Chứng Chỉ Wildcard SSL là gì? So sánh Wildcard SSL và SAN SSL

Chứng chỉ SSL Wildcard đã ra đời như một công cụ mạnh mẽ để bảo vệ và đơn giản hóa quá trình bảo mật cho các tên miền con và ứng dụng trực tuyến. Vậy wildcard ssl là gì? Ưu nhược điểm của Wildcard SSL như thế nào? Hãy cùng LANIT theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Wildcard SSL là gì?

Wildcard SSL chứng chỉ SSL/TLS đặc biệt, được sử dụng để bảo mật cả tên miền chính (domain) và nhiều tên miền phụ (subdomain) trong một trang web. Thay vì cần mua và cấu hình nhiều chứng chỉ riêng biệt cho từng tên miền phụ, Wildcard SSL cho phép sử dụng một chứng chỉ duy nhất để bảo mật toàn bộ các tên miền phụ.

Wildcard SSL là gì?
Wildcard SSL là gì?

Wildcard SSL giúp giảm bớt công việc quản lý các chứng chỉ khác nhau cho từng tên miền con. Tuy nhiên, điều này cũng đi kèm với rủi ro bảo mật và quản lý, như khả năng bị tấn công nếu khóa riêng tư bị đánh cắp hoặc việc quản lý các tên miền con gặp vấn đề có thể sẽ trở nên phức tạp hơn.

Quan tâm: TLS Handshake là gì? Tìm hiểu cách triển khai TLS Handshake

Ưu nhược điểm của Wildcard SSL

Dưới đây là những ưu và nhược điểm của Wildcard SSL mà bạn có thể tham khảo:

Đánh giá ưu & nhược điểm của Wildcard SSL
Đánh giá ưu & nhược điểm của Wildcard SSL

Ưu điểm của wildcard ssl

Chứng chỉ Wildcard SSL mang lại nhiều lợi ích đáng chú ý như sau:

  • Bảo mật một cách toàn diện: Wildcard SSL cho phép bạn bảo mật cả tên miền chính và tất cả các tên miền con liên quan. Điều này đảm bảo rằng những thông tin truyền tải giữa trình duyệt của người dùng và máy chủ đều được mã hóa an toàn và bảo mật tuyệt đối.
  • Mở rộng linh hoạt: Với Wildcard SSL, bạn có thể dễ dàng thêm các tên miền con mới mà không cần phải mua và cấu hình những chứng chỉ mới.Giúp bạn việc mở rộng trang web hoặc ứng dụng được tối ưu và thực hiện một cách nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.
  • Tiết kiệm chi phí: Việc mua nhiều chứng chỉ riêng lẻ cho từng tên miền con tốn rất nhiều chi phí, khi sử dụng Wildcard SSL bạn sẽ tối ưu được chi phí thấp và tiết kiệm nguồn tài nguyên hơn rất nhiều.
  • Ổn định và tiện lợi cho doanh nghiệp lớn: Chứng chỉ Wildcard SSL phù hợp đối với các tổ chức có nhiều tên miền con giúp duy trì tính ổn định và tiện lợi trong việc quản lý bảo mật trang web và dịch vụ.

Nhược điểm của wildcard ssl

Dưới đây là những nhược điểm của chứng chỉ Wildcard SSL bao gồm:

  • Hạn chế về phạm vi: Wildcard SSL chỉ áp dụng cho các tên miền con ở mức thấp hơn, không bao gồm các tên miền con ở mức con của mức con ( ví dụ: subdomain.subdomain.example.com). Nếu bạn có các tên miền con ở mức cao hơn, việc sử dụng chứng chỉ Wildcard SSL sẽ hoàn toàn không phù hợp, và bạn sẽ cần phải mua các chứng chỉ SSL riêng lẻ cho từng tên miền con đó.
  • Nguy cơ xâm nhập, tấn công: Nếu một tên miền con bị xâm nhập hoặc bị tấn công  thì rất có thể chứng chỉ SSL Wildcard sẽ bị đánh cắp và tất cả các tên miền con khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Sử dụng Wildcard SSL có thể tạo ra mức độ nguy cơ lớn đối với bảo mật toàn diện của hệ thống.
  • Khó khăn trong việc quản lý: Nếu việc quản lý chứng chỉ  Wildcard SS không được thực hiện một cách cẩn thận, trong quá trình sử dụng có thể dẫn đến các vấn đề về bảo mật và hoạt động không ổn định.

Trường hợp nào phù hợp sử dụng Wildcard SSL?

Dưới đây là những trường hợp phù hợp trong việc sử dụng Wildcard SSL như sau:

  • Trang web với nhiều tên miền con: Sử dụng chứng chỉ Wildcard SSL sẽ bảo vệ tất cả các tên miền con này bằng một chứng chỉ SSL duy nhất. Ví dụ: Trong trường hợp trang web của bạn bao gồm nhiều tên miền con như blog.example.com, shop.example.com, support.example.com. 
  • Phát triển ứng dụng với nhiều tên miền con: Khi bạn đang phát triển ứng dụng với nhiều tên miền con như api.example.com, app.example.com, admin.example.com, việc sử dụng Wildcard SSL sẽ giúp đảm bảo tính bảo mật và bảo vệ dữ liệu giữa các tên miền con.
  • Dịch vụ lưu trữ nhiều tên miền con: Trong trường hợp bạn cung cấp dịch vụ lưu trữ cho phép khách hàng tạo và quản lý nhiều tên miền con dưới một tên miền chung, Wildcard SSL giúp bảo mật và quản lý toàn bộ hệ thống các tên miền con của khách hàng.
  • Trang web thương mại điện tử: Khi bạn điều hành một trang web thương mại điện tử với nhiều tên miền con cho các trang sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán, việc sử dụng Wildcard SSL sẽ đảm bảo tính bảo mật và xây dựng sự tin tưởng khi khách hàng trong quá trình  thực hiện giao dịch trực tuyến.
  • Hệ thống phân phối nội dung (CDN): Chứng chỉ Wildcard SSL cũng được áp dụng để bảo vệ nội dung trong các hệ thống phân phối nội dung. Khi sử dụng hệ thống CDN để cung cấp nội dung cho nhiều tên miền con, việc cài đặt Wildcard SSL đảm bảo tính bảo mật cho toàn bộ hệ thống CDN.

Cách Wildcard SSL hoạt động như thế nào?

Wildcard SSL hoạt động bằng cách sử dụng ký tự đặc biệt “*” (dấu sao) để thể hiện cho bất kỳ ký tự hoặc chuỗi ký tự nào trong một tên miền con. Quá trình hoạt động của Wildcard SSL theo các bước dưới đây:

Cách Wildcard SSL hoạt động như thế nào?
Cách Wildcard SSL hoạt động như thế nào?

Bước 1: Yêu cầu truy cập

Khi người dùng truy cập vào một trang web bằng cách sử dụng một tên miền con (ví dụ: “mail.example.com”), trình duyệt của họ sẽ tạo một yêu cầu truy cập gửi đến máy chủ.

Bước 2: Kiểm tra chứng chỉ

Sau khi máy chủ nhận yêu cầu truy cập và kiểm tra chứng chỉ SSL. Tiếp theo, máy chủ sẽ kiểm tra xem chứng chỉ SSL đó có hợp lệ không.Trong trường hợp Wildcard SSL, chứng chỉ này được cấu hình với ký tự “” ở phần tên miền con, ví dụ “.example.com”.

Bước 3: Xác minh Wildcard

Máy chủ so sánh yêu cầu truy cập với thông tin trong chứng chỉ SSL Wildcard. Nếu yêu cầu khớp với mẫu được xác định bởi Wildcard, ví dụ “mail.example.com” khớp với “*.example.com”, thì chứng chỉ SSL được xem là hợp lệ.

Bước 4: Mã hóa dữ liệu

Nếu chứng chỉ SSL hợp lệ, máy chủ sẽ tiến hành mã hóa dữ liệu truyền tải giữa trình duyệt và máy chủ.  Dữ liệu truyền tải giữa trình duyệt và máy chủ sẽ được mã hóa bằng cách sử dụng mã hóa SSL, đảm bảo rằng thông tin không thể bị đọc hay đánh cắp được khi đi qua mạng.

Mua SSL ở đâu uy tín nhất hiện nay?

Bạn đang tìm kiếm nơi mua chứng chỉ SSL để bảo vệ dữ liệu trang web  của bạn? Trên thị trường hiện nay đang xuất hiện ngập tràn các nhà cung cấp chứng chỉ Wildcard SSL. Nhưng để đảm bảo sự chất lượng và dịch vụ chăm sóc tận tâm, bạn nên hãy tìm kiếm nơi mà danh tiếng thực sự đáng tin cậy.

Với kinh nghiệm lâu năm và sự chuyên nghiệp, LANIT cung cấp những chứng chỉ SSL đáng tin cậy từ chứng chỉ cá nhân cho các trang web riêng tư cho đến các chứng chỉ doanh nghiệp phức tạp hơn. Đến với chúng tôi, bạn sẽ không chỉ nhận được sự bảo mật vượt trội mà còn được hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ chăm sóc khách hàng 24/7 của chúng tôi, luôn luôn sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề mà bạn có thể gặp phải.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của LANIT về wildcard ssl là gì. Wildcard SSL không chỉ đơn thuần là một chứng chỉ bảo mật, mà còn là một giải pháp mạnh mẽ giúp tối ưu hóa việc quản lý bảo mật cho nhiều tên miền con. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ LANIT để nhận hỗ trợ ngay lập tức!

Anh chị có nhu cầu mua SSL inbox đội ngũ LANIT. Chúng tôi cam kết mang tới Quý khách hàng dịch vụ chất lượng với chi phí tốt nhất thị trường. 

Chúc bạn một ngày mới vui vẻ!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!