Tác dụng của việc kiểm tra hiệu suất ổ cứng SSD trên Win 10, 11
Ổ cứng SSD là loại ổ cứng thể rắn có tác dụng lưu trữ dữ liệu với tốc độ truy xuất nhanh chóng, cải tiến hơn so với ổ cứng HDD trước đó. Hiện nay, Ổ cứng SSD trở thành lựa chọn của đại đa số khi sở hữu nhiều ưu điểm về tốc độ truy cập dữ liệu, thiết kế nhỏ gọn, khả năng chống sốc tốt, tiết kiệm năng lượng, không gây ồn, tuổi thọ cao,…Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, người dùng sẽ cảm thấy hiệu suất ổ SSD có phần chậm lại và có hiện tượng giật lag trong quá trình xử lý các tác vụ hàng ngày.
Do đó, bạn muốn kiểm tra hiệu suất ổ SSD trên máy tính như Window để biết được đó có phải là nguyên nhân gây ra các tình trạng của máy không. Cùng theo dõi tiếp nhé!
Kiểm tra hiệu suất ổ SSD trên Windows để đảm bảo SSD hoạt động ổn định và không có vấn đề gì ảnh hưởng đến hiệu suất hoặc tuổi thọ của nó. Điển hình như xác định được hiệu suất hoạt động trong thực tế của ổ so với thông số mà nhà cung cấp cho, để xem tối ưu hay không. Đồng thời, giúp phát hiện được sớm các vấn đề liên quan như Sector bị hỏng hay mức hao mòn của ổ, từ đó biết được thời gian sao lưu dữ liệu và thay thế nếu cần thiết.
Hiệu suất hoạt động của ổ SSD ảnh hưởng đến máy tính hoặc trò chơi. Nó là tác nhân gây ảnh hưởng đến thời gian khởi động máy tính, tốc độ truyền dữ liệu và băng thông của máy tính. Ổ cứng SSD tiêu chuẩn có thể đạt tốc độ lên tới 500 MB/s để thực hiện thao tác và ổ SSD NVME có thể hiển thị tốc độ lên tới 3.000 đến 3.500 MB/s.
Việc kiểm tra hiệu suất của ổ SSD hay còn gọi là kiểm tra tốc độ SSL với các yếu tố cơ bản như:
- SSD Throughput: Để đo tốc độ truyền dữ liệu của ổ đĩa
- Tốc độ đọc/ghi SSD: Để cho biết hiệu suất đầu vào và đầu ra của SSD
- Độ trễ của ổ SSD: Thông tin về thời gian phản hồi của ổ
- Ngoài ra, còn có ổ SSD 4K cùng 64 luồng dùng để đo tốc độ của ổ SSD
Những yếu tố trên đều ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của ổ SSD. Nếu bạn muốn kiểm tra và duy trì hiệu suất SSD, hãy theo dõi phần tiếp theo của chúng tôi để biết được 3 cách kiểm tra hiệu suất của ổ SSD trên Win 10/11.
Xem thêm: Ổ Cứng SATA là gì? Ưu & Nhược Điểm của ổ SATA so với ổ SSD
Gợi ý 3 cách kiểm tra hiệu suất ổ cứng SSD trên Win 10/11
Cách 1: Kiểm tra hiệu suất ổ SSD qua CMD
Command prompt (CMD) là tiện ích được tích hợp sẵn trong những máy tính chạy hệ điều hành Windows và là một công cụ hữu ích để kiểm tra hiệu suất ổ cứng SSD của bạn. Sau đây là các bước thực hiện chi tiết:
Bước 1: Nhấn Windows, nhấp vào thanh tìm kiếm và gõ Command Promt.
Bước 2: Nhấp vào tùy chọn Run as administrator
Bước 3. Copy Paste hoặc gõ dòng lệnh sau để kiểm tra tốc độ ổ SSD và nhấn Enter
winat disk -drive c
Trong đó: C là ký tự ổ đĩa. Bạn có thể thay bằng một ký tự ổ đĩa khác mà bạn muốn kiểm tra.
Bước 4: Chờ xem kết quả chi tiết. Khi kết thúc, bạn sẽ thấy kết quả về số liệu tốc độ đọc và ghi của ổ SSD.
Cách 2: Kiểm tra hiệu suất tốc độ ổ SSD qua CrystalDiskMark
CrystalDiskMark là tiện ích hữu dụng dùng để kiểm tra hiệu suất tốc độ đọc và ghi của máy tính Window 10/11 và chuẩn đoán các vấn đề. Ứng dụng này cho phép kiểm tra toàn bộ thiết bị bao gồm ổ đĩa ngoài, HDD, SSD,….Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ với thuật ngữ và chức năng của nó.
Sau đây là các bước giúp bạn kiểm tra hiệu suất ổ SSD thông qua ứng dụng CrystalDiskMark
- Bước 1: Download và mở CrystalDiskMark
- Bước 2: Chọn số lần chạy, dung lượng kiểm tra và ổ đĩa cần kiểm tra.
- Bước 3: Chọn All để kiểm tra hiệu suất ổ SSD trên Windows
Cách 3: Kiểm tra hiệu suất của ổ SSD thông qua Disk Master
Disk Master là tool check hiệu suất ổ SSD hiệu quả được nhiều người lựa chọn hiện nay. Ứng dụng này tương thích với nhiều phiên bản của Window và có giao diện đơn giản, dễ sử dụng.
Disk Master cho phép bạn thực hiện các cuộc kiểm tra hiệu suất ổ SSD một cách chuẩn xác, nhanh chóng. Thống kê thời gian đọc – ghi của ổ SSD qua tính năng Disk Master.
Bước 1: Khởi chạy Disk Master
Bước 2. Chọn thông tin ở drop-down box gồm ổ bạn muốn, dữ liệu kiểm tra và kích thước khối
Bước 3. Chọn “Start” để bắt đầu kiểm tra. Bạn có thể thấy Sequential hoặc Random read/tốc độ ghi của ổ, I/O, và Delay data
Đây được đánh giá là ứng dụng quản lý ổ đĩa tinh vi với nhiều tính năng đi kèm như:
- Format ổ cứng SSD mới
- Chuyển đổi OS sang SSD
- Kiểm tra độ bền của ổ SSD
- Kiểm tra hiệu năng M2 của ổ SSD
- Thay đổi kích thước hoặc xóa phân vùng trên ổ SSD
- Phân tích dung lượng ổ đĩa SSD trên Windows
- …
Việc cần làm sau khi kiểm tra hiệu suất ổ SSD trên Win 10/11
Với một trong 3 cách trên bạn có thể kiểm tra chuẩn xác hiệu suất hoạt động của ổ SSD trên Win 10/11. Nếu nhận thấy tốc độ độc ghi của ổ cứng đang yếu bạn có thể dùng một số cách để cải thiện hiệu suất của ổ. Điển hình như:
- Mở rộng phân vùng ổ cứng để có thêm không gian lưu trữ
- Kiểm tra hỗ trợ Trim
- Tối ưu hóa ổ SSD
- Chọn chế độ sử dụng hiệu suất cao hơn
- Nâng cấp chương trình firmware SSD
Kết luận
Trên đây là 3 cách để kiểm tra hiệu suất ổ cứng SSD mà LANIT muốn chia sẻ đến bạn đọc. Với những cách trên, bạn có thể kiểm tra và tối ưu hiệu suất ổ cứng SSD để sử dụng máy tính Windows mượt mà hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng cách này để kiểm tra hiệu suất ổ cứng SSD trên VPS khi thuê VPS. Nếu bạn đang có nhu cầu Thuê Vps Giá Rẻ, Thuê máy chủ vật lý, Hosting của LANIT, liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết nhất nhé!