DRM là gì? Lợi Ích và Cách Thức Hoạt Động của DRM

DRM là công nghệ quản lý, kiểm soát và bảo mật dữ liệu có bản quyền khỏi những người dùng trái phép. Vậy DRM mang lại lợi ích gì? hoạt động ra sao? Theo dõi bài viết sau của LANIT nhé!

DRM là gì?

DRM (Digital Rights Management) là công nghệ quản lý, kiểm soát quyền truy cập vào tài liệu có bản quyền. Mục đích chính để bảo vệ quyền của chủ sở hữu bản quyền và ngăn chặn việc sử dụng và sửa đổi nội dung có bản quyền trái phép.

Nói dễ hiểu hơn, DRM trao cho các tác giả hay nhà xuất bảo nhiều quyền hơn với những gì mà họ tạo ra và không bị xâm phạm bởi bên khác. Giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của người sáng tạo. Mặc dù, DRM không thể phát hiện ra những ai khai thác bản quyền trái phép nhưng chúng khiến cho những kẻ khai thác khó đánh cắp và sao chép nội dung hơn.

DRM là gì? Lợi Ích và Cách Thức Hoạt Động của DRM
DRM là gì?

DRM có vai trò quan trọng trong thời đại số như hiện nay, khi mà tình trạng vi phạm bản quyền trực tuyến ngày càng nhiều. DRM giúp các công ty/doanh nghiệp bảo vệ mình khỏi những thách thức về an ninh mạng như bảo vệ dữ liệu khách hàng, thông tin nhạy cảm khỏi việc truy cập, sử dụng và phân phối trái phép bằng cách áp dụng các quy tắc cho thông tin được phân phối trong các tài liệu Online.

DRM hoạt động ra sao?

Quản lý bản quyền kỹ thuật số DRM hoạt động bằng cách xây dựng các rào cản để ngăn chặn truy cập, chỉnh sửa và tải xuống tài liệu trái phép. Nó đảm bảo quyền truy cập hợp pháp dựa trên các phương pháp sau:

  • Kiểm soát truy cập: Với DRM, các doanh nghiệp có thể đặt giới hạn loại và số lượng người dùng có quyền truy cập vào nội dung. Phần mềm DRM sử dụng xác thực truy cập như tên người dùng, mật khẩu, mã và chứng nhận kỹ thuật số để lọc các truy cập trái phép.
  • Giới hạn vị trí địa lý: Thông qua địa chỉ IP, DRM có thể hạn chế quyền truy cập từ bên ngoài vào ranh giới địa lý cụ thể trên toàn cầu hoặc trên thiết bị cụ thể.
  • Thực thi quyền kỹ thuật số: DRM tìm cách thực thi các quyền kỹ thuật số và chính sách sử dụng từ chủ sở hữu để đảm bảo tính toàn vẹn của nội dung bản quyền trong các điều kiện đã đặt ra.
  • Quản lý cấp phép và phân phối lại: Phân phối lại nội dung được bảo vệ là việc làm phi đạo đức và vi phạm pháp luật. DRM đảm bảo các hành vi sao chép hoặc phân phối lại đều được thực hiện cấp phép hợp lệ.
  • Mã hóa nội dung: Các phần mềm DRM đều mã hóa nội dung để làm cho nội dung không thể đọc được trên các thiết bị, không được phép hoặc không có mã truy cập hoặc quyền hạn hợp lệ.
DRM hoạt động ra sao?
DRM hoạt động ra sao?
  • Chèn hình mờ: DRM có thể nhúng các mã định danh duy nhất vào nội dung được bảo vệ để duy trì quyền sở hữu và ngăn chặn việc phân phối trái phép dưới tên hoặc thương hiệu khác
  • Theo dõi sử dụng: Khung DRM cũng theo dõi việc sử dụng, chia sẻ quyền truy cập vào nội dung, cung cấp phản hồi về hành vi của người dùng và hạn chế việc chia sẻ nội dung trái phép.

Lợi ích khi sử dụng DRM

Quy định bảo vệ dữ liệu có lợi cho cả cá nhân và doanh nghiêp, bên cạnh việc bảo vệ bản quyền tác giả, nó còn mang đến nhiều lợi ích như:

  • Giúp các tổ chức quản lý dữ liệu bí mật, bảo vệ quyền riêng tư và các tài liệu nhạy cảm của khách hàng, nhân sự.
  • Công cụ DRM giúp các nhà thiết kế, sáng tạo bảo vệ thành quả của mình, chỉ người dùng có trả phí mới được xem và sử dụng nội dung.
  • Công nghệ DRM giáo dục các công ty và cá nhân tầm quan trọng của bản quyền bằng cách chỉ ra những gì người dùng có thể và không thể làm với nội dung có bản quyền.
  • DRM giúp cá nhân bảo vệ bản quyền với tài sản phương tiện truyền thông của họ và ngăn chặn những kẻ xấu sao chép, thay đổi và sử dụng nội dung như của riêng họ.
  • Hạn chế quyền truy cập dựa vào những giới hạn mà tác giả đã đặt ra với người dùng.

Những hạn chế khi nội dung có DRM

Mặc dù, công nghệ DRM giúp bảo vệ bản quyền tác giả và hạn chế sao chép hoặc phân phối trái phép nhưng nó có một số hạn chế với người dùng như sau:

  • Người dùng sẽ không thực sự sở hữu nội dung có DRM mà chỉ có quyền sử dụng nó trong một thời gian nhất định hoặc trong một số điều kiện nhất định.
  • Nội dung có DRM thường bị giới hạn ở một số thiết bị nhất định
  • DRM sẽ ngăn cản hành động chia sẻ nội dung với người khác
  • Người dùng không thể sao lưu nội dung có DRM, nếu bạn bị mất thiết bị hoặc nội dung việc khôi phục cũng phức tạp.
  • Nếu bạn thay đổi thiết bị hoặc hệ điều hành, nội dung có DRM có thể không còn hoạt động nữa.
  • Việc phải tuân thủ các quy tắc và giới hạn do DRM đặt ra khiến cho việc trải nghiệm của người dùng giảm, gây bất tiện cho họ khi sử dụng.

Những điều này khiến cho người dùng cảm thấy khó chịu khi họ đã chi ra số tiền để mua sản phẩm nhưng không có quyền kiểm soát nó hoàn toàn.

Lời kết

Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về DRM – một phần mềm quản lý, kiểm soát bản quyền tác giả, nó được sử dụng phổ biến ở nhiều nền tảng nổi tiếng như Google Play, Spotify, Netflix, Amazon Kindle,…để quản lý và bảo vệ nội dung số, tránh bị sao chép, đánh cắp sử dụng trái phép. Mặc dù giải pháp này gây nhiều bất tiện cho người mua nhưng nó vẫn được nhiều đơn vị lựa chọn bởi tính khắt khe của nó, đảm bảo các điều kiện để vấn đề tác quyền tránh bị xâm phạm.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!