Data Loss Prevention là gì?
Data Loss Prevention (DLP) là một tập hợp các chiến lược, công nghệ và quy trình giúp ngăn chặn việc truy cập dữ liệu khỏi bị rò rỉ, đánh cắp và sử dụng trái phép. Nó bao gồm các công nghệ, phương pháp nhằm bảo vệ dữ liệu khỏi bị rò rỉ một cách vô tình hay cố ý khi đang sử dụng, trong khi truyền và khi dữ liệu ở trạng thái nghỉ. Các giải pháp DLP được triển khai nằm bảo vệ thông tin và tuân thủ các quy định chung, mang lại cho tổ chức lợi thế cạnh tranh trước các mối đe dọa khác nhau, giảm khả năng vi phạm dữ liệu.

Tầm quan trọng của DLP với các tổ chức
DLP đóng vai trò quan trọng trong an ninh mạng của tổ chức, bảo vệ họ khỏi việc vi phạm dữ liệu, tổn thất tài chính và tổn hại đến danh tiếng. Data Loss Prevention DLP giúp:
- Ngăn chặn vi phạm dữ liệu bằng cách phát hiện và ngăn chặn mọi nỗ lức truyền dữ liệu trái phép
- Đảm bảo tuân thủ các yêu cầu theo quy định
- Ngăn chặn thông tin độc quyền bị rò rỉ đến tay kẻ xấu, ngăn chặn việc truy cập và sử dụng trái phép
- Tạo dựng lòng tin của khác hàng bằng cách đảm bảo dữ liệu cá nhân của khách hàng được bảo vệ
- Khả năng hiển thị giúp các tổ chức xác định lỗ hổng và quản lý rủi ro hiệu quả.
Do đó, DLP trở nên quan trọng hơn, và cần thiết của bất kỳ chiến lược giảm thiểu rủi ro nào trong một tổ chức.
Các loại giải pháp Data Loss Prevention DLP
Sau đây là các loại giải pháp Data Loss Prevention DLP phổ biến hiện nay:
Mạng DLP
Các giải pháp DLP mạng tập trung vào việc bảo vệ dữ liệu khi di chuyển qua mạng của tổ chức. Bao gồm dữ liệu truyền giữa các hệ thống nội bộ, truyền ra các địa điểm bên ngoài. Các công cụ DLP sẽ giám sát lưu lượng mạng của công ty, xác định dữ liệu nhạy cảm và ngăn chặn việc truyền dữ liệu trái phép. Đảm bảo thôn tin nhạy cảm được an toàn khi di chuyển qua các kênh mạng khác nhau.
DLP điểm cuối
Giải pháp DLP điểm cuối bảo vệ dữ liệu trên từng thiết bị như máy tính xách tay, máy tính để bàn và điện thoại di động. Các giải pháp này giúp giám sát việc truy cập và di chuyển dữ liệu ở cấp độ người dùng, có thể ngăn chặn người dùng sao chép dữ liệu nhạy cảm vào thiết bị lưu trữ ngoài hoặc tải lên các nền tảng trái phép.
Hỗ trợ phân loại dữ liệu theo quy định, dữ liệu độc quyền, dữ liệu nhạy cảm với doanh nghiệp để hợp lý hóa các yêu cầu báo cáo và tuân thủ, theo dõi dữ liệu được lưu trữ trên các điểm cuối cả trong và ngoài mạng. DLP điểm cuối có vai trò quan trọng để đảm bảo dữ liệu được an toàn ngay cả khi truy cập từ nhiều thiết bị khác nhau.
DLP đám mây
Các giải pháp DLP đám mây được thiết kế để bảo vệ các tổ chức sử dụng kho dữ liệu đám mây để lưu trữ và xử lý dữ liệu, bảo vệ dữ liệu trong môi trường đám mây. Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp dần chuyển sang sử dụng các dịch vụ đám mây, việc đảm bảo an toàn cho dữ liệu nhạy cảm trở nên quan trọng hơn. Các công cụ Cloud DLP giúp giám sát dữ liệu trong các ứng dụng đám mây và thực thi các chính sách bảo mật để ngăn chặn truy cập trái phép hoặc chia sẻ dữ liệu. Các giải pháp này hữu ích trong các tổ chức có cơ sở hạ tầng đám mây đáng kể.

Email DLP
Các giải pháp DLP Email tập trung vào việc bảo mật dữ liệu được gửi qua email. Thông tin nhạy cảm có thể bị rò rỉ qua email theo cách vô tình hoặc cố ý. Các công cụ DLP Email theo dõi nội dung email, tệp đính kèm để phát hiện những bất thường, theo dõi dữ liệu nhạy cảm nào được gửi đi từ trong tổ chức. Thông qua việc thực thi các chính sách với email gửi đi, các giải pháp DLP Email giúp ngăn chặn vi phạm dữ liệu và duy trì tính bảo mật của các kênh truyền thông.
Lợi ích khi triển khai các giải pháp Data Loss Prevention DLP
Sau đây là những lợi ích của việc triển khai DLP với tổ chức:
Giảm nguy cơ vi phạm dữ liệu
Các giải pháp DLP giúp ngăn chặn truy cập trái phép vào thông tin nhạy cảm của tổ chức, giảm khả năng xảy ra vi phạm dữ liệu, gây tốn kém và thiệt hại cho tổ chức bằng cách xác định và năng chặn rò rỉ dữ liệu trước khi nó xảy ra. Cách tiếp cận chủ động này giúp các tổ chức tránh được các thiệt hại về cả tài chính cũng như danh tiếng liên quan đến vi phạm dữ liệu.
Cải thiện khả năng tuân thủ quy định:
Việc các tổ chức tuân thủ các quy định về bảo mật dữ liệu khi triển khai các giải pháp DLP giúp đảm bảo dữ liệu nhạy cảm được xử lý theo các yêu cầu của ngành. Đảm bảo sự tuân thủ và giảm nguy cơ vi phạm. Khả năng phân loại, giám sát và báo cáo dữ liệu giúp đáp ứng các tiêu chuẩn tuân thủ và tránh bị phạt.
Cải thiện khả năng hiển thị
Các giải pháp DLP giúp tăng khả năng hiển thị rõ hơn về việc sử dụng dữ liệu. Nó cho phép các tổ chức giám sát dữ liệu của họ trên các mạng, điểm cuối và môi trường đám mây. Điều này có vai trò quan trọng trong việc quản trị dữ liệu hiệu quả.
Bảo mật dữ liệu
Các giải pháp DLP là chiến lược bảo mật dữ liệu quan trọng và mạnh mẽ, giúp các tổ chức phát hiện và ngăn chặn truy cập, đánh cắp hoặc sử dụng dữ liệu sai mục đích. Ngoài ra, tính năng phân loại dữ liệu tự động dựa trên mức độ nhạy cảm của dữ liệu cũng là cách để tổ chức bảo vệ dữ liệu của họ một cách an toàn, giảm sai sót của con người, bảo vệ dữ liệu đáng tin cậy hơn.

Tiết kiệm chi phí
Các giải pháp DLP được dùng để giảm khả năng vi phạm dữ liệu, tiền phạt theo quy định và gây tổn thất đến danh tiếng của tổ chức, gây ra các rủi ro lớn cho các hoạt động kinh doanh của tổ chức.
Phản ứng sự cố kịp thời
Giải pháp DLP cung cấp các cảnh báo theo thời gian thực khi phát hiện các mối đe dọa dữ liệu tiềm ẩn. Cho phép các nhóm bảo mật của tổ chức phản ứng nhanh chóng với các mối đe dọa và giảm thiểu các thiệt hại không đáng có. Phản hồi sự cố nhanh chóng giúp giải quyết vi phạm dữ liệu trước khi chúng trở nên phức tạp hơn, giúp bảo vệ cả tổ chức và khách hàng.
Như vậy, các giải pháp DLP được đánh giá là công nghệ hữu ích trong nhiều bối cảnh, cung cấp cho tổ chức khả năng bảo vệ dữ liệu quan trọng khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài và bên trong tổ chức.
7 bước để triển khai các giải pháp DLP thành công
Việc triển khai các phương pháp DLP bao gồm một loạt các bước để đảm bảo hệ thống được tích hợp hiệu quả. Cụ thể:
Bước 1: Xác định nhu cầu
Đầu tiên, tổ chức bạn cần xác định được các nhu cầu cụ thể, yêu cần cần đạt được khi triển khai DLP. Điều này giúp đảm bảo rằng việc triển khai DLP đáp ứng nhu cầu riêng của tổ chức bạn.
Bước 2: Đánh giá cơ sở hạ tầng hiện tại của tổ chức
Sau khi đã xác định được các yêu cầu cụ thể, bạn cần tiến hành đánh giá các cơ sở hạ tầng hiện có của mình. Bước này đảm bảo bạn hiểu rõ toàn bộ dữ liệu của tổ chức, cho phép bạn điều chỉnh các giải pháp DLP để đảm bảo hiểu quả.
Bước 3: Phân loại dữ liệu theo mức độ nhạy cảm
Phân loại dữ liệu là bước quan trọng trong việc triển khai DLP, đảm bảo dữ liệu được bảo vệ hiệu quả. Việc phân loại dữ liệu theo mức độ nhạy cảm của dữ liệu sẽ giúp ưu tiên bảo vệ các dữ liệu nhạy cảm được bảo vệ đầy đủ.
Bước 4: Xác định vai trò và trách nhiệm
Để triển khai DLP thành công, hiệu quả việc xác định vai trò và trách nhiệm rõ ràng rất quan trọng. Cần xác định ai sẽ chịu trách nhiệm cho từng khía cạnh của giải pháp DLP, đảm bảo mỗi thành viên biết được trách nhiệm của mình, giảm sự nhầm lẫn hoặc nguy cơ bỏ sót.
Bước 5: Lập kế hoạch triển khai
Sau khi đã chuẩn bị các bước trên, tiếp theo bạn có thể lên kế hoạch triển khai chi tiết. Kế hoạch bao gồm phác thảo các bước cài đặt, cấu hình, thử nghiệm các giải pháp DLP, như thời gian, cột mốc, các phụ thuộc,…Việc lên kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn có lộ trình rõ ràng, giảm thiểu sự gián đoạn với hoạt động kinh doanh, đả bảo việc triển khai được diễn ra suôn sẻ.
Bước 6: Ghi nhật ký
Việc ghi nhật ký các hoạt động trong quá trình triển khai như các bước thực hiện, cấu hình, quy trình,…giúp lưu trữ thông tin quan trọng để làm tài liệu tham khảo cho nhóm CNTT và bảo mật, là tài liệu có giá trị để đào tạo nhân sự và tiến hành kiểm tra tuân thủ.
Bước 7: Kiểm tra và đánh giá thường xuyên
Việc kiểm tra và đánh giá thường xuyên sẽ là công việc có vai trò hết sức quan trọng để đảm bảo hệ thống hoạt động như kỳ vọng và thích ứng với những thay đổi trong môi trường kinh doanh. Lên lịch đánh giá thường xuyên và điều chỉnh cấu hình khi cần để duy trì hiệu suất tối ưu, đảm bảo các giải pháp DLP phát triển cùng với tổ chức và bảo vệ dữ liệu một cách hiệu quả.
Lời kết
Trên đây LANIT đã chia sẻ chi tiết về Data Loss Prevention (DLP) – là tập hợp các giải pháp để ngăn ngừa rò rỉ dữ liệu hoặc sử dụng dữ liệu trái phép. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thông tin trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng đang ngày càng tinh vi và khó phát hiện. Nếu bạn cần tư vấn thêm về các giải pháp bảo mật dữ liệu khi thuê VPS, thuê máy chủ giá rẻ, liên hệ ngay LANIT để được hỗ trợ sớm nhất nhé!