Việc sử dụng QUIC có nghĩa là HTTP/3 dựa trên Giao thức gói dữ liệu người dùng (UDP), chứ không phải Giao thức điều khiển truyền dẫn (TCP). UDP sẽ cho phép kết nối nhanh hơn và trải nghiệm người dùng nhanh hơn khi duyệt trực tuyến.

Tính năng chính của HTTP/3 bao gồm:

  • HTTP/3 được tích hợp sẵn mã hóa TLS 1.3 để bảo mật
  • Sử dụng QPACK nén các yêu cầu và tiêu đề
  • Thông qua QUIC để cung cấp các kết nối nhanh chóng và đáng tin cậy.
  • Các tiêu đề khung và tải trọng đều được kiểm soát luồng để truyền dữ liệu mượt mà hơn

So sánh HTTP/2 và HTTP/3 Chi tiết

So sánh điểm giống nhau giữa HTTP/2 và HTTP/3

Sau đây là những điểm tương đồng giữa hai phiên bản HTTP/2 và HTTP/3:

  • Cả hai giao thức HTTP/2 và HTTP/3 đều sử dụng cơ chế đẩy máy chủ.
  • Cung cấp tính năng ghép kênh được thực hiện qua một kết nối duy nhất thông qua các luồng.
  • Việc ưu tiên tài nguyên được thực hiện dựa trên các luồng qua hai giao thức.
  • Đều sử dụng tính năng nén tiêu đề dưới dạng HPACK và QPACK được gắn với thứ tự gói

Điểm khác nhau giữa HTTP/2 và HTTP/3

  • HTTP/3 dựa trên QUIC làm lớp truyền tải để xử lý các luồng trong khi HTTP/2 sử dụng TCP để xử lý các luồng trong lớp HTTP.
  • HTTP/3 có quá trình truyền tải nhanh hơn để thiết lập phiên bảo mật, còn HTTP/2 sử dụng TCP và TLS để thiết lập.
  • HTTP/3 được thực hiện an toàn và được mã hóa, trong khi HTTP/2 được triển khai mà không cần HTTPS.

Sử dụng HTTP/3 có thể giúp giảm đáng kể độ trễ nói chung, giúp quá trình duyệt web của bạn nhanh hơn và đáng tin cậy hơn mà không ảnh hưởng đến bảo mật.

Kết luận

Trên đây là chia sẻ của LANIT về HTTP/3 và HTTP/2 cũng như so sánh điểm giống và khác nhau giữa hai giao thức này. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn chi tiết khi có nhu cầu mua Chứng chỉ SSL, liên hệ ngay để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!