GDPR là gì? Vai Trò GDPR & Làm Thế Nào Để Tuân Theo GDPR

GDPR là gì? Tầm quan trọng của GDPR là gì? Ai sẽ bị ảnh hưởng với gdpr? Làm thế nào để tuân theo GDPR? Đọc ngay bài viết sau của LANIT nhé!

GDPR là gì?

GDPR viết tắt của General Data Protection Regulation là quy định chung về bảo mật dữ liệu được Liên minh Châu Âu EU ban hành có hiệu lực ngày 25/5/2018. Bộ quy tắc này được thiết lập để cung cấp cho công dân EU nhiều quyền kiểm soát hơn đối với dữ liệu cá nhân của họ.

GDPR là gì? Vai Trò GDPR & Làm Thế Nào Để Tuân Theo GDPR
GDPR là gì?

GDPR đặt ra những quy tắc cụ thể, chặt chẽ với nhau về việc thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu cá nhân. Các tổ chức trên toàn thế giới phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản như sự minh bạch, tích hợp bảo mật, cấp quyền kiểm soát cho người dùng về thông tin cá nhân của họ. Nếu các doanh nghiệp, tổ chức vi phạm các quy định của GDPR, sẽ phải chịu trách nhiệm về việc rò rỉ và vi phạm dữ liệu, đối mặt với các hình phạt nặng nề.

Bộ quy tắc này không chỉ áp dụng các tổ chức trong nội bộ EU mà nó còn ảnh hưởng đến bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào trên thế giới mà xử lý thông tin cá nhân của người dân EU

Tại sao GDPR lại quan trọng?

GDPR có tầm quan trọng vô cùng lớn ở nhiều khía cạnh, nhất là trong lĩnh vực bảo vệ quyền riêng tư và quản lý dữ liệu cá nhân – mối quan tâm hàng đầu của người dùng hiện nay khi truy cập Internet. Cùng LANIT điểm danh một số ưu điểm của GDPR nhé:

Bảo vệ quyền riêng tư: GDPR chú trọng vào việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân của người dùng, là đối tượng trung tâm trong quá trình xử lý dữ liệu. Từ đó tăng sự kiểm soát của người dùng với thông tin cá nhân của họ.

Khung Pháp lý toàn diện: GDPR cung cấp khung pháp lý toàn diện, thống nhất để xử lý dữ liệu cá nhân trong EU, đảm bảo sự nhất quán và đồng đều trong quá trình thực hiện quy định.

GDPR là gì? Vai Trò GDPR & Làm Thế Nào Để Tuân Theo GDPR
Vai Trò của GDPR

Minh Bạch và Trách Nhiệm: Quy định về sự minh bạch, và trách nhiệm trong GDPR giúp tăng cường lòng tin từ người dùng. Người dùng có thể hiểu được cách mà các tổ chức thu thập và xử lý thông tin cá nhân của họ.

Kiểm soát lớn hơn cho người dùng: GDPR cung cấp đến người dùng nhiều quyền với thông tin cá nhân của họ từ quyền truy cập, sửa đổi, xóa bỏ và chống lại việc xử lý dữ liệu.

Đồng Bộ hóa quốc tế: Bộ quy tắc này áp dụng cho khắp thế giới chứ k riêng gì người dân EU, áp dụng cho tổ chức có xử lý dữ liệu của người dân EU. Từ đó, tạo tiêu chuẩn quốc tế về quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu.

Hình phạt nặng nề: GDPR có quy định về các khung hình phạt nặng nề với những tổ chức vi phạm, đảm bảo các tổ chức tuân thủ theo quy tắc. Hình phạt có thể lên đến 4% doanh số bán hàng toàn cầu hoặc 20 triệu Euro, tùy thuộc vào số tiền nào lớn hơn.

Tăng mức độ an toàn dữ liệu: GDPR đặt yêu cầu cao về bảo mật dữ liệu cá nhân, ngăn chặn tốt nhất các nguy cơ mất mát dữ liệu, hủy hoại hoặc truy cập trái pháp dữ liệu quan trọng.

Chống hack dữ liệu: GDPR hạn chế rủi ro và tăng cường khả năng cản trở các cuộc tấn công dữ liệu, đặt ra các biện pháp bảo mật dữ liệu cần thiết.

Bộ quy tắc GDPR giúp mang lại sự bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng, thúc đẩy trách nhiệm, sự minh bạch trong việc thu thập, xử lý dữ liệu cá nhân người dùng, góp phần xây dựng môi trường Internet an toàn và tin cậy.

Ai sẽ chịu ảnh hưởng bởi quy định của GDPR?

GDPR ảnh hưởng đến các tổ chức, doanh nghiệp và các đối tượng khác có liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân người dùng EU. Bao gồm:

  • Tổ chức hoạt động trong Liên Minh Châu Âu EU
  • Bất kỳ tổ chức nào trên thế giới mà họ xử lý dữ liệu cá nhân của người dân thuộc EU
  • Người dùng EU
  • Các tổ chức/người quyết định mục đích, cách xử lý dữ liệu cá nhân
  • Tổ chức xử lý dữ liệu thay mặt cho quản lý dữ liệu, như các nhà cung cấp dịch vụ đám mây
  • Cơ quan quản lý, bảo vệ dữ liệu ở mỗi quốc gia thành viên EU, có quyền ra quyết định và áp dụng hình pháp nếu tổ chức vi phạm GDPR
  • Tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức chính trị khi họ xử lý dữ liệu cá nhân của người dân EU.

Qua đó, bạn có thể thấy GDPR không chỉ áp dụng cho các tổ chức thuộc EU mà nó còn có tầm ảnh hưởng lan ra toàn thế giới, đặt ra các tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư của người dùng.

Làm thế nào để tuân theo GDPR?

Để tuân thủ theo các quy định của GDPR, các tổ chức/doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư và đảm bảo việc xử lý dữ liệu cá nhân tuân thủ các quy định này. Cụ thể:

  • Xác định rõ về loại dữ liệu đang xử lý, lưu trữ, đảm bảo tổ chức đã hiểu rõ về quá trình xử lý dữ liệu
  • Doanh nghiệp cần cung cấp thông tin chi tiết về việc bạn sẽ sử dụng dữ liệu và mục đích của việc xử lý dữ liệu. Có thể thực hiện thông qua thông báo trên website chính hoặc tuyên bố quyền riêng tư.
  • Đảm bảo doanh nghiệp bạn có cơ sở pháp lý để xử lý dữ liệu cá nhân. Nó chứng tỏ người dùng đã đồng ý với việc xử lý dữ liệu doanh nghiệp, tuân thủ các yêu cầu pháp lý khác.
  • Hoặc cần thu thập sự chấp thuận của người dùng trước khi xử lý dữ liệu cá nhân của họ
  • Triển khai các biện pháp bảo mật để bảo vệ dữ liệu an toàn như: mã hóa dữ liệu, biện pháp an ninh hệ thống, kiểm tra cập nhật định kỳ.
  • Có hệ thống giám sát, ghi lại các hoạt động liên quan đến dữ liệu cá nhân. Nếu có vi phạm, báo cáo ngay với cơ quan quản lý dữ liệu để có chế tài hợp lý.
  • Xây dựng chính sách bảo mật thông tin chi tiết, chặt chẽ, đảm bảo nhân viên được đào tại về các biện pháp an ninh và quy định của GDPR.
  • Tạo cơ chế đáp ứng yêu cầu từ người dùng dữ liệu như quyền truy cập, xóa – sửa dữ liệu. Cung cấp thông tin chi tiết về cách họ có thể liên hệ với bạn để thực hiện các yêu cầu này.
  • Đào tạo nhân sự cho việc tuân thủ nguyên tắc của GDPR trong bảo mật dữ liệu cá nhân
Làm thế nào để tuân theo GDPR?
Làm thế nào để tuân theo GDPR?

Cần có sự giám sát liên tục trong việc theo dõi, cập nhật chính sách, biện pháp bảo mật đảm bảo tuân thủ các quy định của GDPR.

Hình phạt nếu vi phạm quy định của GDPR là gì?

Khi một tỏ chức vi phạm các quy định của GDPR, có thể đối mặt với các biện pháp trừng phạt nặng nề. Các cơ quan quản lý bảo vệ dữ liệu có thể áp đặt các hình phạt, mức hình phạt phụ thuộc vào mức độ, tính chất của việc vi phạm.

Hình phạt tài chính: Hình phạt tài chính có thể lên đến 4% doanh số bán hàng toàn cầu hoặc 20 triệu Euro tùy vào số tiền nào lớn hơn. Với các vi phạm nhỏ, mức hình phạt có thể giảm xuống, nhưng vẫn là số tiền khá lớn.

Hình phạt Hành chính: Cơ quan quản lý bảo vệ dữ liệu có thể áp các biện pháp hành chính như yêu cầu tổ chức sửa đổi quy trình xử lý dữ liệu, thực hiện đánh giá tác động hoặc cấm, hạn chế xử lý dữ liệu người dùng.

Công bố vi phạm công khai: Cơ quan quản lý bảo vệ dữ liệu có thể sẽ công bố vi phạm công khai các tổ chức vi phạm về các quy định của GDPR.

Mức phạt có thể giảm nhẹ khi tổ chức chủ động nhận tội và hợp tác để điều tra việc vi phạm về việc xử lý bảo mật dữ liệu cá nhân. Ngoài ra, cơ quan quản lý dữ liệu có thể đối mặt với kiện tụng, bị phán quyết trước toàn án, áp đặt các hình phạt, phán quyết tư pháp.

Việc tuân thủ GDPR trong các tổ chức mà nhiệm vụ pháp lý, để xây dựng lòng tin khách hàng với doanh nghiệp, đảm bảo độ uy tín thương hiệu về quyền riêng tư và bảo mật thông tin.

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về GDPR – quy định chung về bảo mật dữ liệu và cách tuân thủ các quy định GDPR để tránh các hình phạt từ cơ quan quản lý bảo mật dữ liệu. Nếu bạn còn có thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ khi có nhu cầu mua hosting website, VPS có firewall chống DDoS, bảo mật cao, liên hệ ngay LANIT nhé!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!