VDI là gì? Lợi ích và ứng dụng thực tiễn của VDI ra sao?

VDI là gì? Thuật ngữ này bạn sẽ gặp nhiều trong việc ảo hoá cơ sở hạ tầng máy tính. Lợi ích và những ứng dụng thực tiễn của VDI ra sao? Câu trả lời sẽ có trong bài viết mà Lanit chia sẻ dưới đây! Chúng ta cùng bắt đầu nhé!

1. VDI là gì?

VDI là giải pháp ảo hoá cơ sở hạ tầng máy tính. Ở đó, người dùng sử dụng nhiều máy ảo để cung cấp, quản lý các máy tính ảo khác. Nói một cách dễ hiểu, mọi máy tính thuộc hệ thống VDI của một tổ chức/doanh nghiệp đều là máy ảo.

Trong VDI, máy ảo có thể là một máy trạm hoặc máy tính cá nhân. Và chúng có hệ điều hành, phần cứng được cấu hình như một máy thật. Tuy nhiên, việc sử dụng máy ảo sẽ thuận tiện hơn rất nhiều. Nó tiết kiệm không gian vật lý trong các doanh nghiệp. Đồng thời bạn có thể tuỳ biến cấu hình, nâng cấp hoặc xử lý mọi vấn đề thông qua không gian mạng bất cứ nơi nào và ở đâu.

Nó thực sự là một giải pháp hữu ích giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí và mang lại hiệu quả rất cao cho các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ này.

VDI là gì
VDI - một giải pháp ảo hóa cơ sở hạ tầng máy tính

2. Lợi ích mang lại của VDI

Trong các giải pháp ảo hóa cơ sở hạ tầng máy tính, VDI có cách vận hành khá phức tạp. Tuy nhiên, một khi bạn đã hiểu được nó thì VDI thực sự vô cùng hữu ích đối với doanh nghiệp, tổ chức của bạn. Chúng ta sẽ cùng khám phá những lợi ích nổi bật mà VDI mang lại nhé!

  • Ưu điểm tuyệt vời mà VDI mang lại cho doanh nghiệp đó là khả năng truy cập từ xa. Giải pháp ảo hóa này cho phép bạn kết nối với các desktop ảo ở bất cứ nơi đâu và mọi lúc bạn muốn. Điều này thực sự là một giải pháp xử lý công việc tuyệt vời đối với các nhân viên trong doanh nghiệp của bạn. Nó giúp công việc luôn được xử lý kịp thời nhất.
  • Đối với các hệ thống cơ sở hạ tầng máy tính vật lý, doanh nghiệp của bạn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian, chi phí cho việc vận hành, xử lý các sự cố,… Những VDI giúp cho mọi quá trình xử lý trở nên đơn giản hơn. Nó sử dụng gần như hoàn toàn về không gian ảo nên chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng hay phần cứng IT sẽ được giảm thiểu đáng kể.
  • VDI cho phép tất cả các dữ liệu lưu trữ trực tiếp ngay trên hệ thống máy chủ, thay vì sử dụng Client như kiểu truyền thống. Bởi Giảm thiểu tối đa các nguy cơ tấn công và đánh cắp thông tin. 
  • Giải pháp ảo hóa cơ sở hạ tầng máy tính VDI có cấu trúc đồng nhất, tập trung. Cho nên, bạn sẽ dễ dàng cập nhật, nâng cấp cấu hình hoặc cung cấp các bản vá cho các desktop ảo trong cùng hệ thống.

3. Nguyên lý hoạt động của VDI

Đối với bất cứ phần mềm, ứng dụng hay giải pháp nào, hiểu được cách thức hoạt động của chúng sẽ giúp bạn dễ dàng ứng dụng vào trong quá trình làm việc của mình. Vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu, khám phá nguyên lý hoạt động của VDI để xem giải pháp này hoạt động ra sao.

Ở mỗi VDI luôn có môt hypervisor đi kèm (được gọi là phần mềm siêu giám sát). Nó thực hiện phân chia server thành các máy ảo khác nhau. Sau đó, các máy ảo này được dùng để host các desktop ảo cấp thấp khác. Nhờ cách thức hoạt động này mà người dùng có thể dễ dàng truy cập, vận hành và xử lý từ xa.

vdi là gì
Sử dụng VDI giúp doanh nghiệp tiết kiệm không gian, chi phí hạ tầng

VDI gồm có hai loại: Persistent (duy trì) và Non- Persistent (không duy trì). Chúng hoạt động cụ thể như sau:

  • Persistent: Với Persistent VDI, người dùng có thể sử dụng desktop như một máy tính cá nhân. Nó cho phép kết nối tự động đến cùng một desktop trong những lần kết nối khác nhau. Và bạn cũng dễ dàng cá nhân hóa desktop để phù hợp với nhu cầu của mình. Tất cả các thay đổi sẽ được lưu tự động sau khi bạn thiết lập lại kết nối. 
  • Non – Persistent: Ở môi trường này, người dùng được phép kết nối đến một desktop chung. Tuy nhiên, mọi thay đổi được thực hiện của bạn sẽ bị mất sau khi thiết lập lại kết nối. Về cơ bản, môi trường Non – Persistent sẽ phù hợp với các doanh nghiệp có số lượng nhân viên lớn. Và yêu cầu cao trong vấn đề bảo mật thông tin. 

4. Những ai nên dùng VDI?

Vì tính chất phức tạp, cho nên giải pháp ảo hóa cơ sở hạ tầng máy tính sẽ phù hợp với một số nhóm đối tượng nhất định. Những người nên dùng VDI gồm có:

vdi la gi
VDI phù hợp với các nhà nghiên cứu, các tổ chức lớn
  • Các trung tâm hỗ trợ khách hàng, những người làm việc theo ca: VDI sử dụng cho nhóm đối tượng này giúp tối ưu hiệu suất hệ thống 24/7. Nó sẽ giúp giảm thiểu đáng kể các chi phí đầu tư ban đầu.
  • Nhân lực thuê ngoài: Đối với các doanh nghiệp phải sử dụng nguồn nhân lực ở bên ngoài, không thuộc biên chế của tổ chức thì VDI là một giải pháp tuyệt vời. Nó giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát mọi hoạt động công việc. Đồng thời có thể đảm bảo bảo mật thông tin mã nguồn, dữ liệu.
  • Các nhà nghiên cứu, đào tạo: VDI rất thích hợp với các nhà nghiên cứu, phát triển hoặc thực hiện các công tác đào tạo từ xa. Nó giúp họ dễ dàng kết nối đến các học viên. Ngược lại, các học viên cũng có thể dễ dàng cá nhân hóa desktop để học theo hình thức 1 – 1.
  • Các ngân hàng, tổ chức tài chính: Ngành ngân hàng – tài chính có bộ máy vận hành rất rộng, gồm nhiều chi nhánh, văn phòng giao dịch khác nhau. Việc sử dụng VDI sẽ đảm bảo công việc có thể triển khai đồng bộ, kịp thời và bảo mật.

 

5. Ứng dụng của VDI

Lợi ích mà VDI mang tới cho doanh nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể ứng dụng được giải pháp này. Dưới đây là những ứng dụng của VDI mà Lanit đã tổng hợp được.

  • Ứng dụng làm việc từ xa: Nhờ khả năng kết nối với mọi desktop trong không gian ảo. Cho nên, các doanh nghiệp ngày càng yêu thích giải pháp VDI để hỗ trợ nhân viên của mình làm việc ở bất kỳ đâu.
  • BYOD – sử dụng thiết bị của riêng mình: Tính năng cá nhân hóa desktop giúp các cho nhân viên trong một tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng thiết bị của riêng mình. Điều này cũng mang lại hiệu quả bảo mật tối ưu hơn.
  • Thực hiện công việc theo nhiệm vụ: VDI rất hiệu quả trong việc giúp các nhân viên của một công ty lớn có thể sử dụng cùng một phần mềm để thực hiện nhiệm vụ của mình.

 

vdi la gi
VDI được ứng dụng để làm việc từ xa, bảo mật và cá nhân hóa công việc

6. Lời kết

Trên đây là những chia sẻ, giải đáp về VDI là gì cùng những lợi ích mà VDI mang lại cho các doanh nghiệp. Hy vọng những chia sẻ từ LANIT sẽ giúp các bạn hiểu và vận dụng tốt vào trong các hoạt động của doanh nghiệp mình.

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!