Heatmap là gì? Các loại Bản Đồ Nhiệt nào? Lợi ích của Heatmap

Heatmap là cách thể hiện dữ liệu bằng hình ảnh, giúp bạn có cái nhìn trực quan hơn trước khối lượng dữ liệu phức tạp. Sau đây, LANIT sẽ chia sẻ chi tiết về Heatmap và lợi ích mà nó mang lại. Theo dõi nhé!

Heatmap là gì?

Heatmap hay bản đồ nhiệt là cách thể hiện dữ liệu bằng hình ảnh đồ họa trực quan, trong đó các giá trị được mô tả bằng màu sắc giúp người dùng hiểu dữ liệu nhanh chóng. Heatmap có thể tạo thủ công hoặc thông qua phần mềm chuyên dụng.

Heatmap là gì? Các loại Bản Đồ Nhiệt nào? Lợi ích của Heatmap
Heatmap là gì?

Heatmap được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, dùng để hiển thị các hành động của người dùng trên trang, cách họ tương tác trên trang của bạn. Từ đó, nhà quản trị có thể phân tích hành vi người dùng trên trang web và tối ưu trải nghiệm của họ. Đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng, từ đó tăng chuyển đổi, giảm tỷ lệ thoát trang, tăng doanh số bán hàng.

Có thể bạn quan tâm: Hotjar là gì? Ưu Nhược Điểm và Cách Cài Đặt Hotjar “Đơn Giản

Phân loại Bản đồ nhiệt – Heatmap

Có nhiều loại bản đồ nhiệt khác nhau, sau đây là một số loại phổ biến hiện nay:

Click Heatmap:

Click Heatmap hiển thị nơi người dùng nhấp vào trên trang web của bạn. Nó sẽ cho bạn biết chính xác cách người dùng hành động, bạn có thể nhìn nhận khách quan cách mọi người điều hướng hoặc không điều hướng trang của bạn. Đây sẽ là thông tin quan trọng về cách người dùng sử dụng trang của bạn.

Scroll heatmaps:

Scroll heatmaps thể hiện trực quan về các hành vi cuộn của khách hàng trên trang. Nó cho biết các thông tin như:

  • Bao nhiêu khách truy cập cuộn qua một trang để xuống dưới?
  • Bao nhiêu khách cuộn qua một trang nhưng dừng lại cuối trang?
  • Bao nhiêu khách bỏ qua một trang?
  • Bao nhiêu khách cuộn đến phần chính của nội dung trên trang?

Hiểu được khoảng cách trung bình mà khách truy cập cuộn trước khi thoát giúp bạn xác định được độ dài phù hợp của nội dung trên một trang, giúp bạn quyết định nơi đặt nội dung trên một trang.

Nói tóm lại, loại heatmap này giúp bạn biết được nội dung nào quan trọng, nội dung nào bị bỏ qua để bạn biết cách thiết kế lại nội dung hấp dẫn với người dùng hơn.

Mouse-tracking heatmaps

Mouse-tracking heatmaps là theo dõi chuyển động của chuột, giúp hiển thị nơi người dùng đang di chuột, do dự hoặc nhấn chuột trên trang của bạn. Loại heatmap này sẽ giúp bạn xác định được kiểu di chuột, hiển thị các vùng khiến khách hàng quan tâm, vùng bỏ qua. Từ đó tối ưu hóa các trang để tăng số lượng nhấp chuột. Đôi khi dữ liệu từ loại heatmap này dẫn đến những lầm tưởng cho quản trị web.

Eye-tracking heatmaps

Eye-tracking heatmaps sử dụng công nghệ cảm biến để theo dõi chuyển động mắt người dùng khi họ đang sử dụng trang web. Công nghệ này có thể theo dõi chuyển động của mắt, chớp mắt và độ giãn nở của đồng tử để phân tích nơi tập trung sự chú ý của người dùng trên trang. Dữ liệu này cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về mức độ quan tâm của người dùng với nội dung trên trang.

Eye-tracking heatmaps
Eye-tracking heatmaps

Tuy nhiên, các công cụ theo dõi mắt khá tốn kém và người dùng có sự cảnh giác với việc theo dõi bằng mắt và sử dụng nắp camera. 

Conversion heatmaps

Loại heatmap này có thể xem được các bước mà người dùng thực hiện để hoàn thành một hành động như mua hàng, nhấp vào nút liên hệ hoặc đăng ký. Thông tin này giúp bạn gia tăng sự chuyển đổi.

Attention heatmaps:

Attention heatmaps bắt nguồn từ Scroll heatmaps nhưng nó hiển thị thời gian thay vì cuộn. Loại bản đồ nhiệt này giúp bạn biết người dùng sẽ dành bao nhiêu thời gian cho nội dung của bạn. Sử dụng bản đồ này để xác định nội dung nào thu hút sự chú ý của khách hàng, nội dung nào cần lược bỏ và vị trí nào phù hợp để đặt lời kêu gọi hành động từ đó gia tăng khả năng chuyển đổi.

Ưu điểm – hạn chế của Heatmap

Ưu điểm của Heatmap

  • Xem và hiểu nhanh dữ liệu một cách trực quan
  • Xác định các vị trí mà người dùng bỏ qua hoặc không hứng thú mà bạn muốn nhắm đến, từ đó tùy chỉnh và triển khai giải pháp
  • Hiểu rõ hành vi của người dùng theo thời gian và xác định nội dung hữu ích với họ
  • Tìm hiểu để xây dựng các trang hoạt động hiệu quả hơn trong tương lai
  • Tìm hiểu khu vực nào trên trang web của bạn thu hút người dùng một cách tự nhiên và đưa nội dung quan trọng bạn muốn cho người dùng thấy vào đó.

Hạn chế của Heatmap

  • Kích thước thiết bị và trình duyệt có thể khiến dữ liệu của heatmap cung cấp không đáng tin.
  • Ảnh gif của heatmap đang hiển thị dữ liệu không đáng tin cậy
  • Các công cụ Heatmap không tính đến các trang hoặc thành phần động, thiếu tính linh hoạt.
  • Heatmap hiệu quả cần kết hợp với các dữ liệu tin cậy khác để có cái nhìn toàn diện hơn, chính xác hơn.

Lợi ích khi sử dụng Heatmap trong các ngành nghề

  • Công cụ Heatmap sẽ giúp bạn trả lời một số câu hỏi quan trọng về trang web của bạn
  • Nó cho phép bạn đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu hành vi khách hàng
  • Cung cấp cái nhìn sâu sắc về thiết kế UX, giao diện thiết kế có thân thiện với người dùng hay không
  • Sử dụng dữ liệu từ công cụ heatmap để thúc đẩy sự thay đổi từ các bên liên quan khác
  • Cải thiện trải nghiệm của khách hàng dựa trên các hành vi trên trang
  • Tăng cường tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi
  • Xác định các vấn đề còn tồn tại trên trang, nội dung khách hàng không mong muốn.

Kết luận

Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về Heatmap – công cụ biểu thị dữ liệu một cách trực quan thông qua hình ảnh màu sắc. Đây là công cụ giúp các quản trị viên tìm hiểu hành vi người dùng, cách họ hoạt động trên trang của mình từ đó tìm giải pháp tối ưu, gia tăng chuyển đổi, phục vụ các mục đích của doanh nghiệp.

Nếu bạn còn thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư vấn về dịch vụ lưu trữ web như Hosting giá rẻ, VPS thì liên hệ ngay LANIT nhé!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!