Firmware là gì? Phân biệt Firmware và Software

Bạn đã biết về nền tảng cơ bản cho các hoạt động của thiết bị điện tử ngày nay? Hãy cùng LANIT tìm hiểu Firrmware là gì trong bài viết sau đây nhé!

Firmware là gì?

Firmware là chương trình máy tính đặc biệt được lưu giữ trên bộ nhớ thiết bị giúp kiểm soát mức thấp, quản lý hoạt động phần cứng. Đồng thời, nó còn chịu trách nhiệm điều khiển chức năng cơ bản tới nâng cao và đảm bảo thiết bị hoạt động được ổn định, chính xác.

Hoặc Firrmware là phần mềm đặc biệt tích hợp sâu trong thiết bị điện tử, kiểm soát phần cứng và các chức năng hoạt động của thiết bị.

Firmware là gì?
Firmware là gì?

Các loại Firmware phổ biến

Hiện nay có hai loại Firmware để người dùng dễ dàng điều khiển gồm:

BIOS

BIOS (Basic Input/Output System) là loại firmware được sử dụng trong máy tính với khả năng xử lý, đảm bảo và kiểm soát các phần cứng trong máy tính để hoạt động đúng cách. BIOS không có sự cải tiến vì là phần mềm cấp thấp nên gần như đã hạn chế sử dụng firmware này.

EFI/UEFI

EFI (Extensible Firmware Interface) hay UEFI (Unified Extensible Firmware Interface) là dạng firmware sở hữu nhiều ưu điểm như bộ đặc tả giao thức phần mềm có khả năng kết nối firmware với hệ điều hành. Từ đó CPU dùng EFI để khởi động phần cứng không cần tới Bootoader. Bên cạnh đó, Firmware cũng tích hợp tính năng bảo mật Secure Boot giới hạn, chỉ có thể khởi động bằng phần mềm đã được xác minh độ tin cậy.

Hiện nay có hai loại Firmware để người dùng dễ dàng điều khiển
Hiện nay có hai loại Firmware để người dùng dễ dàng điều khiển

So sánh Software và Firmware

Điểm giống nhau

  • Cả firmware và software đều là các chương trình được lập trình: Đều bao gồm các đoạn mã lệnh được viết để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trên thiết bị hoặc máy tính.
  • Đều hỗ trợ hoạt động của thiết bị: Giúp các thiết bị hoạt động đúng cách và thực hiện các chức năng mà chúng được thiết kế.
  • Có thể được cập nhật: Nhằm sửa lỗi, cải thiện hiệu suất, hoặc thêm tính năng mới. Tuy nhiên, cách cập nhật firmware thường phức tạp hơn và yêu cầu nguồn cung cấp chính thức hoặc thiết bị phần cứng.
  • Khả năng đọc bởi thiết bị: Đều được viết bằng ngôn ngữ máy tính mà thiết bị có thể hiểu và thực thi.

Điểm khác biệt

Tiêu chíFirmwareSoftware
Định nghĩaLà phần mềm lập trình trên phần cứng, gồm các tập lệnh, codeLà chương trình sử dụng cả ngôn ngữ mã hoá cấp thấp tới cao
Kích thướcNhỏ từ vài kilobyteKhông giới hạn
Ngôn ngữ lập trìnhCấp thấp (C,…)Cả cấp thấp và cao (Python, Java,…)
Mục đích sử dụngĐảm bảo yếu tố vật lý của thiết bị hoạt động được ổn địnhMang lại tính năng và ứng dụng cho người dùng
Khả năng lưu trữBộ nhớ chưa ổn địnhBộ nhớ khả biến, ảo, không đủ ổn định
Tần suất cập nhậtÍt được cập nhật do nhà sản xuất không cho phép truy cậpCó thể được cập nhật từ nhà sản xuất hoặc người dùng
Sự khác biệt giữa Software và Firmware là gì?
Sự khác biệt giữa Software và Firmware

Hướng dẫn cập nhật Firmware

Để cập nhật các bản firmware thì cần tuỳ thuộc các loại thiết bị như:

  • Router và thiết bị mạng: Các router và thiết bị mạng thường có giao diện quản trị web để cập nhật firmware. Bạn chỉ cần truy cập giao diện này qua trình duyệt web, tìm phần cập nhật firmware, và chọn tệp firmware đã tải xuống bằng nút “Open” hoặc “Browse”. Đọc hướng dẫn sử dụng của router để thực hiện cập nhật chính xác.
  • Game console cùng thiết bị di động: Game console, điện thoại di động và máy tính bảng thường cập nhật firmware qua mạng không dây. Bạn sẽ nhận thông báo cập nhật, chỉ cần chấp nhận và thiết bị sẽ tự động tải và cài đặt bản cập nhật, tương tự như cập nhật phần mềm trên thiết bị di động.
  • Thiết bị BD, DVD và CD: Với các thiết bị đĩa như BD, DVD và CD, bạn cần tải firmware từ trang web của nhà sản xuất. Sau đó, sao chép firmware vào ổ đĩa hoặc thiết bị lưu trữ di động và tự cập nhật trên thiết bị. Nhà sản xuất sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết cho quá trình này.

Khi cập nhật firmware bạn cũng cần chú ý:

  • Đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng bởi mỗi thiết bị có cách cập nhật riêng
  • Kiểm tra kĩ trang web hỗ trợ hoặc đăng ký nhận thông báo qua email khi có bản firmware mới ra mắt
  • Đảm bảo cài đặt đúng bản firmware tránh sự cố trên phần cứng không khớp với model trên thiết bị
  • Đặc biệt không tắt thiết bị trong quá trình cập nhật để tránh thiết bị mất nguồn khi đang cài bản cập nhật có thể gây hỏng firmware ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị.
Cần chú ý khi cập nhật các phiên bản Firmware
Cần chú ý khi cập nhật các phiên bản Firmware

Lời kết

Hy vọng qua những chia sẻ trên, các bạn đã có cái nhìn tổng quan về Firmware là gì? Mong rằng những chia sẻ này đã giúp ích được các bạn và đừng quên chú ý những khi cài đặt các bản cập nhật của Firmware. Nếu còn điều gì thắc mắc đừng quên để lại bình luận để LANIT giúp bạn giải đáp!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!