Load Balancer là gì? Load balancing là gì? Phân Loại và Cách Hoạt Động

Load Balancer là gì?  Load balancing là gì? Mỗi một hệ thống mạng máy tính sẽ phục vụ cho nhu cầu của rất nhiều người dùng khác nhau nên khối lượng các Requests được trả về hệ thống cũng cực kỳ khổng lồ. Lúc này cần dựa vào Load Balancer. Cùng LANIT tìm hiểu Load Balancer là gì? phương thức hoạt động của Load Balancer là gì? Cùng theo dõi nhé!

Load Balancer là gì?

Load Balancer ví như là thành phần quan trọng của cơ sở hệ thống hạ tầng mạng. Nó thường dùng để cải thiện hiệu suất làm việc của mạng máy tính bằng cách phân phối các nguồn tài nguyên thật đồng đều.  

Load Balancer là gì? Có nên sử dụng Load Balancer?
Load Balancer là gì?

Ngoài ra, nó còn được dùng để gia tăng độ tin cậy của các website, ứng dụng, cơ sở dữ liệu và nhiều dịch vụ khác có trong hệ thống. Nó giúp cho các máy chủ ảo có được khả năng hoạt động đồng bộ theo cách hiệu quả nhất.

Load Balancing là gì? Đây là một kỹ thuật được sử dụng để phân phối lưu lượng mạng trên một nhóm máy chủ được gọi là nhóm máy chủ. Nó tối ưu hóa hiệu suất, độ tin cậy và dung lượng mạng, giảm độ trễ do nhu cầu được phân bổ đồng đều giữa nhiều máy chủ và tài nguyên máy tính.

Khi nào nên sử dụng Load Balancer?

Load Balancer được khuyên dùng trong trường hợp các user muốn triển khai từ 2 Cloud Server trở lên trên website của mình. Bởi khi này hệ thống cân bằng tải sẽ giúp cho mọi người sở hữu nhiều địa chỉ Cloud Server cùng một lúc mà không làm phức tạp thêm quá trình quản trị, triển khai và bảo trì hệ thống mạng.

Qua đó, Load Balancer sẽ giúp cho quản trị viên quản lý hệ thống mạng hiệu quả hơn mà không cần phải có chuyên môn kỹ thuật cao. Đồng thời nó còn giúp người dùng giảm thiểu được chi phí quản trị mạng.

Các bước cài đặt Load Balancer chi tiết nhất

Để có thể ứng dụng Load Balancer cho hệ thống mạng máy tính của mình, bạn cần phải tiến hành cài đặt phần mềm theo đúng quy trình kỹ thuật. Vậy các bước cài đặt Load Balancer là gì? Nó được thực hiện như thế nào? Hãy cùng LANIT tìm hiểu nhé:

  • Bước 1: Dùng quyền Admin của mình truy cập vào Management Console thông qua địa chỉ website: https://aws.amazon.com/console/. Sau đó tiếp tục chọn tab EC2.
Các bước cài đặt Load Balancer chi tiết nhất
Các bước cài đặt Load Balancer chi tiết nhất
  • Bước 2: Khi cửa sổ mới hiện ra, mọi người hãy tiếp tục tìm kiếm tab Load Balancing và chọn Load Balancer nhé.
Các bước cài đặt Load Balancer chi tiết nhất
Các bước cài đặt Load Balancer chi tiết nhất
  • Bước 3: Tiếp tục nhấn nút lệnh Create Load Balancer rồi chờ trong vài giây sẽ thấy giao diện mới hiện ra.
  • Bước 4: Đến đây, bạn chỉ việc chọn type cho hệ thống cân bằng tải sao cho phù hợp với mục đích sử dụng riêng của mình. Còn nếu mọi người muốn tìm hiểu thêm về các type phân loại này, thì hãy Click vào chữ Learn More nhé.
Load Balancer là gì? Có nên sử dụng Load Balancer?
Các bước cài đặt Load Balancer chi tiết nhất

Nguyên lý hoạt động của Load Balancer

Phương thức hoạt động của Load Balancer
Phương thức hoạt động của Load Balancer

Load Balancer có phương thức hoạt động dựa trên cách thức tương tác giữa User và Database Server. Chi tiết như sau:

  • Đầu tiên, khi máy chủ bị down hay không thể xử lý Request nhanh chóng, một Load Balancer sẽ được bổ sung vào hệ thống mạng máy tính. Theo đó, các User sẽ được tương tác trực tiếp với Load Balancer trong quá trình truy cập vào server máy chủ.
  • Kế đến, Load Balancer sẽ tiến hành kiểm tra kết nối giữa máy chủ với máy khách rồi chuyển kết nối đó đến một máy chủ có khả năng xử lý yêu cầu của User nhanh nhất. 
  • Cuối cùng là tất cả các yêu cầu của người dùng đều được hệ thống máy tính tiếp nhận và xử lý kịp thời bất chấp tình trạng máy chủ chính bị down hay đang trong tình trạng bị nghẽn mạng tạm thời.

Quan tâm: Dịch vụ Hosting giá rẻ tại LANIT – Cấu hình mạnh mẽ.

Các giao thức được Load Balancer xử lý 

Cùng với phương thức hoạt động thông minh của mình, Load Balancer có thể xử lý tốt rất nhiều loại giao thức khác nhau như:

  • HTTP Load Balancer: Đây là thành phần quản lý phân phối tải lưu lượng truy cập HTTP đến các máy chủ backend một cách cân bằng, giúp tăng khả năng chịu tải và hiệu suất của hệ thống web.
  • HTTPS Load Balancer: Thành phần này tương tự như HTTP Load Balancer nhưng được tối ưu hóa cho việc xử lý lưu lượng truy cập HTTPS, đảm bảo tính bảo mật và toàn vẹn dữ liệu thông qua mã hóa.
  • TCP Load Balancer: Load Balancer này có khả năng xử lý lưu lượng truy cập dựa trên giao thức TCP, phân phối cân bằng truy cập đến cụm cơ sở dữ liệu hoặc các ứng dụng không sử dụng giao thức HTTP hoặc HTTPS.
  • UDP Load Balancer: Thành phần này hỗ trợ phân phối lưu lượng truy cập dựa trên giao thức UDP, thường được sử dụng cho các ứng dụng như DNS và Syslogd, giúp cân bằng tải giữa các máy chủ backend.

Quan tâm: Thuê VPS giá Rẻ tại LANIT – Tốc độ vượt trội

Tại sao nên sử dụng Load Balancer ?

Sử dụng Load Balancer hiện được xem là giải pháp lý tưởng giúp người dùng triển khai website lên nhiều server khác nhau một cách hiệu quả nhất. Lý do là vì:

Tính sẵn sàng cao

Các Load Balancer luôn luôn khả dụng để tiếp nhận, xử lý và phản hồi lại các Request từ người dùng giúp các dịch vụ cung cấp không bị ảnh hưởng bởi tình trạng nghẽn mạng.

Có độ bảo mật tốt

Hiện nay, hầu hết các cơ sở dữ liệu đều được lưu trữ bên trong mạng Private cô lập của hệ thống máy chủ. Theo đó, Load Balancer được tích hợp sẵn sẽ hỗ trợ quá trình quản lý tập trung cấu hình SSL và hỗ trợ nó Offload nhanh chóng để CPU được giảm tải hiệu quả.

Tại sao nên sử dụng Load Balancer
Tại sao nên sử dụng Load Balancer

Cực kỳ linh hoạt

Cài đặt Load Balancer giúp quá trình bảo trì được diễn ra dễ dàng hơn rất nhiều. Bởi người dùng có thể điều hướng mọi Traffic đến một Server rồi thiết lập hệ thống cân bằng tải ở chế độ Active hoặc Passive tùy theo từng trường hợp. 

Điều này cũng đồng nghĩa rằng bạn có thể tiến hành bảo trì hệ thống cân bằng tải mà không cần có Downtimes đi kèm. Thay vào đó, bạn chỉ cần đảm bảo rằng có một Server vẫn đang hoạt động để duy trì tính sẵn sàng cao cho hệ thống là được.

Có khả năng mở rộng tối ưu

Load Balancer hỗ trợ hệ thống mạng máy tính thêm nhiều Server hơn vào nhóm vận hành để quá trình quản lý các Request được mở rộng tối đa. Nhất là khi bạn hoàn toàn có thể tăng số lượng Load Balancer khi cần thiết hoặc xóa bỏ các Server theo tỉ lệ Traffic và nhu cầu sử dụng của riêng mình.

Quan tâm: Thuê VPS giá Rẻ tại LANIT – Tốc độ vượt trội

Kết luận

Như vậy, trên đây, LANIT đã giải đáp rất chi tiết về Load Balancer là gì và tất cả các thông tin quan trọng có liên quan về phần mềm hệ thống. Đây quả thật là công cụ lý tưởng giúp người dùng xử lý nhanh lượng Request khủng được gửi về Server máy chủ. Bạn có thể thiết lập ngay Load Balancer theo hướng dẫn phía trên cho hệ thống mạng máy tính của mình ngay nhé!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!