Exploit là gì? Cách ngăn chặn các cuộc tấn công Exploit
- 27/07/2022
- LANIT JSC
Exploit là gì? Cách thức hoạt động của Exploit ra sao? 3 loại tấn công Exploit là gì? Những đối tượng nào dễ bị Exploit tấn công? Trong bài viết này, LANIT sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi đó và đưa ra những giải pháp tốt nhất để phòng ngừa Exploit! Mời các bạn tham khảo.

1. Exploit là gì?
Exploit là một thuật ngữ dùng để chỉ các cuộc tấn công từ hacker trên môi trường internet, chúng lợi dụng các lỗ hổng bảo mật của một hệ thống để tấn công. Mục đích nhằm đánh cắp dữ liệu, thay đổi hoặc phá hoại, gây ảnh hưởng và thiệt hại cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Hình thức tấn công này có thể xảy ra ở bất kỳ ứng dụng, hệ điều hành hoặc trong những Framework code sẵn.
Do đó, trước khi triển khai một sản phẩm, một dự án mới, các tổ chức đều ra mắt những bản testnet, devnet hay các sự kiện Bug Bounty trải nghiệm thử để đánh giá, khắc phục, xử lý các vấn đề bất cập.
2. Cách thức hoạt động của Exploit
Cách thức hoạt động của Exploit, đó là tấn công vào các trang web không lành mạnh. Khi người dùng vô tình truy cập vào đường link của các website độc hại hoặc click vào các email quảng cáo lạ. Các link độc hại đó chứa hiểm họa Exploit. Và điều này đã tạo thành lỗ hổng bảo mật trên thiết bị của bạn.
Thông qua lỗ hổng bảo mật này, Exploit tấn công vào bộ nhớ máy tính và xâm nhập vào từng ngóc ngách mà người dùng thực hiện trên thiết bị. Tiếp sau đó, các hacker sẽ đánh cắp, thay đổi hoặc phá hoại những cơ sở dữ liệu quan trọng trong máy tính.

Exploit tấn công với 2 thành phần chính là Exploit code và Shell code. Trong đó, Exploit code nhắm vào mục tiêu là các lỗ hổng. Còn Shellcode tạo ra các lệnh gây hại cho hệ thống của thiết bị. Những cuộc tấn công Exploit thường xảy ra nhiều nhất ở các hệ thống phần mềm được mã hóa bằng Java, các trình duyệt chưa cài đặt bản sửa lỗi.
3. Các loại tấn công Exploit
Công nghệ số phát triển đã thúc đẩy các hoạt động liên quan tới mạng internet phát triển mạnh mẽ. Điều này cũng kéo theo hàng loạt hệ lụy xấu xảy ra. Các vấn đề về an ninh mạng trở nên bức thiết hơn. Lỗ hổng bảo mật gia tăng chóng mặt. Vì thế, hình thức tấn công Exploit cũng biến tấu đa dạng và tinh vi hơn.
Các loại tấn công Exploit là gì? Dưới đây là các kiểu Exploit phổ biến nhất.
3.1. Remote Exploit
Đây là kiểu tấn công từ các lỗ hổng bảo mật từ xa trên máy tính hoặc trên network. Hình thức tấn công này không cần phải truy cập trực tiếp vào hệ thống mà vẫn có thể phá hủy, thay đổi hoặc đánh cắp toàn bộ dữ liệu trên thiết bị.
3.2. Local Exploit
Loại tấn công này tập trung vào các lỗi diễn ra trực tiếp trên hệ thống. Các hacker sẽ có được quyền hạn từ vai trò của quản trị viên. Loại tấn công này rất nguy hiểm vì hacker có thể bẻ khóa mật khẩu và khai thác toàn bộ dữ liệu của người dùng.
3.3. Client Exploit
Hình thức tấn công này nhắm vào các lỗ hổng từ các ứng dụng khác, thông qua hệ thống máy chủ kết nối từ bên ngoài. Hệ thống này sẽ yêu cầu tương tác từ người dùng và thông qua các hình thức lừa đảo trực tuyến hay phần mềm quảng cáo,…

4. Những đối tượng dễ bị Exploit tấn công
Ngày càng có quá nhiều vụ tấn công Exploit xảy ra. Và đã có rất nhiều hệ lụy đáng tiếc đằng sau các vụ tấn công này. Vậy đối tượng của tấn công Exploit là gì?
- Đó chính là những tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp không thường xuyên đổi mới, cập nhật phần mềm.
- Càng những phần mềm có lâu năm trên thị trường sẽ càng là mục tiêu của tấn công Exploit.
Những phần mềm lỗi thời thường có rất nhiều lỗ hổng bảo mật, khả năng bảo vệ của các phần mềm này cũng rất kém.
5. Các vụ tấn công Exploit nổi tiếng
Có hàng nghìn, hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu vụ tấn công Exploit đã và đang xảy ra. Chúng tôi sẽ chỉ ra những vụ tấn công điển hình nhất trong thời gian gần đây để các bạn có thể nắm bắt chi tiết.
5.1. Polygon Network
Vào ngày 10 tháng 8 năm 2021, mạng lưới Polygon – một trong những mạng lưới có tốc độ và khả năng tương tác đa chuỗi tiên tiến nhất đã thông báo thường xuyên bị tấn công bởi tội phạm mạng. Chúng đánh cắp các thông tin dữ liệu trên hệ thống, gây ra thiệt hại lên đến 611 triệu đô.
Mặc dù trước đó, Polygon đã được kiểm duyệt về bảo mật bởi Certik. Tuy nhiên vẫn có những sơ hở để hacker thực hiện tấn công. Vụ việc này đã gây rúng động toàn bộ giới công nghệ.
5.2. Alpha Finance Lab
Alpha Finance Lab là một nền tảng DeFi cross-chain, được ứng dụng để tập trung xây dựng hệ sinh thái, hỗ trợ người dùng tương tác trên nhiều blockchain khác nhau. Tuy nhiên, dự án cũng bị tấn công Exploit db vào ngày 13 tháng 2 năm 2021. Ước tính tổng thiệt hại trong vụ việc này lên đến 37.5 triệu USD.
5.3. Pancake Bunny Finance
Một dự án siêu lợi nhuận trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nữa, đó là Pancake Bunny Finance cũng bị tấn công Exploit vào tháng 5 năm 2021. Lúc đó, Pancake đã thông báo về việc bị hacker tấn công dưới hình thức vay không cần thế chấp. Vụ việc đã gây thiệt hại khoảng 2.4 triệu đô và làm giảm nghiêm trọng giá cổ phiếu của Bunny ngay trong ngày hôm sau.
6. Cách ngăn chặn Exploit
Mặc dù các lỗ hổng bảo mật luôn xuất hiện và các vụ tấn công Exploit có thể xảy ra bất cứ khi nào. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn và phòng ngừa chúng. Vậy cách ngăn chặn Exploit là gì? Mời các bạn theo dõi những chia sẻ tiếp theo.
6.1. Lưu ý trong quá trình lập trình
Phần lớn nguyên nhân các dự án bị hack tấn công xảy ra trong quá trình code, các lập trình chưa hiểu hết về bản chất của dự án hoặc đặc trưng của sector, đã tạo ra các lỗ hổng bảo mật. Để ngăn chặn tấn công Exploit, đội ngũ phát triển cần xem xét, nghiên cứu dự án và code thật kỹ càng.

6.2. Sử dụng phiên bản mới nhất của phần mềm
Để hạn chế hacker tấn công exploit, chúng ta cần liên tục cập nhật phiên bản mới của phần mềm. Đây là giải pháp tốt nhất mà các chuyên gia an ninh mạng đánh giá.
6.3. Mua phần mềm từ các nhà cung cấp có uy tín
Các nhà cung cấp phần mềm uy tín họ khắc phục lỗ hổng nhanh bằng phát hành bản vá sửa lỗ hổng
6.4. Mua bảo hiểm cho dự án
Đây cũng là một giải pháp hữu hiệu cho các dự án quan trọng và siêu lợi nhuận. Trong trường hợp rủi ro có tấn công xảy ra, các doanh nghiệp sẽ được nhận tiền đền bù để bù đắp phần nào giá trị của dự án.
6.5. Tạo token comic
Trong trường hợp một số dự án mới không thể mua bảo hiểm, các bạn có thể tạo ra các tokenomic để chia nhỏ nguồn doanh thu thành các khoản khác nhau. Và một trong số khoản tiền này sẽ dành cho việc đền bù thiệt hại nếu không may bị tấn công.
7. LỜI KẾT
Trên đây là những chia sẻ, giải đáp về “Exploit là gì?” và những cách ngăn chặn tấn công Exploit giúp đảm bảo quyền lợi, lợi ích cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
LANIT– Đơn vị thuê dịch vụ lưu trữ uy tín – giá rẻ
VPS giá rẻ – ổn định cao
Thuê máy chủ giá rẻ – chất lượng
Cảm ơn bạn đã đọc!