Trang chủ » Topology là gì? Top 7 cấu trúc Topology thường gặp
Topology là gì? Top 7 cấu trúc Topology thường gặp
- 02/03/2023
- LANIT JSC
Topology ví như “chìa khóa đa năng” giúp nâng cao hiệu suất hoạt động của dữ liệu hệ thống mạng thông qua tự động hóa các thao tác sắp xếp và liên kết nút thông tin. Vậy Topology là gì? Hiện nay có những loại liên kết mạng phổ biến nào? Những ưu – nhược điểm? Hãy cùng LANIT tìm hiểu rõ hơn về Network Topology qua bài viết sau!
Topology là gì?
Topology là mô hình cấu trúc mạng, thể hiện rõ phần tử của phần cứng, cách sắp xếp của chúng. Cấu trúc liên kết mạng kết nối Nodes trong cùng một mạng lưới nhằm tối ưu hoạt động của hệ thống.
Cấu trúc mạng LAN (mạng vật lý) được chia thành nhiều loại. Trong đó, mỗi cấu trúc sẽ sở hữu cấu hình của từng Nodes khác nhau. Cấu trúc mạng lý tưởng dành cho doanh nghiệp sẽ không cần dựa vào quy mô, chi phí đầu tư và mục đích sử dụng.
Dựa vào sơ đồ cấu trúc mạng, nhà quản trị có thể theo dõi sát sao, hỗ trợ quá trình bảo trị hệ thống mạng.
7 loại Topology Network phổ biến hiện nay
Hiện nay có 7 loại cấu trúc liên kết mạng, cụ thể:
1. Bus Topology
Bus Topology sử dụng một cáp để kết nối những thiết bị ở xa lại với nhau, có hình dáng giống xe bus. Nhấp vào Next => chọn Start No Client để đảm bảo XLaunch khởi động mỗi server và cho phép người dùng sử dụng Linux Desktop sau. Một lần nữa nhấn Next => nhấn vào Flash => Click Save Configuration để sao lưu.
Ưu điểm:
- Dễ lắp đặt, thích hợp với hệ thống mạng nhỏ.
- Không bị giới hạn về độ dài của dây cáp.
Nhược điểm
- Không khuyến khích với các mạng lớn vì chỉ áp có một dây cáp và hoạt động một chiều.
- Gặp sự cố cả hệ thống sẽ ngừng hoạt động, gây ra các hậu quả như tốn chi phí và thời gian khắc phục.
2. Ring Topology
Cấu trúc này giúp các thiết bị kết nối với nhau thành một vòng tròn khép kín. Từ đó, dữ liệu được truyền đi theo một chiều và mỗi thiết bị sẽ có hai điểm gửi và nhận cụ thể. Đồng thời, cần phải kèm theo địa chỉ cụ thể của trạm tiếp nhận.
Ưu điểm
- Hệ thống LAN dễ dàng được mở rộng.
- Tiết kiệm chi phí khi chiều dài của dây cáp không yêu cầu nhiều số lượng dẫn.
- Tốc độ mạng hoạt động nhanh hơn so với dạng Bus Topology.
- Các dữ liệu được truyền đi theo một chiều hạn chế va chạm.
- Cho phép các thiết bị kết nối thành một vòng mạng lớn nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho hệ thống dữ liệu trong quá trình di chuyển.
Nhược điểm
- Các thiết bị kết nối theo vòng tròn sẽ gây khó khăn trong việc xác định nguyên nhân khi xảy ra lỗi.
- Tốn nhiều thời gian và chi phí khi khắc phục sự cố.
- Thiết bị gặp sự cố dẫn đến hậu quả cả hệ thống ngưng hoạt động.
3. Dual Ring Topology
Dữ liệu của cấu trúc liên kết đơn truyền thống chỉ truyền theo một chiều nhất định. Vì thế, các nhà phát triển đã cho dữ liệu chạy hai chiều song song bằng cách thêm một cấu trúc liên kết mạng tạo ra cấu trúc vòng kép.
Ưu điểm
- Các dữ liệu sẽ di chuyển hai chiều ngược nhau nhằm giải quyết các nhược điểm của cấu trúc liên kết vòng đơn.
- Bổ sung tính năng bảo mật cao góp phần giúp dữ liệu không bị gián đoạn trong quá trình di chuyển.
4. Star Topology
Cấu trúc liên kết dạng sao gồm một thiết bị trung tâm điều khiển các nút thông tin khác nhau thông qua cáp quang. Với nhiệm vụ theo dõi, quản lý quá trình truyền tải thông tin, đảm bảo an ninh hệ thống.
Ưu điểm
- Trong hệ thống mạng, các nút được thiết kế kết nối độc lập với trung tâm, giúp quá trình hoạt động không bị gián đoạn.
- Tốc độ truyền dữ liệu nhanh.
- Cấu trúc khá đơn giản nên dễ dàng sửa chữa khi hệ thống gặp sự cố. Đồng thời, khiến các thuật toán điều khiển ổn định hơn.
- Mở rộng hoặc thu hẹp theo ý của người dùng.
- Hạn chế tối đa các yếu tố khiến ngưng hệ thống, vì liên kết này cho phép kết nối trực tiếp với máy bộ tập trung thông qua dây cáp xoắn mà không cần sử dụng trục BUS.
Nhược điểm
- Các máy trạm cần phải kết nối riêng lẻ từng thiết bị đến trung tâm. Thế nhưng, khoảng cách hạn chế chỉ nằm trong khoảng 100m.
- Tốn chi phí thiết bị trung gian, dây mạng và hiệu suất.
- Nếu trung tâm sập thì toàn bộ hệ thống sẽ ngừng hoạt động.
5. Tree Topology
Tree Topology gồm một thiết bị dùng làm trung tâm điều khiển các thiết bị mở rộng dạng nhánh qua các nút kết nối. Dạng kết nối này gần giống với mạng hình sao. Các máy trạm được sắp xếp theo từng lớp phụ thuộc vào tính năng của chúng.
Các nút sẽ phân bổ theo hình thức parent – child, nghĩa là một nút kết nối với trung tâm được mở rộng kết nối với các thiết bị khác.
Ưu điểm
- Tích hợp dạng Bus và Star sẽ bổ sung các nút thông tin, mở rộng hệ thống mạng.
- Thiết bị hoạt động độc lập, dễ dàng khắc phục sự cố.
Nhược điểm
- Khi thiết bị trung tâm không may gặp sự cố thì toàn bộ hệ thống sẽ ngừng hoạt động.
- Quá trình sửa chữa, khắc phục yêu cầu nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm.
- Bổ sung các nhánh mở rộng gây tốn kém và chậm hiệu suất.
6. Mesh Topology
Cấu trúc dạng lưới gồm nhiều vị trí kết nối với thiết bị mạng trong cùng hệ thống, cung cấp hai hình thức truyền dữ liệu tràn ngập và định tuyến. Ngoài ra, được thiết kế với hai bản rõ rệt:
- Mesh Topology đầy đủ là tất cả các nút của hệ thống được kết nối với nhau.
- Mesh Topology một phần chỉ có vài nút được kết nối với nhau trong hệ thống.
Ưu điểm
- Là dạng cấu trúc đáng dùng và mang tính ổn định cao.
- Hạn chế rủi ro trong quá trình kết nối, truyền dữ liệu.
7. Hybrid Topology
Các cấu trúc liên kết khác nhau sẽ được kết hợp theo mô hình mạng lớn của doanh nghiệp.
Ưu điểm
- Tạo tính linh hoạt trong quá trình truyền tải thông tin hệ thống.
Nhược điểm
- Tốn chi phí.
- Yêu cầu kinh nghiệm quản lý.
Các yếu tố cần xem xét khi chọn topology Network
Khi chọn Topology Network cho mạng máy tính bạn cần xem xét nhiều yếu tố để đảm bảo cấu trúc mạng phù hợp với nhu cầu, hiệu suất, chi phí, bảo mật và khả năng mở rộng. Sau đây là chi tiết:
- Kích thước và phạm vi mạng: Với mạng nhỏ như gia đình hoặc văn phòng nhỏ, thì star topology và bus topology phù hợp nhất vì nó dễ cài đặt và chi phí thấp. Còn với mạng lớn như doanh nghiệp hoặc trung tâm dữ liệu, thì mesh topology hoặc Tree topology phù hợp hơn vì hỗ trợ số lượng lớn các thiết bị và khối lượng truyền tải dữ liệu cao
- Hiệu suất và băng thông yêu cầu: Nếu yêu cầu hiệu suất ổn định và băng thông cao, mesh topology và star topology đảm bảo vì nó có đường truyền nhanh và ít nghẽn. Nếu cần chọn loại topology dễ mở rộng trong tương lai, thì Tree topology hay star topology phù hợp hơn.
- Chi phí thiết lập và bảo trì: Bạn cần quan tâm chi phí thiết bị và cáp, chi phí bảo trì khi lựa chọn loại topology phù hợp cho doanh nghiệp
- Độ tin cậy và dự phòng: Về khả năng chịu lỗi, khả năng dự phòng cao thì mesh topology là lựa chọn phù hợp. Còn star topology hoặc bus topology có thể gặp vấn đề nếu thiết bị trung tâm bị hỏng.
- Khả năng mở rộng.
- Dễ quản lý và bảo trì: Star topology dễ quản lý vì có thiết bị trung tâm điều khiển toàn bộ lưu lượng. Và mesh khó quản lý do nhiều kết nối giữa các thiết bị.
- Loại dữ liệu truyền tải.
- Yêu cầu bảo mật, phần mềm và phần cứng.
Việc chọn topology phù hợp sẽ rất quan trọng để tối ưu hóa hoạt động mạng và đảm bảo hiệu quả trong dài hạn.
Trên đây là 7 loại Network Topology phổ biến hiện nay do LANIT tổng hợp. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc liên kết mạng cũng như ưu – nhược điểm, cách khắc phục của chúng.