Mail Server là gì? Tìm Hiểu A-Z Về Email Server “Trong 5 Phút”

Mail server là gì? Mail server có cách thức hoạt động như thế nào? Tính năng nổi bật của Email server? Tất cả sẽ được LANIT chia sẻ ngay!

Mail Server là gì?

Mail Server hay Email Server là hệ thống máy chủ riêng được cấu hình để gửi – nhận thư điện tử, thực hiện các giao dịch Internet. Mail Server giúp thư được gửi nhanh chóng, ổn định và doanh nghiệp quản lý truyền thông, giao dịch nội bộ an toàn, bảo mật.

Mail Server là gì? 5 phút để hiểu tất tần tần về Email Server
Mail Server là gì?

Đặc biệt, Mail Server còn giúp Email tránh bị Spam hay virus. Cấu hình của Email Server nhìn chung giống với Cloud Server với cấu hình RAM, CPU, Ổ cứng mạnh mẽ. Ngoài ra, còn có các thông số khác như Email forwarder, tài khoản Email, Mail list.

Mail Server hoạt động như thế nào?

Mail Server có nhiệm vụ chính là quản lý và xử lý các thư điện tử trên mạng. Để hiểu cách Mail Server hoạt động, ta cần tìm hiểu về ba giao thức quan trọng sau đây:

Mail Server hoạt động như thế nào?
Mail Server hoạt động như thế nào?

SMTP (Simple Mail Transfer Protocol)

  • SMTP là giao thức chuyển thư điện tử đơn giản được sử dụng bởi máy chủ thư điện tử để gửi email.
  • Khi bạn viết và gửi một email, máy tính của bạn sẽ kết nối đến máy chủ thư điện tử đích sử dụng SMTP.
  • Máy chủ SMTP sau đó sẽ tiến hành chuyển thư đến máy chủ thư điện tử của người nhận thông qua giao thức này.
  • SMTP cho phép người dùng gửi email đến nhiều máy chủ thư điện tử khác nhau.

Incoming Mail Server

Incoming Mail Server có nhiệm vụ nhận email từ máy chủ SMTP sau đó di chuyển chúng đến hộp thư của người dùng. Có hai biến thể chính của giao thức này: POP3 (Post Office Protocol phiên bản 3) và IMAP (Internet Message Access Protocol).

Giao thức POP3

  • POP3 là giao thức đơn giản, chuyển email từ máy chủ thư điện tử đến máy tính cá nhân của người dùng thông qua một ứng dụng email như Outlook hoặc Mac Mail.
  • Email thường bị xóa khỏi máy chủ thư sau khi người dùng đã tải về và lưu trữ chúng ở máy tính cá nhân.
  • Điều này có nghĩa là email chỉ tồn tại ở một nơi duy nhất sau khi được tải về.

Giao thức IMAP

  • IMAP phức tạp hơn và cho phép nhiều máy khách (client) kết nối đến hộp thư (Mailbox) trên máy chủ thư điện tử.
  • Email từ hộp thư sẽ được sao chép tới máy khách của người dùng, và bản gốc của email vẫn sẽ được lưu trữ trên máy chủ thư.
  • Điều này giúp người dùng truy cập email của họ từ nhiều thiết bị và vị trí khác nhau mà không làm mất bản gốc của email.

Tính năng chính của Mail Server

Mail Server là lựa chọn của nhiều khách hàng là doanh nghiệp, cá nhân bởi những tính năng nổi bật như:

  • Email Server cho phép người dùng nhận – gửi mail đều có thể thông qua mạng Internet với tên miền của từng doanh nghiệp
  • Bảo mật thông tin nội bộ
  • Hạn chế thư rác, Spam hay thư dinh Virus
  • Quản lý toàn bộ nội dung Email của các thành viên trong cùng một hệ thống
  • Có thể cài đặt dung lượng tối đa
  • Có thể thiết lập được chức năng tự động backup dữ liệu, đảm bảo an toàn dữ liệu

Những thuật ngữ Mail Server được sử dụng nhiều hiện nay

Dưới đây là bảng tổng hợp các thuật ngữ liên quan đến máy chủ email:

Thuật ngữGiải thích
TLS Mail ServerMáy chủ email hỗ trợ giao thức TLS (Transport Layer Security) để mã hóa và bảo mật dữ liệu trong quá trình truyền tải thông điệp qua mạng.
SASL Mail ServerMáy chủ email hỗ trợ giao thức SASL (Simple Authentication and Security Layer) để xác thực người dùng và đảm bảo tính bảo mật trong quá trình gửi email.
WebmailGiao diện trình duyệt web cho phép người dùng truy cập và quản lý email từ máy chủ email từ xa thông qua trình duyệt web, thay vì sử dụng ứng dụng email truyền thống.
SMTP-IN QueueQueue trên máy chủ email nhận (SMTP-IN) chứa các email đang chờ để được gửi đến hộp thư đích.
Local QueueQueue trên máy chủ email dành cho các email đã được nhận và đang chờ để được xử lý hoặc gửi đến hộp thư đích trên cùng một máy chủ.
Local MailboxesHộp thư điện tử nằm trên cùng một máy chủ email và thuộc quyền sở hữu của người dùng trên máy chủ đó.
Email AuthenticationQuá trình xác minh danh tính của người gửi email hoặc người nhận email để đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của email, thường bằng cách sử dụng các phương thức như SPF, DKIM, và DMARC.
Mail Exchanger Record (MX)Bản ghi DNS (Domain Name System) định nghĩa máy chủ email (Mail Exchanger) chịu trách nhiệm nhận email cho một tên miền cụ thể. Bản ghi MX xác định máy chủ email nào sẽ được sử dụng để gửi email đến tên miền đó.

Có nên sử dụng Mail Server trong doanh nghiệp không?

Như bạn thấy hiện nay tình trạng thư rác, gửi mail rất nhiều và còn có nhiều mail chứa virus gây ảnh hưởng đến an toàn thông tin mạng cho người dùng. Bất kỳ cá nhân hay tổ chứ nào cũng sẽ không mong muốn điều này. Chính vì vậy, Mail Server là lựa chọn an toàn và bảo mật cho người dùng khi gửi nhận mail điện tử hiện nay.

Có nên sử dụng Mail Server trong doanh nghiệp không?
Có nên sử dụng Mail Server trong doanh nghiệp không?

Điển hình, Mail server mang đến những lợi ích thiết thực như:

  • Cài đặt mail chứa tên miền doanh nghiệp thể hiện được sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng, đối tác
  • Độ bảo mật cao, tốc độ gửi nhận nhanh chóng và nhiều tiện ích khác
  • Bạn có thể check mail ở mọi lúc mọi nơi miễn là có internet
  • Có thể tùy biến những chức năng và thông số cho từng người dùng trong hệ thống
  • Sử dụng IP riêng giúp chống được việc bị cho vào black list vô cớ
  • Hỗ trợ tính năng Forward Email giúp dễ dàng hơn khi cài Email Offline.

Các loại Mail Server hiện nay

Hiện nay, Email Server bao gồm 2 loại chính là Mail server Microsoft, GoogleMail Server riêng. Trong đó là:

Các loại Mail Server hiện nay
Các loại Mail Server hiện nay

Mail Server Microsoft, Google

Google và Microsoft cùng là loại Mail Server có hệ thống bảo mật chặt chẽ quy mô lớn giúp quản lý tốt các dữ liệu hiện có. Người dùng có thể sử dụng dễ dàng các tiện ích nhưng thường sẽ có mức giá khá cao.

Mail Server riêng

Mail Server riêng là hệ thống mail Server của ISP hoặc từ các tổ chức xử lý lượng thư tín lớn, yêu cầu linh hoạt. Mail Server riêng có nhiều tính năng đồng bộ tương tự như Outlook, hợp tác, kết nối cơ sở dữ liệu, WebMail, quản trị từ xa và quản trị website chuyên nghiệp hơn. Mặt khác, Mail Server còn cung cấp cho người dùng khả năng kiểm soát nhiều hoạt động ở mức quy mô lớn.

Câu hỏi liên quan đến Email Server?

Làm thế nào để kiểm tra email Server có đang hoạt động bình thường không?

Để kiểm tra email server có đang hoạt động bình thường không, bạn có thể thử gửi và nhận email đến địa chỉ email trên máy chủ. Kiểm tra logs và sử dụng công cụ kiểm tra tình trạng máy chủ email trực tuyến để biết tình trạng hoạt động của Mail Server.

Muốn sao lưu và phục hồi email trên email Server thì làm như thế nào?

Để sao lưu và phục hồi email trên email server:

Sao Lưu Email:

  • Sử dụng ứng dụng email client hoặc dịch vụ sao lưu email để tự động lưu bản sao email.
  • Thiết lập lịch trình sao lưu định kỳ để đảm bảo dữ liệu luôn được cập nhật.
  • Đảm bảo rằng dữ liệu sao lưu được lưu trữ an toàn và bảo mật.

Phục Hồi Email:

  • Xác định nhu cầu phục hồi, tức là bạn muốn khôi phục toàn bộ hòm thư hay chỉ một số email cụ thể.
  • Truy cập dịch vụ sao lưu email và chọn email hoặc thư mục cần phục hồi.
  • Xác định vị trí mà bạn muốn email phục hồi.
  • Xác nhận và thực hiện quy trình phục hồi.
  • Kiểm tra email phục hồi để đảm bảo dữ liệu đã được khôi phục thành công.

Làm thế nào để bảo mật email Server khỏi các cuộc tấn công?

Để bảo mật email server khỏi các cuộc tấn công, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

Làm thế nào để bảo mật email Server khỏi các cuộc tấn công?
Làm thế nào để bảo mật email Server khỏi các cuộc tấn công?
  • Sử dụng hoặc nâng cấp Firewall: Cấu hình tường lửa (firewall) để kiểm soát lưu lượng mạng và hạn chế truy cập không ủy quyền vào máy chủ email.
  • Cập Nhật Phần Mềm: Đảm bảo rằng hệ điều hành, phần mềm máy chủ email và ứng dụng liên quan đều được cập nhật mới nhất để bảo mật khỏi các lỗ hổng.
  • Mã Hóa: Sử dụng mã hóa SSL/TLS cho việc truyền tải email và mua chứng chỉ SSL cho máy chủ email.
  • Kiểm soát mạng và phát hiện bất thường: Áp dụng chính sách mạng cẩn thận để kiểm soát quyền truy cập và phân quyền dành cho người dùng. Đồng thời áp dụng các phương pháp phát hiện xâm nhập (IDS/IPS) để theo dõi và phát hiện các hoạt động bất thường trong hệ thống.
  • Bộ lọc Spam và Phishing: Sử dụng bộ lọc email để ngăn chặn spam và email gian lận trước khi chúng đến hộp thư đích.
  • Backup Dữ Liệu: Thực hiện sao lưu định kỳ để đảm bảo rằng dữ liệu email có thể phục hồi sau sự cố.
  • Quản lý Chứng Thực: Sử dụng chính sách quản lý chứng thực để đảm bảo rằng mật khẩu mạnh và chứng thực an toàn được sử dụng.
  • Kiểm Tra Bảo Mật Định Kỳ: Thực hiện kiểm tra bảo mật định kỳ để xác định và khắc phục các lỗ hổng tiềm ẩn.

Làm thế nào để quản lý và tối ưu hóa tài nguyên trên email Server?

Để quản lý và tối ưu hóa tài nguyên trên email server, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Giám sát Liên Tục: Theo dõi tình trạng máy chủ và tài nguyên liên tục để phát hiện sự cố và tối ưu hóa hiệu suất.
  • Sử dụng Tài Nguyên Tối Ưu: Cấu hình máy chủ để tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và tối ưu cài đặt phần mềm.
  • Sao lưu và Xóa Dữ Liệu Cũ: Thực hiện sao lưu định kỳ và xóa email hay dữ liệu không cần thiết để giảm tải lưu trữ.
  • Xây dựng Quy Tắc và Chính Sách sử dụng: Để giảm tải và tài nguyên sử dụng
  • Bảo Mật: Cải thiện bảo mật để ngăn chặn tấn công và tối ưu tài nguyên sử dụng.
  • Mở Rộng linh hoạt: Lên kế hoạch mở rộng tài nguyên khi cần thiết để đảm bảo máy chủ có thể xử lý tải lớn.
  • Kiểm Tra Hiệu Suất Định Kỳ: Đánh giá hiệu suất định kỳ và thực hiện cải tiến dựa trên kết quả kiểm tra.

Làm thế nào để xử lý vấn đề gửi – nhận email không thành công?

Để xử lý vấn đề gửi-nhận email không thành công bạn cần thực hiện các công việc sau:

  • Kiểm tra kết nối Internet
  • Kiểm tra cài đặt Email
  • Kiểm tra tài khoản email nhận, gửi
  • Kiểm tra tường lửa và phần mềm bảo mật
  • Kiểm tra quá trình xác thực
  • Kiểm tra hộp thư có chỗ trống
  • Kiểm tra lỗi
  • Liên hệ nhà cung cấp khi gặp vấn đề cần hỗ trợ

Nếu bạn vẫn gặp vấn đề sau khi thực hiện các bước trên, liên hệ với nhà quản trị hệ thống hoặc nhà cung cấp dịch vụ email để được hỗ trợ chi tiết hơn.

LANIT – Đơn vị Cho thuê Mail Server Uy Tín – Giá Tốt

LANIT là đơn vị uy tín chuyên cung cấp các dịch vụ lưu trữ chuyên nghiệp như cho thuê server vật lý, cho thuê hosting server, Vps giá rẻ, Mail Server,…Với dịch vụ MAIL Server, LANIT cung cấp quy trình chuyên nghiệp với cấu hình mạnh mẽ giúp khách hàng dễ dạng nhận gửi thư từ email một cách nhanh chóng, quản lý user trong hệ thống, bảo mật thông tin nội bộ và nhiều tính năng ưu việt khác.

Lựa chọn dịch vụ cho thuê mail Server tại LANIT giúp hoạt động kinh doanh, quản lý người dùng hiệu quả, an toàn và ổn định.

Liên hệ ngay LANIT để được tư vấn và báo giá chi tiết khi có nhu cầu thuê Server Email hay các dịch vụ thuê server riêng. Chúc bạn thành công!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!