SIEM là gì?
SIEM là từ viết tắt của Security Information and Event Management, nó có nghĩa là Quản lý sự kiện và thông tin bảo mật. Đây là giải pháp bảo mật được thiết kế để giúp các tổ chức nhận biết các mối đe dọa và lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn trong hệ thống trước khi nó gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Công cụ này có khả năng giám sát, phân tích các sự kiện theo thời gian thực, đồng thời theo dõi và ghi lại dữ liệu bảo mật. Nó cung cấp cái nhìn tổng quan, giúp phát hiện các điểm bất thường trong hành vi của người dùng và ứng phó với các mối đe dọa làm ảnh hưởng để hệ thống.
SIEM hoạt động như thế nào?
SIEM càng ngày càng thông minh hơn trong việc thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn tổ chức và sử dụng các kỹ thuật AI để hiểu loại hành vi nào cấu thành sự cố bảo mật.
Thu thập dữ liệu
Phần lớn các SIEM đều thu thập dữ liệu bằng cách triển khai các tác nhân thu thập trên thiết bị, máy chủ, thiết bị mạng của người dùng hoặc các hệ thống bảo mật khác như Firewall, phần mềm Anti virus hoặc các giao thức như SNMP hoặc WMI.
Ngoài ra, SIEM cao cấp còn tích hợp với các dịch vụ đám mây để lấy dữ liệu nhật ký về cơ sở hạ tầng được triển khai trên đám mây hoặc các ứng dụng SaaS và có thể sử dụng các nguồn dữ liệu dễ dàng.
Lưu trữ dữ liệu
SIEM ở phiên bản mới nhất được xây dựng dựa trên công nghệ dữ liệu hiện đại như Amazon S3 hoặc Hadoop, cho phép mở rộng lưu trữ gần như không giới hạn với chi phí thấp. Điều này giúp giữ lại và phân tích 100% dữ liệu nhật ký trên nhiều nền tảng và hệ thống khác nhau.
Chính sách và quy định
SIEM cho phép nhân viên an ninh xác định hồ sơ, chỉ định cách hệ thống hoạt động trong điều kiện bình thường. Sau đó, đặt quy tắc và ngưỡng để xác định các loại hành vi bất thường của các sự cố bảo mật. SIEM càng thông minh hơn trong việc học máy và lập hồ sơ hành vi tự động để tự động phát hiện điều bất thường, xác định các quy tắc dựa trên dữ liệu đã thu thập nhằm phát hiện các sự kiện bảo mật cần theo dõi.
Hợp nhất dữ liệu và báo cáo
Trọng tâm của SIEM là thu thập dữ liệu và tập hợp chúng lại với nhau, cho phép các mối tương quan giữa nhật ký và sự kiện trên các hệ thống. Nó còn có thể tạo báo cáo tuân thủ theo thời gian thực cho PCI-DSS, GDPR, HIPPA, SOX,…để giảm gánh nặng quản lý bảo mật và sớm phát hiện các vi phạm tiềm ẩn để giải quyết nhanh chóng.
Ngoài ra, nó còn đi kèm nhiều tiện ích bổ sugn có sẵn giúp tạo báo cáo tự động, đáp ứng nhu cầu cần tuân thủ hệ thống.
Tính năng của SIEM là gì?
Sau đây, cùng LANIT tìm hiểu các tính năng nổi bật của SIEM nhé!
- Cảnh báo: SIEM cho phép phân tích dữ liệu, sự kiện để nâng cao cảnh báo, thông báo cho người phục trách hệ thống bảo mật các vấn đề, mối đe dọa thông qua bảng điều khiển.
- Tạo bảng thông tin trực quan giúp nhân viên dễ theo dõi, xem dữ liệu, xác định các hoạt động bất thường.
- Tự động thu thập dữ liệu tuân thủ, tạo báo cáo hợp quy trình theo các tiêu chuẩn HIPAA, PCI/DSS, HITECH, SOX và GDPR.
- Lưu trữ dữ liệu nhật ký dài hạn để giúp nhân viên có thể phân tích, theo dõi và báo cáo các yêu cầu tuân thủ.
- Phát hiện mối đe dọa hoặc lỗ hổng bảo mật thông qua các dữ liệu
- Ứng phó với các sự cố nhanh chóng. Tự động hóa SOC tích hợp với các giải pháp bảo mật khác bằng API.
Các SIEM mới, mang đến các tính năng ấn tượng như:
- Phân tích hành vi người dùng và thực thể UEBA vượt xa các quy tắc và mối tương quan. Từ đó giúp phát hiện các mối đe dọa có chủ đích và hành động gian lận.
- Điều phối bảo mật và ứng phó tự động hóa SOAR
Và các khả năng nâng cao như:
- Xác định mối đe dọa phức tạp
- Phát hiện các mối đe dọa mà không có quy tắc hoặc dấu hiệu
- SIEM có thể phát hiện chuyển động ngang
- Phản hồi sự cố tự động nhanh chóng.
Lợi ích của SIEM trong doanh nghiệp là gì?
Sử dụng SIEM mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích quan trọng cho bảo mật thông tin và quản lý rủi ro. Điển hình như:
- Phát hiện sự cố bảo mật, lỗ hổng nhanh chóng
- Giảm thiểu rủi ro và bảo mật dữ liệu, từ đó giảm thiệt hại từ việc mất mát thông tin quan trọng
- Cảnh báo và báo cáo chi tiết về các sự kiện quan trọng và hoạt động bảo mật, để đưa ra các giải pháp
- Quản lý sự cố hiệu quả thông qua các công cụ hiệu quả để điều tra, phân tích mức độ nguy hiểm của các sự cố, từ đó có giải pháp phản ứng lại nhanh chóng.
- SIEM giúp tổ chức duy trì tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc bảo mật thông qua theo dõi, báo cáo hoạt động của mạng và hệ thống.
- SIEM giúp theo dõi hoạt động truy cập và đảm bảo chỉ những người được ủy quyền mới có thể truy cập tài nguyên.
- Tối ưu hóa hiệu suất hệ thống, mạng, giảm thiểu các tác động tiêu cực
- SIEM cung cấp dữ liệu thông tin quan trọng để hỗ trợ quá trình phục hồi và phản ứng sau sự cố.
- SIEM giúp nâng cao nhận thức về bảo mật trong tổ chức
- Tiết kiệm chi phí và nguồn lực cho tổ chức thông qua việc tự động hóa quá trình thu thập, phân tích, và báo cáo sự kiện bảo mật.
Tóm lại, SIEM vừa giúp phát hiện các mối đe dọa và vừa giúp tăng cường khả năng quản lý rủi ro, tuân thủ bảo mật trong hệ thống của doanh nghiệp.
Thách thức nào khi triển khai SIEM
Mặc dù SIEM mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc triển khai cũng đối mặt với khá nhiều sự thách thức như:
- Triển khai phức tạp do yêu cầu tích hợp với nhiều nguồn dữ liệu, hệ thống khác nhau.
- SIEM có thể sinh ra lượng lớn thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, phải xử lý và quản lý dữ liệu để tránh gây quá tải hệ thống.
- Dữ liệu thu thập từ nhiều nguồn làm tăng độ phức tạp trong việc đồng bộ và chuẩn hóa,
- Độ chính xác của cảnh báo có thể ảnh hưởng khi có nhiều cảnh báo giả mạo hoặc thiếu sót.
- Việc triển khai và duy trì SIEM đòi hỏi một nguồn lực và kinh phí đáng kể.
- Việc xử lý sự kiện ngay lập tức là thách thức của SIEM
- Yêu cầu nhân sự chuyên môn cao để triển khai và quản lý SIEM hiệu quả.
- Có thể gặp khó khăn trong việc tích hợp SIEM với các ứng dụng có sẵn khác trong tổ chức.
- …
Do đó, để triển khai SIEM, doanh nghiệp cần cân nhắc những điều này để đảm bảo hiệu suất và hiệu quả hoạt động của hệ thống.
SIEM có thể phát hiện các mối đe dọa nào?
SIEM là công nghệ giúp phân tích và phát hiện các mối đe dọa về bảo mật trong hệ thống. Điển hình là các loại sau:
- Các hoạt động xâm nhập mạng bất thường
- Tấn công DoS
- Các hoạt động không hợp lệ trên hệ thống
- Các loại tấn công Malware và Ransomware
- Sử dụng không đúng quyền
- Phishing và Social Engineering
- Các hoạt động thất thoát dữ liệu
- Sử dụng đăng nhập giả mạo
- Các sự kiện không bình thường
- Tấn công từ bên trong, nội bộ của tổ chức.
Kết luận
Trên đây là tất cả các thông tin mà LANIT muốn chia sẻ đến bạn về chủ đề SIEM là gì? Lợi ích của SIEM trong doanh nghiệp, Tính năng và các loại mối đe dọa mà SIEM có thể phát hiện. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn khi mua VPS tặng Firewall chống DDoS mạnh mẽ của LANIT, liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết!