Deface là gì?
Deface là dạng tấn công phá hoại website bằng việc sửa đổi tệp, nội dung web khi chưa có sự cho phép của Admin. Với Deface, kẻ tấn công chỉ nhằm mục đích gây ồn ào, rối loạn thay vì nhắm tới ăn cắp thông tin, lừa tiền,…như các loại tấn công mạng khác.
Tấn công Deface gây ra gián đoạn hoạt động website. Ví dụ điển hình cho dạng tấn công này đó là trang web lưu trữ dữ liệu điều tra bệnh nhân của dịch vụ Y tế Quốc gia Vương Quốc Anh bị hacker tấn công và website hiển thị màn hình đen với thông báo “Bị tấn công bởi AnoaGhost” vào năm 2018. Việc này đã gây ra những lo ngại về tầm quan trọng trong việc giữ an toàn dữ liệu y tế.
Nguyên nhân nào khiến website bị tấn công Deface?
Website có hệ thống bảo mật yếu thường là nguyên nhân chính khiến website bị tấn công Deface. Sau đây là một số nguyên nhân chính:
- Lỗi SQL Injection: Là kỹ thuật phổ biến mà kẻ tấn công khai thác lỗ hổng truy vấn trên website. Inject và thực thi các câu lệnh truy vấn bất hợp pháp qua kênh đầu vào của trang web, từ đó có thể delete, insert, update dữ liệu để chiếm quyền admin và truy cập cơ sở dữ liệu máy chủ.
- Remote File Include: Lỗ hổng cho phép hacker thực thi mã độc từ xa trên máy chủ, đánh cắp dữ liệu hoặc tải lên mã độc. Website dùng PHP dễ bị tấn công do nhiều lệnh include và thiết lập server mặc định.
- Mật khẩu yếu: Do website thiết kế mật khẩu còn yếu, không hay cập nhật các phiên bản mới để fix lỗi.
- Local file inclusion: Lỗ hổng này xảy ra khi server include file cục bộ từ input người dùng. Nếu không kiểm tra đầu vào, hacker có thể chèn ký tự đặc biệt để truy cập trái phép và lấy thông tin nhạy cảm từ các tệp tin.
- Cross Site Scripting: Lỗ hổng XSS cho phép kẻ tấn công chèn mã độc vào trang web, làm các script này chạy trên trình duyệt của người dùng và thu thập thông tin người dùng gửi về cho kẻ tấn công.
Dấu hiệu website bị tấn công Deface
Để nhận biết website bị tấn công Deface, thường các trang mặc định như home.html, index.php, default.html index.html,… sẽ bị thay đổi nội dung. Nếu chỉ những trang này bị tấn công, bạn có thể khôi phục lại chúng để website hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, nếu kẻ tấn công không thay đổi nội dung các trang đó, việc phát hiện ra sự xâm nhập sẽ khó hơn. Trong trường hợp này, bạn cần chú ý đến các cảnh báo từ việc truy cập website hoặc thông báo từ nhà cung cấp Hosting.
- Tham khảo dịch vụ Hosting giá rẻ – tốc độ cao tại đơn vị Uy tín LANIT
5 Cách ngăn chặn tấn công Deface hiệu quả
Dưới đây là những phương pháp hay giúp ngăn chặn hiệu quả tấn công Deface:
Cách 1: Sử dụng HTTPs
Việc sử dụng HTTPS liên quan chặt chẽ đến bảo mật website. Chứng nhận SSL chuyển đổi một trang web từ HTTP sang HTTPS, bảo vệ dữ liệu nhạy cảm truyền giữa người dùng và máy chủ, giúp ngăn hacker tạo phiên bản giả mạo của trang web.
Cách 2: Kiểm soát quyền truy cập
Hạn chế hoặc không cấp quyền truy cập cao cho nhiều người. Quá nhiều người có quyền truy cập có thể làm giảm tính bảo mật và tạo cơ hội cho các cuộc tấn công nội bộ hoặc tấn công qua tài khoản yếu. Càng nhiều người có quyền truy cập, việc đảm bảo thông tin đăng nhập mạnh càng khó khăn.
Cách 3: Sử dụng tường lửa ứng dụng web WFA
WAF là giải pháp tường lửa giúp bảo vệ ứng dụng web của bạn khỏi các loại tấn công, trong đó có cả tấn công Deface vào website của bạn.
Cách 4: Thay đổi mật khẩu đăng nhập
Thay đổi mật khẩu website với độ dài phù hợp, ký tự bao gồm chữ viết hoa, số, ký hiệu đặc biệt để gia tăng độ bảo mật. Bên cạnh đó hãy thay đổi tên người dùng thành dạng tên khó đoán hơn. Đặc biệt không để lộ email bạn sử dụng cho việc đặt lại mật khẩu.
Cách 5: Cập nhật phần mềm
Luôn chú ý cập nhật các phiên bản website, phần mềm liên quan để sửa được các lỗi từ phiên bản cũ và hạn chế rủi ro tấn công.
Lời kết
Với những chia sẻ trên LANIT hy vọng các bạn đã hiểu tấn công Deface là gì? Tuy tấn công này không mang lại những rủi ro nguy hiểm nhưng cũng khiến website bị đình trệ và là hồi chuông cảnh cáo để tổ chức, doanh nghiệp xây dựng website, bảo mật thông tin an toàn hơn.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi!