Certificate signing request là gì?
CSR (Certificate Signing Request) là một tệp mã hóa chứa thông tin về trang web, dịch vụ, tổ chức và tên miền của bạn. Thông tin này được sử dụng để yêu cầu tạo một chứng chỉ SSL/TLS từ một Tổ chức Chứng chỉ (CA). Chứng chỉ SSL/TLS này sau đó được sử dụng để mã hóa dữ liệu truyền tải giữa trình duyệt của người dùng và máy chủ, đảm bảo tính bảo mật và an toàn cho thông tin cá nhân và dữ liệu. Ngoài ra, trong tệp CSR còn chứa khóa công khai và chữ ký, giúp xác minh danh tính của bạn và đảm bảo tính xác thực cho quá trình tạo chứng chỉ SSL/TLS.
CSR bao gồm những thông tin gì?
Một CSR (Certificate Signing Request) bao gồm những thông tin như sau:
Thông tin về doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp.
- Thành phố, bang, và quốc gia của doanh nghiệp.
- Địa chỉ email sử dụng trong doanh nghiệp.
- Tên miền của trang web (ví dụ: example.com) và tất cả các tên miền con (subdomain) bạn muốn bảo vệ bằng chứng chỉ SSL/TLS.
Khóa công khai (Public Key)
Một khóa công khai (public key) được sử dụng để mã hóa dữ liệu gửi từ người dùng đến máy chủ. Public key này được bao gồm trong CSR để chứng minh rằng bạn có quyền kiểm soát tên miền và khóa.
Loại và độ dài khóa (Key Type and Length)
- Loại khóa bạn đang sử dụng, chẳng hạn như RSA hoặc DSA.
- Độ dài của khóa, thường được đo bằng bit. Độ dài khóa ảnh hưởng đến độ bảo mật của mã hóa. Ví dụ, 2048-bit, 3072-bit, hoặc 4096-bit.
Thông tin này trong CSR sẽ được sử dụng để xác minh danh tính của bạn và tạo chứng chỉ SSL/TLS. Quá trình xác minh này giúp đảm bảo rằng bạn có quyền kiểm soát tên miền và thông tin mà bạn muốn bảo vệ bằng chứng chỉ, đồng thời tạo ra một kết nối bảo mật giữa trình duyệt của người dùng và máy chủ.
Chủ đề liên quan: Chứng Chỉ Wildcard SSL là gì? Tìm Hiểu Từ A – Z
Cơ sở mã hóa trong Certificate Signing Request (CSR)
Một Certificate signing request (CSR) thường được mã hóa bằng chuẩn Base-64 – một định dạng tiêu chuẩn giúp thể diện dữ liệu nhị phân dưới dạng văn bản ASCII. Khi CSR được mã hóa theo chuẩn Base-64, nó sẽ có dạng là một chuỗi dài các ký tự ngẫu nhiên. Trong đó
- Base-64 là gì?
Base-64 là một định dạng mã hóa tiêu chuẩn được sử dụng để chuyển đổi dữ liệu nhị phân thành dạng văn bản ASCII. Định dạng này giúp dữ liệu nhị phân trở thành dạng đọc được, để có thể dễ dàng truyền tải qua internet. Khi tạo CSR, bạn cần mã hóa nó bằng Base-64 để CA ( cơ quan chứng thực) có thể xử lý.
- ASCII là gì?
ASCII (American Standard Code for Information Interchange) là một hệ thống mã hóa ký tự tiêu chuẩn được sử dụng trong thế giới kỹ thuật số. Nó sẽ gán một số duy nhất cho mỗi ký tự trong bảng chữ cái và các ký tự khác.
Certificate signing request hoạt động như thế nào?
Quá trình hoạt động của certificate signing request(CSR) được diễn ra như sau:
Tạo key private
Khi bạn muốn tạo một CSR, trước tiên tạo ra một khóa bí mật. Khóa bí mật này là một chuỗi số ngẫu nhiên dùng để mã hóa và giải mã thông tin. Khóa bí mật này sẽ không được tiết lộ cho bất kỳ ai, và nó sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo mật thông tin của bạn.
Tạo key public
Từ khóa bí mật, bạn tính toán một khóa công khai tương ứng. Hai loại khóa này là một cặp, và chúng liên quan với nhau theo cách đặc biệt. Key public có thể được chia sẻ công khai với mọi người và nó được sử dụng để mã hóa dữ liệu mà chỉ khóa bí mật tương ứng mới có thể giải mã.
Tạo CSR
Sau khi có cặp key private và key public, lúc này bạn tạo CSR . Trong CSR, bạn cung cấp thông tin về doanh nghiệp, tên miền và khóa công khai của bạn. Thông tin này sẽ được sử dụng để xác minh bạn là chủ sở hữu hợp pháp của tên miền và yêu cầu trong chứng chỉ SSL/TLS.
Nộp cho Certificate Authority (CA)
Sau khi tạo CSR, bạn sẽ nộp cho Certificate Authority (CA) – một tổ chức có thẩm quyền cấp chứng chỉ SSL. CA sẽ kiểm tra thông tin trong CSR và xác minh tính hợp lệ của bạn và tên miền. Sau khi xác minh thành công, CA sẽ tạo ra chứng chỉ SSL/TLS bao gồm thông tin về bạn và tên miền của bạn.
Cài Đặt Chứng Chỉ SSL
Khi bạn nhận được chứng chỉ SSL từ CA, lúc này bạn cần cài đặt nó trên máy chủ của bạn. Quá trình này bao gồm sao chép tệp chứng chỉ và key private tương ứng lên máy chủ. Tiếp theo, bạn phải cấu hình máy chủ để sử dụng chứng chỉ. Cách cấu hình này sẽ khác nhau phụ thuộc vào loại máy chủ và phần mềm bạn đang sử dụng.
Hướng dẫn tạo CSR online miễn phí chi tiết
Tạo CSR (Certificate Signing Request) trực tuyến miễn phí là một cách tiện lợi để yêu cầu chứng chỉ SSL/TLS cho trang web của bạn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách tạo CSR miễn phí trực tuyến:
Bước 1: Truy cập trang web tạo CSR miễn phí
Mở trình duyệt web và truy cập vào trang web cung cấp dịch vụ tạo CSR miễn phí. Ví dụ: Csrgenerator.Com.
Bước 2: Điền thông tin yêu cầu CSR
Trang web sẽ yêu cầu bạn điền các thông tin cần thiết để tạo CSR. Thông tin sẽ bao gồm:
- Quốc gia: Mã quốc gia (VD: VN, US, …)
- Thành phố: Tên thành phố của bạn
- Tên công ty: Tên công ty hoặc tổ chức của bạn
- Đơn vị công ty: Phòng ban hoặc đơn vị của công ty
- Tên miền cần mã hóa SSL: Tên miền mà bạn muốn áp dụng chứng chỉ SSL
- Email quản lý: Địa chỉ email của người quản lý
Bước 3: Tạo khóa bí mật (Private Key)
Trang web sẽ tự động tạo khóa bí mật cho bạn. Bạn hãy lưu giữ khóa này một cách an toàn, vì nó sẽ được sử dụng để giải mã dữ liệu.
Bước 4: Tạo CSR
Sau khi điền thông tin, trang web sẽ tự động tạo CSR dựa trên thông tin bạn cung cấp và khóa bí mật. CSR có dạng như sau:
Bước 5: Lưu trữ CSR
Khi bạn gửi yêu cầu cấp chứng chỉ tới một Certificate Authority (CA) thông tin sẽ được sao chép và lưu trữ cùng với key private
Bước 6: Gửi yêu cầu CSR cho CA
Tiếp theo, bạn có thể yêu cầu cấp chứng chỉ SSL từ một CA. Trong yêu cầu đó, bạn sẽ cung cấp CSR và thông tin để xác minh tính hợp lệ của bạn và tên miền của bạn.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của LANIT về certificate signing request. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay gặp khó khăn nào trong quá trình tạo CSR Miễn Phí hãy liên hệ LANIT để nhận tư vấn tốt nhất!
Hoặc nếu anh chị có nhu cầu mua SSL giá rẻ có thể inbox LANIT để nhận tư vấn, báo giá tốt nhất!
Xin cảm ơn!