Devsecops là gì? Vai Trò & Lợi Ích của Devsecops mang lại

Devsecops là gì? Devsecops có quan trọng không? Devsecops mang lại lợi ích như thế nào? Đọc ngay bài viết sau để được tư vấn chi tiết nhé!

Devsecops là gì?

DevSecOps được viết tắt từ Development (Phát triển), Security (Bảo Mật) và Operations (Vận hành) là phương pháp phát triển ứng dụng tích hợp an ninh (DevOps) với quy trình bảo mật từ giao đoạn đầu của quá trình phát triển.

Devsecops là gì? Vai Trò & Lợi Ích của Devsecops mang lại
Devsecops là gì?

Mục đích của DevSecOps đó chính là tự động hóa, giám sát và áp dụng bảo mật ở tất cả các giai đoạn của quá trình phát trển phần mềm từ lúc lập kế hoạch, phát triển, xây dựng, thử nghiệm, phát hành, phân phối, triển khai, vận hành đến giám sát phần mềm. Việc áp dụng bảo mật vào tất cả các giai đoạn trong quá trình phát triển phần mềm sẽ hỗ trợ CI/CD, giảm chi phí và phân phối nhanh chóng hơn.

DevSecOps tích hợp nhóm bảo mật của tổ chức vào tổ chức DevOps truyền thống. Trong khi DevOps tích hợp các nhóm sản xuất và phát triển phần mềm để tạo ứng dụng không có lỗi thì DevSecOps thêm một bước nữa để đảm bảo các ứng dụng đó được an toàn.

Tầm quan trọng của Devsecops

Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn chuyển đổi số và nó thường bao gồm 3 yếu tố quan trọng quyết định đó là ứng dụng nhiều phần mềm, công nghệ đám mây và phương pháp an ninh mạng (DevOps).

Nhiều phần mềm có nghĩa là các tổ chức có nhiều rủi ro hơn khi chuyển đổi sang kỹ thuật số, đòi hỏi kỹ thuật cao, bảo mật ứng dụng nên đối mặt với nhiều thách thứ để bảo mật tài sản kỹ thuật số.

Công nghệ đám mây là sử dụng công nghệ mới hơn gây ra nhiều rủi ro, thay đổi nhanh, tiếp cận công khai, gây nhiều thách thức về CNTT và cơ sở hạ tầng khi chuyển sang đám mây. Đồng thời việc cấp phép và quản lý quyền truy cập cũng có vai trò quan trọng.

DevOps – Sự thay đổi trong quá trình phát triển và phân phối phần mề, đẩy nhanh quá trình viết mã đến mang lại giá trị cho khách hàng. Nhóm phát triển ứng dụng được trao quyền cung cấp phần mềm liên tục và nhanh hơn, đưa ra các quyết định về công nghệ và triển khai tự động, không qua trung gian.,..

Khi phần còn lại của tổ chức phát triển, nhóm bảo mật phải đối mặt với các thách thức lớn. Các công cụ và biện pháp thực hành bảo mật ứng dụng cũ, được thiết kế cho thời kỳ tiền ảo có nhịp độ chậm hơn, đòi hỏi các nhóm bảo mật cần cung cấp ứng dụng chất lượng cao. Tuy nhiên, khi thiếu nguồn lực trong phát triển các phần mềm bảo mật khiến cho các ứng dụng mất an toàn, khiến doanh nghiệp đối mặt với nhiều rủi ro.

Để giải quyết những thách thức này, DevSecOps được ra đời. Phương pháp DevSecOps đưa tính bảo mật vào trong DevOps, cho phép các nhóm phát triển bảo mật những gì họ xây dựng trong tất cả các giao đoạn phát triển, đồng thời kết nối tốt hơn giữa nhà phát triển và người thực hành bảo mật. Cho phép các nhóm bảo mật trở thành một tổ chức hỗ trợ, cung cấp kiến ​​thức chuyên môn và công cụ để tăng cường quyền tự chủ của nhà phát triển trong khi vẫn cung cấp mức độ giám sát theo nhu cầu kinh doanh. Việc tích hợp DevSecOps và DevOps giúp các nhà phát triển, quản trị viên mạng chú trọng bảo mật hơn phát triển và triển khai ứng dụng.

Lợi ích của Devsecops mang lại

Ngày nay, bảo mật luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu trong mọi tổ chức, doanh nghiệp. Và việc sử dụng DevSecOp vào việc kết hợp bảo mật ở mọi giai đoạn của phát triển ứng dụng là cách an toàn hơn để đảm bảo ứng dụng được phát triển nhanh chóng và ổn định.

Việc tiếp cận DevSecOps mang lại những lợi ích như sau:

DevSecOps bảo mật ứng dụng – tăng cường an ninh

Việc áp dụng cách tiếp cận chủ động để giảm thiểu các mối đe dọa an ninh mạng ngay từ đầu trong quá trình phát triển ứng dụng. Các nhóm phát triển có thể dựa vào các công cụ bảo mật tự động để kiểm tra nhanh chóng mã, kiểm tra bảo mật mà không làm chậm chu kỳ phát triển. Các nhóm DevOps sẽ xem xét, kiểm tra, quét và gỡ lỗi ở các giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển để đảm bảo ứng dụng đảm bảo an toàn bảo mật.

Devsecops là gì? Vai Trò & Lợi Ích của Devsecops mang lại
Devsecops là gì?

Khi các lỗ hổng bị phát hiện, các nhóm phát triển và bảo mật ứng dụng sẽ cộng tác làm việc để tìm ra các phương pháp giải quyết vấn đề.

Quyền sở hữu của nhiều nhóm

DevSecOps giúp các nhóm phát triển và nhóm bảo mật ứng dụng liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển. Thay vì tách biệt nhau để làm việc, gây cản trở, chia rẽ thì DevSecOps trao quyền cho các nhóm để làm việc với nhau, thống nhất quan điểm và làm việc nhóm hiệu quả hơn.

Hạn chế các lỗ hổng bảo mật

Tận dụng các tính năng tự động hóa để xác định, quản lý, cập nhật các lỗ hổng và phát hiện các nguy cơ. Sử dụng sớm và định kỳ các giải pháp quét dựng sẵn để quét dữ liệu trong quy trình xây dựng. Điều này làm giảm thiểu các rủi ro , giúp các nhóm phát triển, nhóm bảo mật phát hiện ra lỗ hổng nhanh chóng.

Ngoài những lợi ích quan trọng đó, việc áp dụng DevSecOps còn mang đến những lợi ích sau:

  • Giúp tăng tốc độ phân phối phần mềm khi các lỗi, lỗ hổng được phát hiện, giải quyết kịp thời.
  • Xác định các lỗ hổng và lỗi trước khi triển khai giúp giảm rủi ro và chi phí vận hành đáng kể.
  • Tạo dựng niềm tin, độ uy tín với các phần mềm đã phát triển thành công về bảo mật, an ninh, Tăng trưởng doanh thu, mở rộng dịch vụ.

Cách thức hoạt động của DevSecOps

Quy trình tích hợp bảo mật vào khung DevOps được diễn ra liền mạch bằng cách sử dụng các công cụ và quy trình DevSecOps phù hợp. Sau đây là quy trình hoạt động của DevOps và DevSecOps điển hình:

  • Nhà phát triển code trong hệ thống quản lý kiểm soát phiên bản
  • Các thay đổi được cam kết đối với hệ thống quản lý kiểm soát phiên bản
  • Một nhà phát triển khác sẽ lấy code tư hệ thống và tiến hành phân tích code tĩnh để xác định lỗi nếu có về chất lượng code hoặc vấn đề về bảo mật.
  • Môi trường sẽ được tạo bằng cách sử dụng công cụ cơ sở hạ tần dưới dạng code. Ứng dụng được triển khai và các cấu hình bảo mật được áp dụng cho hệ thống.
  • Một phiên bản thử nghiệm sẽ được chạy trên ứng dụng mới triển khai. Nếu ứng dụng vượt qua thử nghiệm , nó sẽ được triển khai vào môi trường sản xuất. Được giám sát liên tục để xác định các lỗ hổng bảo mật khi đang hoạt động
  • Với môi trường phát triển dựa trên thử nghiệm sẵn có, thử nghiệm tự động và tích hợp liên tục, các tổ chức có thể làm việc liền mạch và nhanh chóng nhằm tăng chất lượng code, nâng cao tính bảo mật và tuân thủ an ninh mạng.

So sánh sự khác nhau giữa Devsecops và DevOps

DevOps – viết tắt của Development (phát triển) và Operations (vận hành). Nó chỉ tập trung vào sự hợp tác giữa hai nhóm này trong quá trình phát triển. Hai nhóm này làm việc với nhau để phát triển các quy trình, KPI và các cột mốc quan trọng để đạt mục tiêu chung. Nhóm vận hành có thể phân tích các giai đoạn phân phối chặt chẽ hơn, đánh giá các cập nhật và phản hồi liên tục từ nhóm phát triển.

Devsecops là gì? Vai Trò & Lợi Ích của Devsecops mang lại
Devsecops và DevOps

Trong khi đó, DevSecOps lấy mô hình DevOps và bao bọc thêm lớp Security (bảo mật) để bổ sung cho quá trình vận hành và phát triển liên tục của ứng dụng. DevSecOps huy động các nhóm Bảo mật ứng dụng ngay từ giai đoạn đầu để phát triển ứng dụng, giảm thiểu rủi ro về các lỗ hổng và vấn đề bảo mật.

Kết luận

Trên đây là các thông tin về DevSecOps là gì? vai trò và lợi ích của DevSecOps. Đây được xem là phương pháp để đảm bảo an ninh và bảo mật cho ứng dụng của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn về dịch vụ máy chủ ứng dụng như VPS giá rẻ, thuê máy chủ vật lý, liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!